Giải pháp ứng dụng Internet vạn vậtcho các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về mạng lưới vạn vật kết nối internet (internet of things) và khả năng ứng dụng tại thị trường thương mại điện tử việt nam (Trang 69 - 79)

7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNGINTERNET VẠN VẬT

3.4.2. Giải pháp ứng dụng Internet vạn vậtcho các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam

Nam

Cùng với định hƣớng đó, tác giả đƣa ra hai nhóm giải pháp chi tiết cho các doanh nghiệp tại Việt Nam:

* Nhóm giải pháp kết nối theo chiều đứng:

- Tích hợp công nghệ thông tin: cần phát triển những giải pháp CNTT mới, tích hợp từ các nhà cung ứng: cảm biến, hệ thống điều khiển, mạng truyền thông, các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng

- Khoa học phân tích và quản lý dữ liệu:Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (FIR) sẽ tạo ra một lƣợng lớn dữ liệu. Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đƣa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh.

- Ứng dụng trên mây: Hệ thống mạng dựa trên các giải pháp đám mây tạo cơ hội tuyệt vời để lƣu trữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu lớn đƣợc tạo ra bởi FIR. Các giải pháp dựa trên đám mây sẽ trở nên ngày càng quan trọng đối với FIR.

- Hiệu quả hoạt động: FIR tạo ra những cơ hội mới để nâng cao hiệu quả hoạt động. Các phân tích hiệu quả, đánh giá và áp dụng các dữ liệu thu thập đƣợc từ máy móc và cảm biến cho phép nhanh chóng đƣa ra quyết định để cải thiện an toàn, hiệu quả hoạt động, quy trình làm việc, dịch vụ và bảo trì.

- Tối ƣu hóa mô hình kinh doanh: Để đạt đƣợc điều này, các công ty cần phải phát triển các kỹ năng mới, cho từng cá nhân cũng nhƣ cho tổ chức. Nếu chỉ tiếp cận vấn đề từ một phía sẽ dễ tạo ra các phản ứng tiêu cực trong hệ thống tổ chức. Ngƣợc lại nếu tiếp cận từ hai phía sẽ có tác động tích cực tới ngƣời lao động.

- Chuỗi cung ứng thông minh: FIR sẽ tạo ra một mô hình chuỗi cung ứng mới gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng mới này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng thông minh hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn ở mọi giai đoạn, từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi giao hàng.

Các ứng dụng của Internet vạn vật cung cấp quản lý dây chuyền có thể giúp các công ty chia sẻ thông tin hàng hóa từ thẻ và các cảm biến, thông tin sẽ đƣợc mở rộng trong chuỗi cung ứng và kiểm tra theo thời gian thực. Trong phần này, tác giả nhấn mạnh về tầm quan trọng của Mã sản phẩm điện tử (Electronic Product Code (EPC). Các thành viên trong chuỗi sở hữu mã sản phẩm/dịch vụ trong một mạng lƣới thống nhất, giúp nhà phân phối, nhà cung cấp, các nhà sản xuất và ngƣời dùng ứng dụng cùng đọc đƣợc thông tin về một hàng hóa. Nhờ EPC và Internet vạn vật, doanh nghiệp không chỉ định vị vị trí của sản phẩm trong quá trình sản xuất và cung cấp, mà còn cập nhật thông tin của sản phẩm một cách liên tục. Doanh nghiệp không chỉ tối ƣu hóa các quá trình sản xuất, mà còn có thể kiểm tra, kết nối, sử dụng các thiết bị nhúng thông minh, ID và lƣu trữ dữ liệu, tƣơng tác với mạng để có đƣợc các thông tin về thời gian thực giao hàng, các thông số và tình hình sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tối ƣu hóa lịch trình sản xuất, cải thiện hoạt động hậu cần.Trong thời đại số, các quá trình hậu cần sẽ phải trở nên thông minh hơn trong mạng lƣới chuỗi giá trị toàn cầu. Bao gồm cả hai quá trình quản lý cung ứng vật tƣ và phân phối sản phẩm.

- Quản lý an ninh mạng: FIR đã đẩy cao mức độ chia sẻ thông tin từ đó tạo ra một nhu cầu rất lớn về an ninh mạng.

–Mô hình thuế mới:Công nghệ in 3D trong tƣơng lai sẽ cho phép sản xuất trên khắp các quốc gia và châu lục, không có còn biên giới quốc gia nữa. Điều này sẽ tạo ra một nhu cầu mới về các quy định hải quan, thuế giá trị gia tăng mới.

- Hệ thông quản lý sở hữu trí tuệ mới: Quản lý sở hữu trí tuệ cũng phải thay đổi để phù hợp với FIR. Những mô hình kinh doanh và các mô hình hợp tác mới xuất hiện yêu cầu phải có những giải pháp tốt hơn trong vấn đề sở hữu trí tuệ thời đại số.

- Quản lý hàng tồn kho: Quản lý hàng tồn kho luôn là bài toán đau đầu với các nhà bán lẻ nói chung và đặc biệt là các nhà kinh doanh trực tuyến nói riêng. Nhƣng IoT và xu hƣớng phát triển của các thiết bị cảm biến hữu hiệu nhƣ thẻ từ công nghệ RFID (Radio Frequency Identification – công nghệ nhận dạng đối tƣợng bằng sóng vô tuyến) sẽ giúp các doanh nghiệp có thể quản lý hàng tồn kho một cách hữu hiệu nhất theo thời gian thực. Nhà bán lẻ có thể theo dõi một món hàng tại bất cứ nơi đâu, từ khi nó ở trên kệ của cửa hàng hay là trên trang web bán hàng, hay khi nó đƣợc chuyển ra khu vực đóng gói, thậm chí là trong nhà kho lƣu trữ. Các thiết bị cảm biến sẽ cho biết vị trí chính xác của một món hàng hay thậm chí là cả nhóm mặt hàng bởi những sản phẩm này đã đƣợc kết nối trên nền tảng IoT.

Theo truyền thống, các mặt hàng từ các nhà máy khác nhau sẽ đƣợc sản xuất theo lô, sắp xếp theo ngày, màu sắc, kích cỡ,.. trong kho của doanh nghiệp. Với công nghệ của Internet vạn vật, mỗi sản phẩm sẽ đƣợc cung cấp một ID duy nhất, một thẻ RIFD. Thông tin chi tiết của hàng hóa và ghi chú đặc biệt nhƣ dễ vỡ, dễ dập sẽ đƣợc ghi lại trong thẻ. Cùng một lúc, máy thu và máy phát cho mỗi hàng hóa sẽ thu thập thông tin và cài đặt theo thời gian. Vì vậy, các nhà quản lý sẽ tìm đúng những hàng hoá khớp với ngày phát hành, đúng với thƣơng hiệu mà khách hàng mong muốn.

Tất cả dữ liệu thu thập đƣợc từ các bộ cảm biến đều có thể kết nối theo thời gian thực tới hệ thống xử lý tính toán để theo dõi mức độ hàng tồn kho, đƣa ra những thông báo hay đặt hàng một cách hoàn toàn tự động. Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà cung ứng đầu vào cho nhà kinh doanh cũng có thể tích hợp để khép kín chu trình tự động hóa quản lý hàng tồn kho. Từ đó giúp họ giải quyết bài toán quản lý hàng tồn kho triệt để hơn, tiết kiệm hơn, tối ƣu hóa đƣợc dòng vốn mà họ phải bỏ ra khi duy trì một lƣợng hàng hóa nhất định trong kho hàng.

Ngƣời khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến nhƣ Amazon hay đại siêu thị truyền thống Wal Mart đều đang đầu tƣ mạnh mẽ cho giải pháp quản lý kho hàng, tận - dụng xu thế IoT nhằm tối ƣu hóa hệ thống kho vận và hoạt động của chuỗi cung ứng. Một trong những ƣu điểm của IoT là phù hợp không chỉ với những doanh nghiệp lớn, mà cả doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Quản lý đội ngũ vận tải

Trong thời gian gần đây, thiết bị có tích hợp GPS (hệ thống định vị toàn cầu) đã đƣợc các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong việc theo dõi quãng đƣờng vận chuyển,

giao nhận sản phẩm, hàng hóa. Với công nghệ IoT, việc tích hợp GPS sẽ còn đƣợc nâng lên một tầm cao mới. Nhờ nó, doanh nghiệp vận tải có thể xác định tuyến đƣờng vận chuyển trên bản đồ trực tuyến một cách tối ƣu; đƣa ra những gợi ý về tốc độ di chuyển nhằm bảo đảm kế hoạch giao hàng; điều chỉnh nhiệt độ cấp đông cho hàng hóa trên xe; đƣa ra những cảnh báo ngay lập tức nếu có sự cố bất thƣờng trong suốt quá trình vận chuyển; xác định lịch trình bảo dƣỡng cho xe cộ..., mà tất cả những điều này đƣợc giải quyết một cách hoàn toàn tự động và từ bất cứ nơi đâu.

Nhƣ vậy, doanh nghiệp vận tải sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí nhiên liệu, giảm thiểu rủi ro thất thoát hàng hóa, tăng tính chính xác về thời gian vận chuyển giao nhận. Về - phía khách hàng, họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi có thể tự mình trích xuất dữ liệu từ IoT để theo dõi đƣợc món hàng mà họ đã đặt mua thay vì phải liên hệ qua nhiều khâu trung gian mới có đƣợc thông tin này.

- Bảo trì và bảo hành sản phẩm

Đối với ngƣời mua thì dịch vụ sau bán hàng là một trong những yếu tố quan trọng giúp giữ chân họ quay lại với thƣơng hiệu. Nhờ vào IoT, việc bảo hành hoặc bảo trì sản phẩm sẽ vô cùng tiện lợi và giúp tiết kiệm cho cả đôi bên. Khi một món hàng bán ra đƣợc gắn thiết bị cảm biến và có kết nối Internet, các dữ liệu trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm đƣợc gửi về nhà kinh doanh theo thời gian thực sẽ giúp họ xác định đƣợc lỗi của sản phẩm, hoặc áp dụng các điều kiện bảo hành bảo trì đúng với - cam kết với khách hàng.Bên cạnh đó, dữ liệu thu thập qua IoT cũng giúp nhà kinh doanh xác định đƣợc thói quen và cách thức sử dụng sản phẩm của khách hàng để từ đó đƣa ra những cải tiến nhằm giúp sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn. Thậm chí, những món hàng có giá trị cao khi tích hợp IoT và bộ cảm biến có thể giúp theo dõi đƣợc chúng trong tình huống bị mất cắp.

Tập đoàn General Electric (GE) của Mỹ đƣợc xem là một ví dụ tiêu biểu trong việc khai thác IoT. Tập đoàn này có thể tiên liệu đƣợc chu trình bảo trì của một động cơ máy bay hay tua bin điện gió nhờ tích hợp IoT. Bằng cách phân tích dữ liệu thu - thập đƣợc, GE tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian và chi phí. Các kỹ sƣ của GE biết đƣợc khi nào sẽ phải tiến hành bảo dƣỡng một động cơ thay vì cách làm truyền thống là tự đặt ra lịch trình bảo dƣỡng nhƣng chƣa chắc đã thực sự cần thiết với thiết bị.

Điện thoại thông minh đƣợc xem nhƣ là một thiết bị quan trọng tham gia vào xu thế ứng dụng IoT. Rất nhiều nhà bán lẻ nhờ nó để gửi những thông điệp quảng cáo tới khách hàng theo thời gian thực. Nói cách khác, nhà kinh doanh sẽ tƣơng tác với khách hàng qua điện thoại thông minh từ việc phân tích những dữ liệu thu thập đƣợc của khách nhƣ lịch sử mua sắm, sở thích cá nhân, vị trí địa lý, điều kiện thời tiết, hoặc gắn với những sự kiện lễ hội để có chiến dịch quảng bá, cách thức tiếp cận thích hợp.

Mở rộng xu hƣớng sử dụng thiết bị di động, trong giới kinh doanh hiện nay đang cổ xúy cho mô hình tiếp thị và bán lẻ tất cả trong một (Omni-Channel Retailer - OCR). Để xây dựng và vận hành thành công OCR, doanh nghiệp phải tìm cách ứng dụng IoT một cách triệt để. Ví dụ, tổ chức thẻ quốc tế American Express (AmEx) đã liên kết với các nhà bán lẻ để chào những món hàng khuyến mại dựa trên vị trí địa lý của khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng AmEx để chi tiêu.

- Máy bán hàng tự động thế hệ mới

Nhà bán lẻ cũng có thể khai thác thêm từ xu thế kết nối IoT cho những chiếc máy bán hàng tự động thế hệ mới. Nhờ IoT, họ có thể biết đƣợc mức tồn kho trong máy bán hàng tự động, tìm kiếm những máy bán hàng tự động gần khách hàng nhất khi khách có nhu cầu, đƣa ra cơ chế giá linh hoạt cho máy bán hàng tự động tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Ví dụ, dựa trên ngày hết hạn của sản phẩm nhà bán lẻ có thể đƣa ra giá bán tốt nhất cho cả khách hàng và nhà cung ứng.

KT LUN

Hiện nay, Internet đang hoạt động chủ yếu bởi con ngƣời. Tất nhiên, chúng ta có hàng dặm hệ thống cáp quang và hàng triệu thiết bị định tuyến trên toàn thế giới để quản lý lƣu lƣợng Internet, hàng trăm trạm máy chủ và trung tâm dữ liệu đang cung cấp rất nhiều dịch vụ hữu ích. Nhƣng khi quan sát bản chất cốt lõi của nó, có thể thấy Internet là một mạng lƣới kết nối giữa con ngƣời với nhau và các thiết bị điện tử chỉ đơn thuần là để tạo điều kiện cho mạng lƣới đó. Internet sẽ không có gì nếu thiếu vắng con ngƣời. Các diễn đàn mà không có thành viên thì sẽ ra sao? Các video game mà không có ngƣời chơi thì sẽ thế nào? Streams mà không có ngƣời xem? Torrent mà không có ngƣời download? Các mạng xã hội mà không có một xã hội con ngƣời thực sự đằng sau nó? Gần nhƣ mọi khía cạnh của kết nối hiện tại là bởicon ngƣời và vì con ngƣời.

Bao năm nay, sự kết nối này là rất tuyệt vời. Hàng triệu tỷ byte dữ liệu đi qua đƣờng truyền Internet mỗi ngày và chƣa bao giờ có sự kết nối rộng lớn toàn cầu nào nhƣ Internet hiện nay. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có nhƣợc điểm, đó là sự hữu hạn của con ngƣời trong khả năng tính toán khi so sánh với một thiết bị điện tử. Vì vậy mà mạng lƣới vạn vật kết nối Internet xuất hiện. Một trong những tình huống phổ biến đƣợc sử dụng để ủng hộ Internet vạn vật là dùng thuốc theo toa. Thuốc thƣờng cần phải đƣợc uống trong khoảng thời gian cụ thể để mang lại hiệu quả và việc quên uống một viên thuốc có thể gây ra phiền toái thậm chí đe dọa đến tính mạng. Giả sử lọ thuốc của bệnh nhân đƣợc trang bị một thiết bị nhỏ, khi họ quên uống một viên thuốc, thiết bị này sẽ gửi đi một tin nhắn SMS, email, hoặc gọi điện thoại để nhắc nhở. Hay các cảm biến da và các liên kết dữ liệu cho phép đội ngũ y bác sỹ tại các bệnh viện và phòng khám liên tục theo dõi đƣợc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Một số hệ thống còn cung cấp cho ngƣời dùng tiện ích lƣu trữ đám mây cho phép việc xem dữ liệu thời gian thực bởi nhiều bên trong cùng một lần. Hoặc một công ty điện lực có thể cài đặt và nâng cấp mạng lƣới điện để xử lý việc sử dụng điện lãng phí, dữ liệu đó có thể xác định xem thời điểm nào ít ngƣời sử dụng điện nhất. Nếu mọi hộ gia đình đều tham gia vào "điện thông minh" này thì việc giảm áp lực lên lƣới điện là rất rõ ràng, mang lại nhiều lợi ích trong việc giảm chi phí vận hành cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng.

Internet vạn vật có thể đƣợc áp dụng trên một quy mô lớn hơn, ví dụ, một văn phòng làm việc thông minh, một hệ thống quản lý giao thông, một thành phố thông minh, một quốc gia thông minh. Nếu cơ sở hạ tầng của thành phố hay một quốc gia đƣợc mở rộng bao gồm các bộ cảm biến bên lề đƣờng, thì dữ liệu đó có thể đƣợc sử dụng để phân tích mô hình giao thông xung quanh thành phố và tự động điều chỉnh hoạt động của các đèn giao thông để giảm thiểu, hoặc thậm chí loại bỏ ùn tắc và điểm thắt “nút cổ chai”.

Với TMĐT, nhƣ đã nói ở trên, tác giả nhận thấy, mạng lƣới này sẽ mang lại cơ hội đƣợc cầm nắm và trải nghiệm sản phẩm trên tay, đƣợc nhìn thấy ngƣời bán, đƣợc bảo mật tuyệt đối trong thanh toán điện tử cho khách hàng, đƣợc trải nghiệm sản phẩm vật lý, ảo qua gƣơng thông minh, kính thực tế ảo. Nhờ đó, sự e ngại khi không đƣợc sờ, cầm nắm và nhìn trực tiếp sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp của ngƣời mua trên mạng sẽ không còn nữa. Giảm thiểu trở ngại phi công nghệ mà xƣa nay vốn dĩ là thách thức với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.

Đánh giá tính hiệu quả đó, trong đề tài của mình, tác giả hệ thống những lý luận cơ bản, cần thiết, bám sát thực tế xã hội của Internet vạn vật, khả năng ứng dụng công nghệ này trong cuộc sống và thị trƣờng kinh doanh, nhằm tăng cƣờng hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về mạng lưới vạn vật kết nối internet (internet of things) và khả năng ứng dụng tại thị trường thương mại điện tử việt nam (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)