Thành phố thông minh (Smart City)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về mạng lưới vạn vật kết nối internet (internet of things) và khả năng ứng dụng tại thị trường thương mại điện tử việt nam (Trang 49 - 51)

7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNGINTERNET VẠN VẬT

2.4.1. Thành phố thông minh (Smart City)

Thành phố thông minh là một khái niệm rộng, đôi khi khó mƣờng tƣợng cho rạch ròi.Một số thành phố muốn tập trung vào việc xây dựng các cộng đồng công nghệ, nhƣ thành phố Kansas ở bang Missouri (Mỹ).Hoặc ở Brazil, thì tập trung áp dụng công nghệ vào lĩnh vực du lịch, nhằm đem lại thuận lợi cho du khách.

Thành phố thông minh dƣờng nhƣ là một khái niệm rộngtheo cách hiểu của nhiều ngƣời, nhƣng về cơ bản đều đề cập tới ứng dụng CNTT và truyền thông kết nối các cảm biến, mạng không dây tốc độ cao, xử lý dữ liệu lớn để nâng cao chất lƣợng cuộc sống nơi đô thị, cải thiện chất lƣợng phục vụ của chính quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lƣợng, quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Theo chuyên gia phân tích Jack Gold của J. Gold Associates hành phố thông , t minh nghĩa là biến dữ liệu thu thập từ cảm biến thành hành động, là thành phố có thể sử dụng dữ liệu để cải thiện mức độ hài lòng của cƣ dân, du khách và lực lƣợng lao động tạm cƣ.

Theo tiến sỹ Nguyễn Trọng - nguyên Tổng Biên tập tạp chí Thế giới vi tính, thành phố thông minh là một thành phố chủ động ứng dụng CNTT theo thời gian thực để phục vụ thông tin cho mọi thành phần trong cộng đồng xã hội, và nội dung của hệ thống thông tin ngày càng đƣợc bổ sung.

Mục tiêu cơ bản của thành phố thông minh là quản lý hiệu quả năng lƣợng, giảm ô nhiễm, tăng cƣờng an ninh, hay nâng chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho ngƣời dân. Nhìn chung, để đánh giá thành phố thông minh sẽ phải dựa trên mức độ thông minh của cơ sở hạ tầng tác động lên các lĩnh vực giao thông, y tế, xây dựng, năng lƣợng, quản trị…

Hình 2.2. Mô hình thành phố thông minh

Nguồn: www.pcworld.com.vn Thành phố thông minh bao gồm các thành phần chính nhƣ giao thông thông minh, y tế điện tử, môi trƣờng, cảnh báo, thiên tai, năng lƣợng, công chức điện tử, doanh nghiệp điện tử, công dân điện tử, chính quyền điện tử.

Hình 2.3. Mô hình xã hội thông minh

Nguồn: The Hindu Business Line Một ví dụ dễ hiểu về thành phố thông minh nhƣ dùng cảm biến để quản lý đèn đƣờng, qua đó giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lƣợng.Thậm chí, ngƣời ta có thể đƣa ra những con số cụ thể về những lợi ích đạt đƣợc từ những sáng kiến nhƣ vậy.

Những ví dụ khác nhƣ sử dụng cảm biến để theo dõi tình hình rò rỉ nƣớc sạch nhằm chống thất thoát nƣớc cấp cho thành phố. Hoặc giám sát mức ô nhiễm trong không khí để kịp thời cung cấp thông tin cảnh báo cho ngƣời dân, nhất là những ngƣời dễ nhiễm bệnh về đƣờng hô hấp kịp thời đối phó. Cảnh sát cũng có thể dùng cảm biến video để theo dõi nghi phạm trong đám đông. Cảm biến có thể xác định một bãi đỗ xe đã đầy và gửi tín hiệu tới các bảng báo chỉ dẫn điện tử trên đƣờng phố để lái xe biết mà chuyển hƣớng sang điểm đỗ khác, khỏi đi lòng vòng…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về mạng lưới vạn vật kết nối internet (internet of things) và khả năng ứng dụng tại thị trường thương mại điện tử việt nam (Trang 49 - 51)