Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0050 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 63 - 72)

Từ kinh nghiệm của một số nước ở trên, trong quản lý RRTD có thể rút ra

một số bài học kinh nghiệm chung để nâng cao hiệu quả quản lý RRTD, đó là:

Thứ nhất, xây dựng mô hình tổ chức, hoạt động tín dụng tách bạch,

quy định cụ thể, phân công rõ chức năng các khâu, các bộ phận nghiệp vụ trong quy trình cho vay.

51

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong hoạt động tín

dụng, tuân thủ quy trình cho vay, thẩm quyền phán quyết tín dụng.

Thứ ba, tổ chức xem xét, thẩm định kỹ càng, chặt chẽ trước khi cấp tín

dụng, đặc biệt là đánh giá và dự phòng khả năng xảy ra rủi ro.

Thứ tư, xây dựng chính sách, quy trình thủ tục để nhận dạng, đo lường

kiểm soát và hạn chế RRTD. Những chính sách và quy trình này cần chỉ rõ RRTD trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng cũng như cấp độ quản lý danh mục ở từng khoản tín dụng.

Thứ năm, xây dựng hệ thống tiêu chí chấm điểm, mô hình xếp loại

khách hàng chi tiết, cụ thể, giúp ngân hàng đưa ra những quyết định chính xác.

Thứ sáu, giám sát các khoản vay bằng cách thu thập thông tin về khách

hàng. Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên để nắm nắm rõ thực trạng dư nợ. Định kỳ rà soát, phân loại danh mục tín dụng của ngân hàng để có các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống.

Thứ bảy, có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích để ban lãnh đạo

có thể đo lường RRTD phát sinh trong các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán. Hệ thống thông tín cần cung cấp đủ thông tin về cơ cấu của danh mục tín dụng để có thể quản lý nhận dạng các RRTD do tập trung vào một ngành, một lĩnh vực và một đối tượng nhất định.

Thứ tám, có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có

nguy

cơ xấu, quản lý các khoản vay có vấn đề và các tình huống xử lý tương tự .

Thứ chín, gia tăng tài sản bảo đảm tiền vay bằng nhiều hình thức để

kiểm

soát dòng vốn tín dụng quay về và đảm bảo có nguồn thứ cấp thu hồi nợ.

52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro trong hoạt động tín dụng ; phân tích và luận giải những vấn đề về RRTD, công tác quản lý RRTD trong NHTM và kinh nghiệm quản lý RRTD của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học ở Việt Nam, làm nền tảng cho việc nghiên cứu những vấn đề cụ thể về nâng cao hiệu quả quản lý RRTD tại Agribank.

53

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN

VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và mô hình tổ chức

2.1.1.1. Lịch sử h ình thành

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Ngày 15/10/1996, theo uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ- NHNN đổi tên Ngân hàng Phát triển Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010;

Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định số 25/2010/ NĐ-CP ngày 19/03/2010; Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 30/01/2011 về việc chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông

thôn Việt Nam thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (tên viết tắt Agribank) là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động kinh doanh theo mô hình Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước, là một trong năm NHTM Nhà nước của Việt Nam, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam. Bên cạnh việc

54

chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

2.1.1.2. Tổ chức mạng lưới

Agribank là ngân hàng thương mại Nhà nước, Định chế tài chính lớn nhất

trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân

viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến ngày

31/12/2012, vị

thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng tài

sản 617.859 tỷ đồng (tương đương 20%GDP), tổng nguồn vốn 540.378 tỷ

Nguồn: 25 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2013.

55

Agribank có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, 02 văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện miền Trung (tại Đà Nằng) và Văn phòng đại diện miền Nam (tại

thành phố Hồ Chí Minh); trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch ở tất cả các tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, liên xã trong cả nước (144 chi nhánh loại I, loại II; 791 chi nhánh loại 3; 1.330 phòng giao dịch); 01 chi nhánh tại Campuchia, 01 Sở giao dịch, 03 đơn vị sự nghiệp và 9 công ty độc lập trực thuộc.

Tổng số lao động định biên đến 31/12/2012 là 37.945 người với trên 77% cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học.

Hiện nay, Agribank đang có trên 5 triệu khách hàng là hộ sản xuất, gần 20.000 khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.042 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Agribank

- Đến 31/12/2012, tổng tài sản của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng, tăng 8,67% so với năm 2011, vốn huy động từ các tổ chức và dân cư (thị

trường 1)

đạt 540.378 tỷ đồng, tăng 95.696 tỷ (+21,5%) so với cuối năm 2011. Tổng

nguồn vốn huy động và đi vay đạt 556.675 tỷ đồng, tăng 50.882 tỷ

đồng, tăng

10,06% so với đầu năm. Riêng nguồn tiền gửi khách hàng (bao gồm

tiền gửi

dân cư, tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước) đạt 528.506 tỷ, tăng 98.875 tỷ

đồng (tăng 23,01%) so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng toàn ngành

56

phẩm dịch vụ được đa dạng và chất lượng dịch vụ ngày càng tăng lên. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán trong nước, thẻ và dịch vụ khác tăng khá, thanh toán trong nước tăng 7,03%, thẻ tăng 26%, dịch vụ khác tăng 13%. Tuy nhiên, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối giảm thấp: Doanh số thanh toán xuất, nhập khẩu giảm 5,3% so với năm 2011; doanh số mua bán ngoại tệ tăng 17%, nhưng thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ giảm 51%; doanh số chi trả kiều hối tăng 10,5%. Tổng doanh thu dịch vụ đạt 2.425 tỷ đồng, giảm 7,7%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt 9,4%, tăng 0,7% so với năm 2011.

Biểu đồ 2.1: Tài sản - Nguồn vốn - Dư nợ Agribank từ 2009 - 2012

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank 2009 - 2012

Agribank duy trì quan hệ hợp tác rộng lớn với 1.050 ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính tại 96 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến cuối 2012, Agribank

đã tiếp nhận và triển khai lũy kế gần 200 dự án với tổng số vốn 6,5 tỷ USD, số vốn qua Agribank đạt hơn 4,4 tỷ USD, đã giải ngân được gần 1,4 tỷ USD. Nguồn vốn ủy thác chiếm bình quân 4,5% trên tổng nguồn vốn huy động.

Agribank đã cung cấp đến khách hàng tổng số 198 sản phẩm dịch vụ phân chia theo 10 nhóm, cơ bản đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng theo

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng thu nhập 17,02 5 9 22,20 0 30,85 2 28.37 Thu nhập lãi ròng 11,46 4 2 16,86 0 25,64 5 25,03 57

mặt bằng chung tại thị trường Việt Nam. Trong đó, sản phẩm dịch vụ liên quan đến hoạt động tín dụng gồm 44 sản phẩm cho các đối tượng khách hàng cá nhân, hộ sản xuất, tổ chức kinh tế. Agribank có tổng số 2.100 máy ATM, chiếm 15% thị phần ATM toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam và 7.046 EDC (thiết bị đọc thẻ điện tử EDC “Electronic Data Capture”), chiếm 6,7% thị trường. Tổng số thẻ phát hành đạt 10,6 triệu thẻ, chiếm 20,3% thị phần thẻ tại thị trường Việt Nam. Agribank cung cấp trên kênh mobile 13 dịch vụ Mobile Banking với 2,5 triệu khách hàng sử dụng. Đã có 75 chi nhánh trong hệ thống thực hiện kết nối thanh toán trực tiếp với 438 khách hàng là công ty, tổng công ty và các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng. Agribank cũng đã triển khai dịch vụ Bill Payment tại hầu hết các chi nhánh trên toàn quốc. Các dịch vụ triển khai như thanh toán hóa đơn tiền điện của EVN, thanh toán cước điện thoại trả sau cho Viettel, S-Fone, MobiFone, thanh toán cước thuê bao Homephone, internet, cố định trả sau với Viettel. Năm 2012 đạt 1,1 triệu giao dịch với tổng số tiền đạt 1,9 ngàn tỷ đồng.

Đến 31/12/2012, hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR đạt 9,49%, tăng 1,59% (quy định tối thiểu 9%); tỷ lệ khả năng chi trả ng ay đạt 16,94%, tăng 4,9% (quy định tối thiểu 15%); tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đạt 21%, giảm 4,4% (quy định tối đa 30%).

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đạt 9.580 tỷ đồng, xử lý rủi ro đạt 14.107 tỷ, tăng 11.548 tỷ so với năm 2011; thu nợ sau xử lý rủi ro đạt 2.086 tỷ,. Tổng thu nhập đạt 78.271 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2011; Tổng chi phí đạt 75.017 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2011; Lợi nhuận trước thuế đạt 4.354 tỷ VND, giảm 386 tỷ so với năm 2011. Trong cơ cấu tài sản có, tài sản sinh lời luôn chiếm tỷ trọng từ 89 - 92%/tổng tài sản có; tiền mặt và giá trị còn lại tài sản cố định chiếm từ 2 - 2,3%/tổng tài sản. Đây cũng là một trong những lợi thế kinh doanh của Agribank so với các TCTD khác.

58

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 - 2012

Thu nhập khác 4,70 3 2 4,04 2 3,35 9 2.70 Chi phí dự phòng rủi ro 4,75 9 8,45 3 10,49 0 9,58 8

Lãi/Lỗ ròng trong năm 1,72 9 2,87 1 3,88 8 3.25 5

Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) (%) 0.39 0.58 0.71 0.55 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (ROE) (%) 9.39 10.53 11.01 8.10 Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra (%) 2.88 5.52 5.72 4.01 Tỷ lệ thu nhập phi TD/Thu nhập ròng (%) 6.96 7.61 8.25 8.19

Chỉ tiêu Năm 2009 2010Năm Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ cho vay 368.29 7 414.95 3 443.56 8 480.45 3 Tổng nguồn vốn huy động 434.33 1 474.94 1 505.79 2 557.02 8

Tỷ lệ cho vay/nguồn vốn huy động (%) 84,79 87,37 87,70 86,20 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn (%) 20,70 6,60 6,50 10,06 Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) 25,00 12,60 6,90 8,34

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank 2009 - 2012

Một phần của tài liệu 0050 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 63 - 72)