Trong đời sống xã hội hàng ngày, chúng ta thường gặp những người già cả neo đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật, người lang thang cơ nhỡ…Những người đã tạo nên một bức tranh xã hội nhiều vẻ với những hồn cảnh sống bức xúc địi hỏi xã hội phải giúp đỡ, hỗ trợ, nhằm làm cho xã hội ổn định và phát triển…Cứu trợ xã hội nhằm giúp đỡ những người đang phải sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, họ khơng thể đảm bảo được cuộc sống ở mức tối thiểu nếu khơng có sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng xã hội. Sự giúp đỡ này là rất quan trọng không những trợ giúp họ về mặt vật chất và chúng ta còn giúp đỡ về mặt tinh thần để họ có được cuộc sống ổn định và từng bước hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Đây là một việc làm mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân đạo sâu sắc.
3.1 Cơng tác cứu trợ thường xuyên.
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Hà Tây luôn quan tâm đến công tác cứu trợ xã hội nói chung và cơng tác cứu trợ thường xuyên nói riêng, với tư tưởng đây là trách nhiệm của Nhà nước và của tồn xã hội, là hoạt động mang tính nhân đạo sâu sắc.
a. Quy mô cơ cấu đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội
thường xuyên của tỉnh Hà Tây.
Theo quy định tại nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/03/2000 của chính phủ, những đối tượng sau sẽ được hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên:
- Trẻ mồ côi.
- Người tàn tật nặng không nguồn thu nhập.
Tỉnh Hà Tây, theo số liệu thống kê đến hết ngày 31/12/2004, đối tượng cứu trợ thường xuyên gồm 14.712 đối tượng. Trong số đối tượng đang hưởng trợ cấp thường xuyênlà 8.500 đối tượng gồm:
- trẻ em mồ côi 2.500 đối tượng - người già cô đơn: 2.100 đối tượng - người tàn tật: 3.900 đối tượng
Số đối tượng chưa được hưởng trợ cấp là 6.212 đối tượng gồm:
- trẻ mồ côi: 1.855 đối tượng
- người già cô đơn: 1.157 đối tượng - người tàn tật: 3.200 đối tượng
Nhờ có sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tây, nên cơng tác cứu trợ xã hội đã có hiệu quả. Số đối tượng đang được hưởng trợ cấp thường xuyên là 8.500 đối tượng ( chiếm 57,8% tổng số người thuộc diện được hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên). Đây là một kết quả đáng kể. Song vẫn còn khá lớn đối tượng vẫn chưa được hưởng (6.212 đối tượng). Vì vậy địi hỏi sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tây cũng như chính bản thân đối tượng. Có như vậy mới nâng cao đời sống của các đối tượng yếu thế trên và giúp họ hoà nhập vào cộng đồng.