Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0050 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 119 - 120)

Thứ nhất, tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý bảo đảm an toàn

tín dụng. Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước luôn được điều chỉnh, hoàn thiện và đổi mới. Trong khi đó, sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập và hàng nhập lậu. Các doanh nghiệp chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế, chính sách của Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp nhằm bảo đảm một môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, có bước đệm chuyển tiếp cùng với các chính sách tháo gỡ những khó khăn do bị tác động bởi sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế cho mọi thành phần kinh tế trong đó bao gồm cả hoạt động của các NHTM.

Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp để sớm hoàn thiện môi trường pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo, vấn đề này liên quan đến nhiều ngành, nhiều tổ chức nên Nhà nước cần ban hành văn bản quy định cụ thể việc xử lý, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; đồng thời đơn giản hoá các thủ tục hành chính, pháp lý để các NHTM có cơ sở thực hiện.

Thứ hai, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành: Đây là

104

bình ngành, qua đó giúp các TCTD có những quyết định đúng đắn trong việc cấp tín dụng.

Thứ ba, đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước gắn với

việc áp dụng các mô hình, kỹ năng quản trị công ty hiện đại. Nguyên nhân của việc xử lý nợ xấu không thành công ở các NHTM là do các con nợ, phần lớn là các doanh nghiệp Nhà nước không có động cơ và nỗ lực trả nợ. Do đó, cần phải xử lý tận gốc căn bệnh này, phải lựa chọn mô hình phù hợp, áp dụng các nguyên lý quản trị công ty hiện đại. Giải pháp hợp lý nhất là đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước chỉ nên giữ lại các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực trọng yếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia như dầu khí, điện, than, bưu chính viễn thông...

Thứ tư, đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng: Thúc đẩy,

và tạo điều kiện cổ phần hóa ngân hàng. Cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia khu vực ngân hàng, nhằm tăng cường năng lực tài chính, tăng cường quản trị, điều hành của các NHTM nhà nước hiện nay. Đây là giải pháp lâu dài và bền vững nhằm ngăn chặn nguy cơ gia tăng nợ xấu.

Thứ năm, thành lập trung tâm thông tin dữ liệu quốc gia để quản lý thông

tin về doanh nghiệp, quản lý đất đai, đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc xây dựng được các trung tâm thông tin dữ liệu quốc gia sẽ giúp cho các ngân hàng có được thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng để làm cơ sở quyết định cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu 0050 giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 119 - 120)