Xây dựng Agribank thành ngân hàng hiện đại, hội nhập quốc tế phù hợp với yêu cầu phát triển hệ thống ngân hàng và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng ở nông thôn đồng thời bứt phá và cạnh tranh thành công tại khu vực đô thị; Agribank định hướng cho hoạt động tín dụng:
- Tiếp tục đổi mới tư duy tín dụng theo nguyên tắc thương mại, thị trường, coi trọng hiệu quả bền vững trên cơ sở lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro
là yêu cầu cơ bản nhất xuyên suốt quá trình hoạt động.
- Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong nước, nước ngoài nhằm chủ động về nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, cho vay xuất khẩu. Ưu tiên vốn để cho vay đối với hộ nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các chương trình phát triển kinh tế khu vực. Cân
đối bổ sung nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến nông sản với công nghệ cao để nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa nông nghiệp.
- Tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thấp
93
Tăng cường công tác thu hồi và xử lý nợ xấu.
- Thay đổi mô hình hoạt động tín dụng hướng theo khách hàng; cung
cấp các sản phẩm tín dụng trọn gói bằng việc gắn sản phẩm tín dụng với các tiện ích khác của ngân hàng. Phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng
chuyên biệt và cải tiến các sản phẩm hiện có.
- Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng
khách hàng; Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Xây dựng hạn mức tín dụng cho từng ngành, từng
đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu và kiểm soát rủi ro.
- Xây dựng văn hoá tín dụng, phát huy tinh hoa truyền thống, kết hợp với những kỹ năng, công nghệ tín dụng hiện đại và phương pháp quản lý tiên
tiến; Tự giác tuân thủ cơ chế, chính sách và quy trình.
3.1.2. Định hướng về công tác QTRRTD của Agribank
“Chuyển đổi mô hình hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ từ phân tán sang tập trung tại Trụ sở chính, Văn phòng đại diện miền Nam và miền Trung, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập với các chi nhánh; thực hiện quản trị rủi ro toàn diện đối với tất cả các mặt hoạt động kinh doanh (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức, rủi ro thị trường,...) phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam và chuẩn mực quốc tế”. [8]