Báo cáo tài chính là sự phản ánh trung thực nhất về tình hình hoạt động tài chính cũng như thực trạng vốn hiện thời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế thì chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện tại là không cao. Kiểm toán báo cáo tài chính là việc cần thiết để kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phục vụ các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành quy định để mọi doanh nghiệp phải áp dụng một cách thống nhất, đồng
bộ chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo, chế độ kế toán phải trung thực đầy đủ. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải ban hành qui chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp.
Việc thực hiện kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, những tài liệu cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được kiểm toán trước, trong và sau quá trình phân tích, đánh giá báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhà nước cũng cần qui định rõ những biện pháp chế tài, biện pháp xử lí nghiêm minh trong các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, sử dụng đồng thời hai loại cân đối... để nhằm mục đích đưa các doanh nghiệp này vào khuôn kho hoạt động và cạnh tranh lành mạnh. Có như vậy, mới có được các thông tin trung thực, cần thiết cho việc đánh giá, phòng ngừa rủi ro. Qua đó nâng cao hiệu quả của công tác phân tích, xếp hạng XHTD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hệ thống XHTD OceanBank, và để thực hiện tốt các định hướng, mục tiêu về phát triển dịch vụ nói chung và quản lý rủi ro nói riêng, tác giả đã đề xuất nhiều biện pháp cụ thể như: xác định mục tiêu, đối tượng và căn cứ xếp hạng, hoàn thiện phương pháp, mô hình xếp hạng và bổ sung một số các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá, xếp hạng phù hợp với thực tiển nền kinh tế Việt Nam nói chung và thực tiễn hoạt động tín dụng của OceanBank. Ngoài ra, một số kiến nghị khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cũng được đề cập.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, bảo đảm sự an toàn và hiệu quả của hoạt động của OceanBank, đề tài “Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Co phần Đại Dương” đã giải quyết được các vấn đề sau:
> Hệ thống hóa và hoàn thiện lý luận về về hoạt động tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
> Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của OceanBank để thấy được thành tựu cũng như hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong trong hoạt động tín dụng.
> Đồng thời, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống xếp loại khách hàng mà OceanBank đang áp dụng, để thấy được kết quả đã đạt được và những tồn tại trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank.
> Để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, luận văn đã đề xuất nhiều biện pháp cụ thể như: xác định mục tiêu, đối tượng và căn cứ xếp hạng, hoàn thiện phương pháp, mô hình xếp hạng và bổ sung một số các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá, xếp hạng phù hợp với thực tiển nền kinh tế Việt Nam nói chung và thực tiễn hoạt động tín dụng của OceanBank. Ngoài ra, một số kiến nghị khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cũng được đề cập.
Một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn thiện, khắc phục các nhược điểm hiện có, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ là công cụ quản trị rủi ro tín dụng
hiệu quả trong diều kiện hội nhập hiện nay. Đó cũng chính là mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu này áp dụng cho Ngân hàng TMCP Đại Dương.
DANH MỤC TẠI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Lâm Minh Chánh (2007), Dùng chỉ số Z để xác định định mức tín nhiệm, Tạp chí nhịp cầu đầu tư TPHCM
2. ThS. Nguyễn Thị Hồng Hải (2006), Cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam khi gia nhập WTO, Tạp chí công nghiệp kỳ 1 tháng 5/2006
3. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản lao động xã hội.
4. TS. Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT- Vietinbank, Xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam-Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.
creditinfo.org.vn/hoinghi/BaiViet_XHTDVietinbank.pdf
5. TS. Ngô Ngọc Huyền - ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu - TS. Lê Tân Bửu - Ths. Bùi Thanh Tráng (2003), Rủi ro kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê
6. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản tài chính
7. Bùi Kim Ngân (2005), Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng 8. Nguyễn Hải Sản (1999), Đánh giá doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài
chính
9. TS. Trần Đắc Sinh (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Nhà xuất bản TP. HCM
10.TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê
11.Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính
12. Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng của OceanBank 13. Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng của BIDV. 14. Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng của VCB 15. Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng của VietinBank 16. Báo cáo thường niên năm 2008 của OceanBank 17. Báo cáo thường niên năm 2009 của OceanBank 18. Báo cáo thường niên năm 2010 của OceanBank 19. Báo cáo thường niên năm 2011 của OceanBank 20. Báo cáo thường niên năm 2012 của OceanBank 21. Báo cáo thường niên năm 2013 của OceanBank