Quy trình chấm điểm cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0040 giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại NHTM CP đại dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58)

Bước 1: Xác định ngành kinh tế

► Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại trên 50% tong doanh thu trong 3 năm liên tục của khách hàng;

► Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm trên 50% tổng doanh thu thì Đơn vị được quyền lựa chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm điểm và xếp hạng;

► Trong trường hợp CBTD không xác định được ngành nghề kinh doanh của DN theo 2 phương pháp trên thì có thể chấm theo ngành là định hướng phát triển của OJB trong vòng 3 đến 5 năm tới hoặc có thể xin ý kiến tư vấn của Ban tín dụng tại chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng tại Hội sở.

Bước 2: Xác định quy mô

► Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu xác định:

1 đến 8. Quy mô của khách hàng sẽ được xác định trên cơ sở điểm tong hợp của 4 chỉ tiêu trên.

► Quy mô lớn : 22 - 32 điểm

► Quy mô trung bình : 12 - 21 điểm

► Quy mô nhỏ : 6 - 11 điểm

► Đối với các doanh nghiệp chấm điểm qui mô dưới 6 điểm, sẽ được tiến hành chấm điểm theo bộ chỉ tiêu dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

Bước 3: Xác định loại hình sở hữu

► Doanh nghiệp nhà nước;

► Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

► Doanh nghiệp khác. Trong đó:

Doanh nghiệp Nhà nước: bao gồm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động

theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Công ty TNHH Nhà nước do Trung ương và

địa phương quản lý và Công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ.

STT Các nhóm chỉ tiêu _______Khách hàng cũ________ ______Khách hàng mới_______ DNN N DN có vốn đầu tư nước ______ DN khác DNNN DN có vốn đầu tư nước ______ DN khác 1 Khả năng trả nợ của Doanh nghiệp 6 % 6% 5% 9% 10 % 8% 2 Trình độ quản lý và môi trường nội bộ

15

% 10% 15% 25%

20

% 25%

3 Quan hệ với Ngân hàng 50 % 50% 50% 20% 20 % 20% 4 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành 8 % 8% 8% 15% 15 % 15%

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của

nước ngoài bao gồm Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Doanh nghiệp liên doanh và các Công ty co phần có vốn đầu tư nước ngoài chiếm từ 5% vốn điều lệ

trở lên.

Doanh nghiệp khác: bao gồm các doanh nghiệp có nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, tư nhân một người hoặc một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm dưới 50% vốn điều lệ. Các loại hình doanh nghiệp khác bao gồm các doanh nghiệp tư nhân; Các công ty hợp danh; Các công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân; Các công ty cổ phần có tỷ lệ vốn Nhà nước chiếm dưới 50% vốn điều lệ.

*Ghi chú:

► Tỷ trọng của phần phi tài chính được phân chia tùy theo loại hình sở hữu của khách hàng;

► Trong mỗi loại hình sở hữu, hệ thống có quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp khách hàng cũ hoặc khách hàng mới;

► Đối với khách hàng mới, trong mục Quan hệ với Ngân hàng, CBTD chỉ chấm điểm cho năm chỉ tiêu liên quan đến lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng, mức độ sử dụng các dịch vụ của OJB so với các ngân hàng khác, tình trạng quan hệ tín dụng với ngân hàng khác, định hướng với OJB và tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng liên quan. Do đó, tỷ trọng của phần Quan hệ với Ngân hàng chỉ chiếm 20% trong tổng số điểm phi tài chính, 30% còn lại sẽ được phân bổ cho các phần còn lại.

Bảng 2.9: Tỷ trọng phần phi tài chính đối với khách hàng cũ và khách hàng mới như sau:

bộ

BCTC được kiểm toán, có ý kiến chấp nhận toàn phần, hoặc BCTC được kiểm toán ý kiến ngoại trừ không trọng yếu_________________________

BCTC không được kiểm toán hoặc được kiểm toán nhưng có ý kiến từ chối, ý kiến trái ngược, ý kiến ngoại trừ trọng yếu__________________________

Các chỉ tiêu tài chính

35% 30%

Các chỉ tiêu phi tài chính

65% 65%

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp

Ngành kinh tế/ Quy mô doanh nghiệp

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Nhóm chỉ tiêu cânNhóm chỉ tiêu thu

nợ nhập

Tổng điểm tài chính

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu chủ yếu phụ thuộc vào ngành kinh tế và loại hình doanh nghiệp

Ngành kinh tế/Loại hình doanh nghiệp

Tổng điểm phi tài chính

Bước 6: Tong hợp điểm và xếp hạng tín dụng

Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính

+ Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính Bảng 2.10: Tỷ trọng chấm điểm tài chính và phi tài chính của Oceanbank

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quá trình áp dụng tại OceanBank đã cho thấy đây là một công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng và quản lý rủi ro tín dụng, thể hiện:

- Việc phân loại khách hàng đã giúp cho ban lãnh đạo có cái nhìn tổng thể về danh mục tín dụng của OceanBank từ đó có chính sách tín dụng phù hợp. Để phù hợp với thực tế tình hình tín dụng và đặc thù của OceanBank sau khi ban hành chính sách khách hàng dựa trên kết quả phân loại, OceanBank đã kịp thời thay đoi chính sách khách hàng. Căn cứ vào kết quả xếp loại khách hàng đang quan hệ tín dụng, OceanBank điều chỉnh danh mục khách hàng, mạnh dạn mở rộng đối tượng phục vụ khách hàng theo hướng phát triển đến lĩnh vực sản xuất, thương mại, xuất khẩu hoặc ngoài dầu khí truyền thống.

- Kết quả xếp loại được sử dụng như là một căn cứ để xác định lãi suất cho vay. Lãi suất vay và phí bảo lãnh áp dụng cho mỗi khách hàng sẽ khác nhau tương ứng với kết quả xếp hạng. Doanh nghiệp được xếp hạng có mức độ rủi ro thấp thì sẽ được hưởng lãi suất thấp và ngược lại. Điều đó cho phép NH thực hiện hoạt động tín dụng theo hướng tích cực, đầu tư hay cho vay đúng đối tượng và hạn chế được rủi ro tốt hơn.

- Kết quả xếp loại cũng là một trong những căn cứ để OceanBank ra quyết định cấp tín dụng và các điều kiện cấp tín dụng kèm theo. (Ví dụ : OceanBank chỉ phát triển những khách hàng mới được xếp hạng AAA , AA hoặc A và đối vay doanh nghiệp loại B, thì điều kiện hạn mức tín dụng là doanh nghiệp có tài sản bảo đảm với tỷ lệ tối thiểu là 50%dư nợ. - Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng của từng khách hàng, OceanBank

đã có chính quản lý, giám sát một cách phù hợp. Ví dụ, những khách hàng xếp hạng từ thứ hạng C trở xuống sẽ được giám sát đặc biệt như: chỉ cho vay ra số tiền tương ứng với số tiền doanh nghiệp trả nợ và kiểm soát chặt chẽ đối tượng vay.

- Một ưu điểm nữa đó là OceanBank đã áp dụng phần mềm chấm điểm XHTD cho toàn hệ thống. Hết quý II/2013, OceanBank có tổng số

5.025 khách hàng vay thuộc diện bắt buộc chấm điểm với tổng dư nợ 27.351 tỉ đồng (Chỉ loại trừ 319 đối tượng khách hàng vay cầm cố STK với dư nợ tương ứng 2.082 tỉ đồng). Trong đó: số khách hàng đã được chấm điểm của Quý II/2013 đạt 4.916 khách hàng chiếm 98% tong số khách hàng, và dư nợ được chấm là 26.949 tỉ đồng chiếm 99% tổng dư nợ cho vay; tương đương với tỉ lệ chấm của quý trước là 99% số khách hàng và 98% dư nợ. Cũng trong quý II/2013, hầu hết các chi nhánh đều đạt tỉ lệ hoàn thành chấm điểm XHTD khách hàng trên 90% ; 12/26 chi nhánh có tỉ lệ chấm điểm đạt 100% số lượng khách hàng và dư nợ vay. Tỷ lệ điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của OceanBank trong quý II/2013 như sau:

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng điểm XHTD cá nhân và hộ kinh doanh quý II/2013 ■ AAA ■ AA ■ A ■ BBB ■ BB ■ Dưới BB

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng điểm XHTD Doanh nghiệp quý II/2013 ■ AAA ■ AA ■ A ■ BBB ■ BB ■ Dưới BB

Những tồn tại của hệ thống xếp loại khách hàng tại OceanBank

2.3.2.1. Hạn chế tồn tại chung của hệ thống XHTD tại các NHTM Việt Nam

Cũng như các NHTM khác, hệ thống XHTD nội bộ của OceanBank cũng có các hạn chế chung như:

Thứ nhất, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từ chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủ ro, hỗ trợ ngân hàng tính toán chuẩn xác ton thất dự tính và vốn yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro... của ngân hàng.

Thứ hai, do đây là việc xếp hạng nội bộ, mỗi ngân hàng tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng, trong khi thiếu một khung thống nhất, dẫn đến tốn kém nguồn lực và chi phí cho mỗi ngân hàng cũng như xã hội.

Thứ ba, ở Việt Nam, đến 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp có thông tin phản ánh trên các báo cáo tài chính không chính xác vì các mục đích che đậy thông tin, trốn thuế.... Vì thế số liệu trên so sách kế toán không phản ánh chính xác kết quả kinh doanh thực của những doanh nghiệp này. Qua tìm hiểu thực tiễn, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh thự c sự có hiệu quả, nhưng số liệu thể hiện vẫn lỗ. Biết rõ vấn đề này, nhưng không ít NHTM vẫn không dám cho vay, bởi tiềm an rủi ro do thông tin bất đối xứng xảy ra từ phía người vay rất lớn. Vì thế để đánh giá đúng thực chất hiệu quả kinh doanh của những doanh nghiệp, để doanh nghiệp tiếp cận được vốn tín dụng của ngân hàng, đòi hỏi doanh nghiệp được xếp hạng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định (về qui mô, về thông tin...), mà những yêu cầu này, vượt khả năng của các NHTM.

Thứ tư, mặc dù NHNN có đưa ra yêu cầu đối với các NHTM về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên NHNN chưa đưa ra một hệ thống quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống tại các NHTM, dẫn đến việc xây dựng hệ thống hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng theo khau vị rủi ro của họ. Điều này đã dẫn đến những bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách hàng, nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột khi thực hiện phân loại nợ theo định tính (cùng 1 khách hàng, có NHTM phân loại vào nhóm nợ cao, có NHTM lại phân loại vào nhóm nợ thấp). Hiện tại ở Việt Nam, thiếu những tổ chức XHTD độc lập, cung cấp kết quả định hạng làm cơ sở tham khảo về hạng tín dụng khách hàng cho các NHTM tham chiếu.

❖ Nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế này là:

Một là, chưa có khung pháp lý quy định rõ ràng về XHTDN. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc không thống nhất, thiếu sự tương

đồng giữa XHTDNB của các NHTM là do khung pháp lý. Hiện tại, chưa có văn bản nào chính thức quy định định hướng cho các NHTM về việc xây dựng XHTDNB ngoại trừ một phần nhỏ được nêu tại Khoản1, Khoản 2 Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN về “phân loại nợ , trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”. Nội dung quy định về XHTDNB tại Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN chưa mang tính chất định hướng hoặc quy định khung chuẩn để các NHTM thực hiện. Do đó, việc triển khai ở các NHTM hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức riêng và khẩu vị rủi ro của từng Ngân hàng.

Hai là, hạ tầng CNTT tại các NHTM cũng như cơ quan quản lý nhà nước hiện nay không đồng đều. Đây là khó khăn cản trở việc xây dựng và ứng dụng các hệ thống XHTDNB theo chuẩn Basel II dựa trên phân tích các mô hình kinh tế lượng và xác suất thống kê (theo kinh nghiệm của các NHTM nước ngoài đã triển khai Basel II, riêng chi phí đầu tư cho hệ thống này đã lên đến hàng chục triệu USD. Đây là rào cản lớn mà không phải NHTM nào ở Việt Nam cũng có thể vượt qua được. Ngoài ra, để có thể áp dụng các phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ nâng cao, các NHTM phải cần 3-5 dữ liệu để phân tích và hậu kiểm các mô hình.

Ba là, việc triển khai XHTDNB đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là các chuyên gia về xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ (modelling). Đây là lực lượng lao động chất lượng cao, họ không chỉ có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng, mà còn có khả năng ứng dụng các mô hình toán học trong phân tích, trong khi thị trường nhân lực hiện tại của Việt Nam còn rất thiếu.

Bốn là, chất lượng thông tin đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của XHTDNB, nhưng thực tế thông tin

thiếu minh bạch, thiếu tin cậy diễn ra rất phổ biến ở mọi lĩnh vực. Phần lớn các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đượ c kiểm toán. Ngay cả đối với các doanh nghiệp lớn phải kiểm toán, thì sự chậm trễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm toán ... còn bất cập, có sự sai lệch giữa số liệu kiểm toán với thực tế. Một số thông tin dữ liệu từ CIC lại chưa được cập nhật. Thực trạng này có một phần lỗi từ các NHTM trong việc cung cấp thông tin, nhưng phần lớn là do NHNN chưa có chế tài chặt chẽ đối với việc cập nhật thông tin này.

Năm là, hiện nay các NHTM Việt Nam chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng, đáng tin cậy, và đầy đủ phục vụ cho việc đánh giá, xếp hạng khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng các mô hình kinh tế lượng, phân tích thống kê ứng dụng trong XHTDNB.

2.3.2.2. Tồn tại, hạn chế riêng của hệ thống XHTD nội bộ của OceanBank

Hệ thống xếp hạng khách hàng của OceanBank tuy đã góp phần tích cực hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách khách hàng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về các chỉ tiêu xếp hạng, quy trình xếp hạng và mục tiêu ứng dụng.

Các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng:

Việc xếp hạng tín dụng được thực hiện trên cơ sở đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Qua phân tích có thể thấy hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp hạng hiện tại của OceanBank là chưa hợp lý, thể hiện qua một số điểm cơ bản dưới đây:

- Bộ chỉ tiêu hiện tại có khá nhiều chỉ tiêu khiến quá trình chấm điểm

Một phần của tài liệu 0040 giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại NHTM CP đại dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w