GIAN QUA
2.3.1. Mặt được
2.3.1.1 Về mô hình tổ chức quản lý rủi ro
Agribank đang từng bước xây dựng mô hình tổ chức quản lý rủi ro đáp ứng theo chuẩn mực chung. Bước đầu đã có sự tách bạch và độc lập giữa bộ phận
85
khối trước (bộ phận khởi tạo cho vay, bộ phận tự doanh và quản lý doanh mục đầu tư,...) và bộ phận khối sau (bộ phận thẩm định tín dụng, bộ phận kiểm soát rủi ro, bộ phận thanh toán và kiểm soát,...). Từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản trị rủi ro từ Trụ sở chính đến đơn vị quản lý rủi ro (chi nhánh, phòng , điểm giao dịch) đồng bộ với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Mô hình quản trị rủi ro của Agribank đã có nhiều đổi mới; chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại Trụ sở chính và các chi nhánh được quy định cụ thể; Trách nhiệm của mỗi cá nhân, đơn vị từ Trụ sở chính đến các chi nhánh trong công tác quản trị rủi ro tín dụng được xác định rõ ràng.
2.3.1.2. về chiến lược và cơ chế, chính sách quản trị rủi ro
Các chính sách, chiến lược quản trị rủi ro được xây dựng trên những căn cứ khoa học và nguyên tắc phù hợp nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của Agribank nhằm đạt được các mục đích, mục tiêu đặt ra trong việc kiểm soát RRTD của ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh, Agribank luôn chú trọng và tăng cường công tác quản lý, kiểm soát rủi ro. Đã ban hành và bổ sung, sửa đổi các quy định nội bộ ở tất cả các mặt nghiệp vụ; chính sách dự phòng rủi ro; quy định về kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh.
- Agribank đã ban hành và bổ sung, sửa đổi các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, quản lý tài sản bảo đảm; chính sách dự phòng rủi ro: quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán, giao dịch đảm bảo,... theo quy định của NHNN, Chính phủ và phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của Agribank trong từng giai đoạn phát triển theo xu hướng tiến gần với chuẩn mực quốc tế; phân quyền phán quyết tín dụng đối với giám đốc chi nhánh trên cơ sở năng lực quản trị rủi ro tín dụng; các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
86
- Quy trình tín dụng được tuân thủ một cách nghiêm túc trong tất cả các cấp, từ lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên tín dụng. Các khoản cấp tín dụng được thực hiện theo đúng quy định, quy chế cho vay của Chính phủ, NHNN và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, từ quy định cho vay ngoại tệ, hạn mức cho vay, lãi suất cho.... Hoạt động phê duyệt khoản
vay được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo quy trình từ khâu phân cấp thẩm quyền phê duyệt, đến khâu xử lý hồ sơ, phân tích thông tin khách hàng,
trình duyệt khoản vay và ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân, thu nợ và xử lý
khoản vay khi có vấn đề
2.3.1.3. Công cụ quản lý rủi ro tín dụng
Agribank đã từng bước đưa vào vận hành các công cụ đo lường, giám sát rủi ro tín dụng, phân loại nợ tự động theo định lượng nhằm đáp ứng yêu cầu tự động hoá phân loại nợ một cách kịp thời và chính xác, hạn chế tối đa đánh giá chủ quan từ cán bộ tác nghiệp; ứng dụng bộ mã ngành kinh tế và triển khai thành công việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên HTXHTDNB; đã sử dụng một số công cụ phục vụ cho việc thống kê, cảnh báo; báo cáo phân tích nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, cáo cáo theo dõi biến động và cảnh báo chuyển nhóm nợ của toàn hệ thống;...
- Hệ thống công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công tác quản trị rủi ro.
2.3.1.4. Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý RRTD
Các cơ chế, chính sách về trích lập dự phòng và XLRR được Agribank ban hành và triển khai đầy đủ, kịp thời.Việc phân loại nợ và quản lý nợ xấu được thực hiện theo đúng hướng dẫn của NHNN. Công tác trích lập và XLRR được thực hiện nghiêm túc theo quy định. Từ ban lãnh đạo Agribank đến lãnh
87
sinh nợ xấu, bảo đảm tín dụng trong tầm kiểm soát với tỷ lệ nợ xấu không vượt giới hạn cho phép.
2.3.2. Tồn tại hạn chế
2.3.2.1. Tổ chức quản trị rủi ro
- Mô hình quản trị rủi ro chưa tập trung và chưa có tính chuyên sâu. Hiện tại, công tác quản lý rủi ro của Agribank còn phân tán, do nhiều đơn vị thuộc Trụ sở chính thực hiện: rủi ro tín dụng thuộc Trung tâm PN&XLRR; rủi
ro tác nghiệp thuộc ban Kiểm tra, kiểm soát nội bộ; rủi ro thanh khoản thuộc
ban Kế hoạch nguồn vốn và ban Thống kê và Dự báo kinh tế; rủi ro trong kinh doanh vốn và ngoại hối do Sở giao dịch,... đảm nhiệm. Nhưng trong thực
tế các đơn vị như ban Kế hoạch nguồn vốn, Thống kê và Dự báo kinh tế,... hoặc Sở giao dịch chỉ là bộ phận thực hiện chức năng về quản lý các mảng nghiệp vụ liên quan đến thanh khoản, lãi suất, tỷ giá,... chưa có chính sách, công cụ và không chuyên trách thực hiện công tác quản trị rủi ro.
+ Đơn vị chuyên trách tham mưu cơ chế, chính sách là Ủy ban Quản lý rủi ro, trong tác nghiệp là Trung tâm PN&XLRR còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò, chức năng nhiệm vụ trong việc tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách hoặc công tác cảnh báo, phòng ngừa, xử lý những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Agribank.
+ Mô hình tổ chức quản trị rủi ro gồm 3 tầng bảo vệ là chi nhánh, đơn vị quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên vai trò, trách nhiệm và cơ cấu của mỗi tầng chưa được xác định rõ ràng và thiếu tính độc lập trong việc quản trị rủi ro. Chưa phân định rõ về kiểm soát tuân thủ, kiểm tra kiểm soát nội bộ và kiểm toán dẫn đến quy trình kiểm soát hoạt động còn bất cập và chồng chéo.
88
công tác quản lý rủi ro từ Trụ sở chính đến chi nhánh còn thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý rủi ro. Một số nghiệp vụ như: quản lý rủi ro lãi suất, quản lý rủi ro tỷ giá, quản lý rủi ro thanh khoản thiếu cán bộ chuyên môn, công tác đào tạo nghiệp vụ quản lý rủi ro còn yếu, chưa được bài bản.
2.2.3.2. Chiến lược, chính sách quản lý rủi ro
- Phương thức quản trị, điều hành chưa được tổ chức thống nhất từ Trụ sở chính đến chi nhánh. Quy trình điều hành và lề lối làm việc của nhiều chi nhánh chưa phù hợp với quy định, chưa theo kịp yêu cầu quản trị rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh của Agribank; còn nhiều bất cập giữa phân cấp
và tập trung, phân công và ủy quyền.
- Phần lớn các chi nhánh chưa thiết lập bộ phận quản lý rủi ro hoặc nếu có chỉ mang tính hình thức. Công tác nhận biết rủi ro, đo lường, định lượng, quản lý, giám sát rủi ro còn mờ nhạt, chưa được các cấp lãnh đạo và từng nhân viên quan tâm.
+ Chính sách quản lý rủi ro: đã ban hành các quy định nội bộ trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chưa đồng bộ và đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu của quản lý rủi ro. Agribank chưa xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro, khung quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
+ Sự phân định chức năng, nhiệm vụ cụ thể về quản lý, cảnh báo, phân tích các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể bằng chính sách quản lý rủi ro; chưa có các công cụ để nhận biết, đo lường, kiểm soát và giám sát từng loại rủi ro cụ thể.
2.3.2.3. Quản lý rủi ro tín dụng
* Về mô hình tổ chức:
Hiện tại có nhiều đầu mối liên quan đến hoạt đông tín dụng: Ban Khách hàng Doanh nghiệp, Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân, Ban Thẩm định, Ủy ban Quản lý rủi ro lý rủi ro..., tuy nhiên thiếu sự đồng bộ và phối hợp; Chưa
89
phân tách trách nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa bộ phận tác nghiệp với bộ phận quản trị RRTD.
Chưa có bộ phận quản lý nợ có vấn đề để hỗ trợ thực hiện xử lý các khoản nợ xấu độc lập với bộ phận khởi tạo khoản vay; chưa có bộ phận chuyên trách về nghiệp vụ xử lý tài sản bảo đảm nên việc xử lý tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn.
* Về các quy định, quy trình cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro:
+ Chưa có mô hình và quy trình cấp tín dụng để bảo đảm tính độc lập, kiểm soát lẫn nhau và xác định rõ trách nhiệm giữa các khâu trong quy trình cấp tín dụng. Agribank đã ra Quyết định 1595/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 27/09/2011 về một số giải pháp hoạt động tín dụng, quy định rõ một số khoản vay phải thông qua bộ phận thẩm định nhưng về cơ bản vẫn do một người - cán bộ tín dụng thực hiện: từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, đánh giá tài sản bảo đảm, đề xuất cấp tín dụng, quản lý hồ sơ, giải ngân, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, xử lý thu hồi nợ. Trụ sở chính đã thành lập ban Thẩm định, tuy nhiên đây mới chỉ chia sẻ công việc cho bộ phận mới, về quy trình chưa thay đổi. Công tác thẩm định sơ bộ, thẩm định của phòng tín dụng tại chi nhánh còn rất lúng túng.
+ Đã quy định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng trong hệ thống Agribank theo Quyết định 1850, tuy nhiên quy định chưa rõ ràng, hạn chế trong công tác quản lý giám sát việc cấp tín dụng của nhiều chi nhánh cho một khách hàng. Chưa có quy định về quản lý danh mục đầu tư, các hạn mức tín dụng cụ thể cho các lĩnh vực kinh tế, ngành kinh tế và khu vực địa lý.
+ Đến nay Agribank đã dự thảo song chưa chính thức ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy
90
định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 02) của NHNN Việt Nam. Quy định về đảm bảo tiền vay còn nhiều điểm chưa cụ thể và rõ ràng, chưa có quy định cụ thể về định giá tài sản bảo đảm theo Thông tư 02. Trình độ của cán bộ tín dụng hạn chế, chưa đủ khả năng để xác định giá trị các tài sản bảo đảm phức tạp, có giá trị cao.
+ Chưa ban hành văn bản quản lý giới hạn tín dụng đối với nhóm khách hàng có liên quan theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng của NHNN Việt Nam. Dự án phân tích ngành mới chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực trọng điểm của ngành nông nghiệp (lúa gạo, cà phê, thuỷ sản....), chưa đưa ra được các giới hạn tín dụng phân tích theo ngành...
* Về công cụ đo lường
Công cụ để đo lường rủi ro của các NHTM nói chung và Agribank nói riêng, còn khoảng cách rất xa so với chuẩn mực thông lệ quốc tế. Các NHTM Việt Nam gần như chưa có khả năng đo lường một cách liên tục mức độ rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý. Sự yếu kém của hệ thống tin học, thiếu các quy chuẩn, khai báo thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, không có tính hệ thống làm cho công tác QTRRTD hết sức khó khăn; công tác phòng ngừa, dự báo RRTD vì thế chưa đáp ứng yêu cầu.
+ Các công cụ đo lường, giám sát RRTD của Agribank mới xây dựng một số công cụ rất cơ bản gắn với hệ thống Core banking và MIS, chưa phải là công cụ phân tích, đánh giá hay cảnh báo sớm. Quản trị RRTD chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ. Chưa có các công cụ để đưa ra các giới hạn rủi ro và khả năng chịu đựng rủi ro của Agribank.
91
+ HTXHTDNB mới chỉ dừng lại ở việc phân loại nợ và thực hiện chính sách khách hàng, chưa thiết kế được các dấu hiệu cảnh báo sớm và chính sách phân quyền điều chỉnh. HTXHTDNB đã được xây dựng năm 2007 và áp dụng chính thức năm 2012 nhưng chưa được đánh giá và xác thực mô hình.
* Về kiểm tra giám sát
+ Chưa xây dựng các công cụ giám sát RRTD như tính toán xác suất khách hàng không trả được nợ (PD), tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng phát sinh khả năng không trả được nợ (EAD) và tổn thất ước tính khi khách hàng không trả được nợ (LGD).
+ Chưa có quy trình cụ thể, rõ ràng về kiểm tra, giám sát sử dụng vốn của khách hàng đặc biệt là kiểm tra, giám sát của Trụ sở chính. Mặc dù hàng năm Agribank tổ chức nhiều cuộc kiểm tra nhưng hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao, nhiều sai phạm vẫn xảy ra.
* Về hệ thống thông tin:
Sự phối hợp giữa các bộ phận còn bất cập, chưa thường xuyên cập nhật dữ liệu. Thông tin thường không đầy đủ, kịp thời, không có tính hệ thống và thiếu chính xác.
* Agribank hầu như chưa sử dụng công cụ phái sinh tín dụng để QLRRTD trong các nghiệp vụ tự phòng vệ. Các công cụ phòng ngừa, quản lý
rủi ro hiện đại như: Hợp đồng Future, SWAP,... chưa được nghiên cứu, áp dụng một cách hữu hiệu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở những nội dung mang tính lý luận đã đề cập, chương này đã phân tích đánh giá thực trạng về hiệu quả quản lý RRTD tại Agribank, phân tích thực tế quản lý RRTD tại Agribankđể làm rõ kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại, làm cơ sở đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý RRTD tại Agribank.
92
Chương 3
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK