Internet vạn vật và công nghệ "Nhà thông minh" (IoT and Smart home tech)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về mạng lưới vạn vật kết nối internet (internet of things) và khả năng ứng dụng tại thị trường thương mại điện tử việt nam (Trang 51)

7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNGINTERNET VẠN VẬT

2.4.2. Internet vạn vật và công nghệ "Nhà thông minh" (IoT and Smart home tech)

tech)

Nhà thông minh là ứng dụng đứng đầu trên tất cả các kênh, hiện có hơn 60.000 ngƣời tìm kiếm thuật ngữ “nhà thông minh” mỗi tháng. Số công ty nghiên cứu IoT cho nhà thông minh là 256 công ty. Trong đó Apple đã cung cấp chức năng HomeKit cho iOS 8 với mục tiêu các Iphone có thể kiểm soát các thiết bị thông minh. Google cũng đã công bố “Nest an Cam”.

Trong các ngôi nhà hiện đại ngày nay, số lƣợng trang thiết bị điện, điện tử đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, do khác nhau về kiến trúc, việc điều khiển các thiết bị đôi khi bất cập. Thêm vào đó, việc điều khiển các thiết bị một cách thủ công với khoảng các địa lý lớn không dễ. Vì vậy, việc áp dụng các công nghệ điều khiển tự động nhằm giải quyết tƣơng tác giữa môi trƣờng và các thiết bị trong nhà một cách linh hoạt, dễ dàng là điều tất yếu, khái niệm nhà thông minh ra đời. Nhà thông minh hiểu đơn giản là ngôi nhà mà các thiết bị gia dụng trong nó nhƣ: Hệ thống chiếu sáng, sƣởi ấm, máy lạnh, TV, camera an ninh,…có khả năng tự động hóa và giao tiếp với nhau theo một lịch trình hay kịch bản định sẵn.

Hình 2.4. Mô hình nhà thông minh

Nguồn: www.athlsolutions.com Nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển tự động nói chung, hệ thống nhà thông minh nói riêng tập trung chủ yếu vào việc giải quyết tƣơng tác giữa hệ thống với môi trƣờng. Thông qua các cảm biến các tín hiệu đƣợc thu nhận, các tín hiệu này sẽ đƣợc lƣu trữ, xử lí và tùy theo yêu cầu của từng điều kiện đặt ra mà điều khiển các thiết bị theo mục đích cụ thể. Nhiều công nghệ đã đƣợc áp dụng khi xây dựng nhà thông minh.Tuy nhiên, sự phức tạp nằm ở chỗ các hệ thống điều khiển phải cân bằng giữa sự phức tạp của hệ thống và tính tiện dụng cho ngƣời dùng, đặc biệt là có thể

đƣợc điều khiển ở bất cứ đâu, từ trong chính ngôi nhà đó hay bất kỳ nơi nào trên thế giới thông qua điện thoại hoặc internet.

Với IoT mỗi đồ vật, thiết bị, con ngƣời đƣợc cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tƣơng tác trực tiếp giữa ngƣời với ngƣời, hay ngƣời với máy tính. Bên cạnh đó, IoT có thể triển khai một mạng lƣới các thực thể thông minh, có khả năng tự tổ chức và hoạt động tùy theo tình huống, môi trƣờng, đồng thời chúng cũng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, dữ liệu. Với khả năng định danh cao, số lƣợng các thực thể trong hệ thống đƣợc định danh chính xác, duy nhất, đảm bảo tốt khả năng quản lý, điều khiển của hệ thống Một hệ sinh thái IoT lý tƣởng mở ra .

rất nhiều cơ hội cho những lập trình viên.

Hình 2.5. Iot mở rộng

Nguồn: http://www.scoop.it Trong thế giới IoT, các lập trình viên sẽ có khả năng kết nối hầu nhƣ mọi loại thiết bị đƣợc sản xuất hƣớng tới hệ sinh thái này với nhau, từ đó tạo ra những chức năng hoàn toàn mới mà trƣớc đó có thể chƣa từng nghĩ tới.

2.4.3.n phòng làm vi c thông minh

Ngày nay, cùng với cuộc cách mạng di động đang bùng nổ, các công nghệ về kết nối, thu thập dữ liệu, xử lý hình ảnh, in ấn, lƣu trữ, bảo mật cũng liên tục đƣợc cải tiến, là nền tảng thông minh cho hạ tầng cơ sở trong các văn phòng, thúc đẩy tăng

năng suất làm việc.Những yếu tố công nghệ mới không những tạo ra các phƣơng thức kinh doanh mới mẻ trong kỷ nguyên số mà còn thay đổi thói quen làm việc của nhân viên. Cách thức tổ chức, thực hiện công việc thay đổi với sự trợ lực tích cực của một loạt thiết bị thế hệ mới có mặt trong văn phòng. Thực tế, một văn phòng chƣa thể nói là thông minh khi các thành phần từ công nghệ cho tới dịch vụ chƣa hỗ trợ đầy đủ cho từng ngƣời và mọi cá nhân làm việc trong đó.

và máy tí

PC và các thiết bị cá nhân nhƣ điện thoại di động nh bảng kết nối thƣờng trực, cho phép ngƣời dùng làm việc mọi lúc, mọi nơi. Khả năng giao tiếp cũng đồng thời tăng khả năng lƣu trữ và chia sẻ qua email, web, số hóa. Xu hƣớng dùng thiết bị cá nhân trong công việc, thƣờng gọi là BYOD , đòi hỏi phƣơng thức lƣu trữ 7 thay đổi, dịch vụ đám mâyđƣợc sử dụng để nhân viên làm việc thông suốt và sẵn sàng chia sẻ với các đồng nghiệp.Công nghệ áp dụng cần quan tâm tới sự đơn giản tới mức tối thiểu để nhân viên dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Không chỉ thiết bị tính toán mà các thiết bị đầu vào (scanner), đầu ra (máy in, máy chiếu) phải sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kết nối không dây của ngƣời dùng, tăng tính tiện lợi, nâng cao hiệu quả công việc cho nhân viên.

2.4.4. Bảo tàng thông minh

Hệ thống Bảo tàng thông minh giúp ngƣời dùng có thể tƣơng tác đa chạm trên một bề mặt cảm ứng hoặc một bề mặt hiển thị nội dung đa phƣơng tiện để dễ dàng tiếp thu thông tin mà ngƣời dùng quan tâm đƣợc trình diễn với nhiều hiệu ứng và đặc biệt có khả năng tƣơng tác với ngƣời xem.

Nhu cầu hiện tại của mọi ngƣời trong xã hội là đƣợc tiếp xúc và thu thập đƣợc nhiều thông tin, kiến thức bổ ích khi tham quan các viện bảo tàng (nhƣ bảo tàng lịch sử, bảo tàng khoa học, bảo tàng chiến tranh…). Tuy nhiên, hiện tại, hầu hết các bảo tàng chỉ trƣng bày các mẫu vật, mô hình, hình ảnh, video mà thiếu đi sự tƣơng tác

Các thông tin triển lãm (ví dụ nhƣ các loài động vật trong môi trƣờng tự nhiên, các cổ vật tro g viện bảo tàng, các địa danh lịch sử, các hiện tƣợng trong tự nhiên...) n sẽ đƣợc trình chiếu trên bề mặt tƣơng tác dƣới dạng video tự nhiên. Ngƣời dùng có thể chạm vào các đối tƣợng đang đƣợc hiển thị trên màn hình, hệ thống sẽ cung cấp những thông tin đa phƣơng tiện tƣơng ứng với đối tƣợng đó để ngƣời dùng có thể tìm hiểu những thông tin gắn liền với một danh nhân, một hiện tƣợng, hay một cổ vật…

Cách thức hoạt động của hệ thống nhƣ sau:

Hình 2.6. Mô phỏng tổng quan về hệ thống bảo tàng tƣơng tác thông minh tại

thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn:http://dantri.com.vn - Khi bắt đầu, máy chiếu sẽ trình chiếu hình ảnh của ứng dụng trên máy tính lên mặt phẳng kính cho ngƣời dùng có thể xem và sử dụng.

- Những tƣơng tác của ngƣời dùng trên mặt phẳng kính sẽ đƣợc camera độ sâu ghi nhận, gửi hình ảnh về cho ứng dụng trên máy tính để từ đó, ứng dụng có thể chạy thuật toán, xử lí thông tin và phản hồi lại với những tƣơng tác của ngƣời dùng một cách chính xác.

Trong đó, hệ thống nhận biết đƣợc điểm chạm nhờ vào dữ liệu gửi về của camera độ sâu. Ngoài ra, ứng dụng đƣợc xây dựng bằng phƣơng pháp đánh dấu vị trí, gán nhãn cho đối tƣợng, và sử dụng thuật toán truy vết đối tƣợng qua từng khung hình trong video. Với thuật toán này, có thể biến mọi video trở thành video có khả năng tƣơng tácvô cùng bổ ích, mang lại trải nghiệm thú vị và sự hấp dẫn cho ngƣời sử dụng. Những video tƣơng tác này có thể đƣợc sử dụng ở các bảo tàng nhằm đem lại cho ngƣời tham quan cách thức mới để tìm hiểu thông tin; hay có thể đƣợc sử dụng ở các trƣờng học nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, vì chắc chắn nó sẽ mang lại cảm giác học tập thú vị hơn cho ngƣời học.

Ngoài khả năng áp dụng trong việc giảng dạy ở trƣờng hay dùng để truyền đạt thông tin trong các bảo tàng, sản phẩm còn có thể đƣợc sử dụng trong 1 số lĩnh vực khác nhƣ quảng cáo sản phẩm ở các cửa hàng, giới thiệu món ăn ở các nhà hàng… Hệ

thống có thể đƣợc đặt ở các cửa hàng để ngƣời đến mua có thể tƣơng tác trên đó và xem những sản phẩm đang có ở cửa hàng.

Trên thực tế, ý tƣởng sử dụng màn hình tƣơng tác ở trƣờng học, bảo tàng hay các cửa hàng, quán ăn... không phải là mới. Tuy nhiên hệ thống bảo tàng thông minh này là một hệ thống có chi phí thấp, cộng với ứng dụng video tƣơng tác mới mẻ nên mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

2.4.5. Bệnh viện thông minh

Internet vạn vật cung cấp bệnh án điện tử (EMR – Electronic Medical Record), chứa các thông tin y tế của bệnh nhân, nhƣ: thông tin viện phí và quản trị bệnh nhân, thông tin bệnh nhân, ghi nhận diễn tiến điều trị của bác sĩ, y tá, dấu hiệu trọng yếu, lịch sử các sự kiện dẫn đến tình trạng hiện tại hay tƣơng lai của bệnh nhân, chẩn đoán, thuốc men ịch tiêm vaccine ị ứng, ảnh chiếu xạ ết quả kiểm nghiệm, l , d , k

Hình 2.7. Tầm quan trọng của EMR trong quản lý bệnh viện

Nguồn: Emr-Ehms.com Trong bệnh viện thông minh sẽ tích hợp hệ thống cấp số và hàngchờ thông minh, thẻ thông minh, phòng khám điện tử. Cụ thể nhƣ sau:

- Hệ thống xếp hàng tự động: Ngƣời đến trƣớc khám trƣớc, tự động điều chuyển bệnh nhân đến phòng khám, mã số khám thống nhất.

- Thẻ thông minh: Ghi thông tin khách hàng, thông tin nhóm máu, tiền sử bệnh lý vào thẻ. Nạp tiền vào thẻ và cấn trừ tự động.

- Phòng khám điện tử: Thống nhất cách xử trí cho toàn hệ thống ự động lấy , t kết quả (Siêu âm, X quang, Xét nghiệm …) ngay khi có kết quả. Khách hàng thanh toán bằng thẻ thông minh ngay khi Bác sĩ cho chỉ định dịch vụ.

Áp dụng vân tay và chữ ký số vào quản lý hồ sơ bệnh án điện tử Sử dụng máy . quét vân tay, bác sĩ dùng vân tay xác nhận y lệnh hoặc chỉ định điều trị đã cho Điều . dƣỡng dùng vân tay xác nhận đã thực hiện y lệnh.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VTTRONG THƢƠNG MẠI ĐIN TỬVIT NAM

3.1. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VT TẠI VIT NAM

Tại Việt Nam, Internet of Things đã đƣợc ứng dụng từ lâu dƣới các hình thức tự động hóa nhƣ hệ thống điều khiển đèn giao thông, hệ thống tƣới tiêu tự động…, tuy nhiên chỉ đên năm 2015 thì khái niệm Internet of Things mới đƣợc nhắc đến nhiều thông qua các hội thảo, hội nghị về xu hƣớng công nghệ của Cisco, Intel, Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh và một số doanh nghiệp nhƣ MobiFone, DTT, Sao Bắc Đẩu.

Trƣớc đó, IBM có chiến dịchHành tinh thông minh hơnnhấn mạnh vào các thành phố thông minh, trong đó Đà Nẵng đƣợc chọn thực hiện thí điểm này từ năm 2012-2013. Tuy vậy, hiện chƣa có ứng dụng IoT thực sự nào ảnh hƣởng mạnh tới đời sống xã hội trong nƣớc.

Với giao thông đô thị thông minh, trong thời gian tới một số ứng dụng nhƣ thu phí không dừng, phạt nguội bằng camera dự báo sẽ phổ biến tại các thành phố lớn nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Các lĩnh vực tiềm năng nhƣ y tế điện tử, nông nghiệp thông minh, bất động sản thông minh sẽ cần thêm thời gian để có những ứng dụng phù hợp với Việt Nam.

Trong công nghiệp nội địa, sản phẩm IoT của doanh nghiệp trong nƣớc hiện chỉ đếm đƣợc trên đầu ngón tay nhƣ: sản phẩm chip vi mạch của Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch ICDREC; hệ thống cảm ứng độ ẩm, nhiệt độ trong nông - nghiệp của công ty Mimosa tại hệ sinh thái Khởi nghiệp Công nghệ - Khu công nghệ Phần mềm Đa i ho c Quốc gia TP .HCM; chƣơng trình TUHOC STEM và các dịch vụ trên nền OEP của công ty DTT (trụ sở chính tại Hà Nội),…Các hệ thống IoT tại Việt Nam hiện có đều là của các doanh nghiệp nƣớc ngoài, các doanh nghiệp trong nƣớc mới chỉ tập trung vào các ứng dụng trên nền tảng điện thoại di động, máy tính và còn chƣa khai thác hết tính thông minh của các hệ thống cảm biến hay khai thác dữ liệu big data. Và đặc biệt các thiết bị phần cứng thì hầu hết là nhập khẩu nhƣ camera, thiết bị RFID, các cảm biến hóa học.

Hiện nay, FPT đang nghiên cứu một số giải pháp về vạn vật kết nối internet nhƣ thành phố thông minh (smart city); giao thông thông minh (các hệ thống quản lý cơ bản nhƣ hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông, hệ thống quản lý container, bảng hiệu

thông báo, nhận dạng biển số tự động…), trung tâm điều khiển thiết bị gia đình (smart home), xây dựng nền tảng cung cấp các dịch vụ giải pháp cho vạn vật kết nối…Đặc biệt, FPT đã triển khai các dự án vạn vật kết nối trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Kết nối internet đang mở rộng phạm vi, không chỉ giữa con ngƣời với nhau, mà còn với thiết bị, qui trình, dữ liệu, giữa các đồ vật với nhau.

Tập đoàn Cisco nhà cung cấp giải pháp và thiết bị - CNTT cũng nhấn mạnh: Đảm bảo an ninh khi công nghệ vạn vật kết nối internet đƣợc triển khai sâu rộng là điều mà các nhà quản lý và các doanh nghiệp CNTT cần tính đến. Trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây là yếu tố quyết định sự thành công khi vận hành. Thời điểm này, internet kết nối vạn vật đang tạo ra một thị trƣờng mới. Những doanh nghiệp mới, với các mô hình kinh doanh, cách tiếp cận và giải pháp mới sẽ xuất hiện. Những bƣớc phát triển này sẽ chắc chắn mang lại nhiều cơ hội nhƣng cũng không ít thách thức đối với các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu.

Với VNPT thì tập đoàn này đã triển khai mô hình nông nghiệp thông minh tại các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nhằm giúp bà con nông dân cảnh báo dấu hiệu dịch bệnh, thông báo các thời điểm cần bón phân và tƣới nƣớc... Đó là những lợi ích thiết thực mà xu hƣớng này mang lại cho ngƣời dân.

Để thúc đẩy sự phát triển của Internet vạn vật, Việt Nam đã chính thức phê duyệt đề án "Đƣa Việt Nam sớm thành nƣớc mạnh về CNTT". Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36 NQ/TW ngày 01/7/2014 về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển - CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế… Chính phủ cũng đã cam kết trích 111,6 triệu USD để hỗ trợ ngành CNTT và truyền thông đến năm 2020 nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong nƣớc, quốc tế đầu tƣ vào Việt Nam. Nhận thấy xu hƣớng công nghệ internet kết nối vạn vật sẽ đóng vai trò quan trọng, giúp Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn kỹ thuật số, Chính phủ đã kêu gọi các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng xu hƣớng này để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đổi mới và nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân thông qua các dự án nhƣ thành phố thông minh, nhà thông minh, giao thông thông minh.

3.2. CƠ HỘI VÀ LỢI ÍCH KHI ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VT TRONG

TMĐT VIT NAM

3.2.1. Cơ hội cho ngành bán lẻ

Bắt đầu với các mẫu tủ lạnh thông minh. Ngƣời dùng sẽ mua các mặt hàng rau củ online và công ty cung cấp sẽ đƣa đến tận nhà. Tuy nhiên thay vì ngồi máy tính lục lọi từng trang web, họ sẽ làm việc với giao diện của tủ lạnh thông minh do nhà sản xuất thiết kế sẵn – kết nối với các kênh phân phối đã đƣợc kiểm định và thậm chí các mặt hàng rau củ sẽ có ID rõ ràng.

Sau đó, chiếc tủ sẽ biết đƣợc bên trong nó còn những gì thông qua các khay có cảm biến trọng lƣợng, cũng nhƣ theo dõi đƣợc thời hạn sử dụng của từng sản phẩm thông qua ID. Dĩ nhiên, trong tƣơng lai, các nhà sản xuất thậm chí sẽ phải cung cấp cho ngƣời dùng các tùy chọn nhƣ nhập thêm các cửa hàng quen vào danh sách (miễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về mạng lưới vạn vật kết nối internet (internet of things) và khả năng ứng dụng tại thị trường thương mại điện tử việt nam (Trang 51)