tỉnh đã và đang phấn đấu đầu tư tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Việc đầu tư xây dựng cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng đô thị; xây dựng các khu công nghiệp; hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống thuỷ lợi; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đã tạo điều kiện cho thị trường VLXD trong tỉnh phát triển. Hiện nay trên thị trường của tỉnh sẵn có các chủng loại VLXD từ thông thường đến những sản phẩm VLXD mới và cao cấp, có nhiều tính năng kỹ thuật, tính năng sử dụng với giá cả cũng không chênh lệch lớn so với thị trường lớn như Hà Nội và một số địa phương lớn khác. Đối với các chủng loại vật liệu mà tỉnh không tự sản xuất được như: Đá ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh,... được cung ứng từ các tỉnh lân cận cũng như từ các nơi khác trên cả nước.
- Về tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất VLXD: Sản xuất VLXD tại Nam Định trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc cải thiện môi trường làm việc ở một số doanh nghiệp để tăng cường bảo vệ sức khoẻ cho công nhân và giảm ô nhiễm môi trường xung quanh. Tuy nhiên, tại các cơ sở sản xuất VLXD thủ công vẫn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái như các lò vôi thủ công, các cơ sở khai thác thác cát... Trình độ cơ giới hoá thấp đã gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên và do không làm tốt công tác phục hồi môi trường sinh thái ở những nơi đã khai thác cũng gây ảnh hưỏng xấu đến môi sinh, môi trường và cảnh quan thiên nhiên trong khu vực.
Sản xuất gạch nung và nung vôi bằng lò thủ công với quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, lượng khói có nhiều CO2, NOx, H2S v.v... và bụi thải ra môi trường cũng khá lớn. Sản xuất tấm lợp amiăng xi măng, nước thải không được xử lý gây ô nhiễm môi trường nước.
Khai thác cát trên các tuyến sông, khai thác cát ven biển cũng có ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào quy mô, thời gian và phương tiện khai thác. Ảnh hưởng gây hậu quả nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến giao thông vận tải và các công trình đường thuỷ, đê điều đặc biệt là việc khai thác cát không phép, khai
thác không đúng vị trí được cấp phép.
Hoạt động vận tải khoáng sản với những xe tải cỡ lớn là nguyên nhân làm hỏng hạ tầng giao thông, đê điều, gây bức xúc trong dân về nguy cơ mất
an toàn giao thông.
- Về công tác quản lý hoạt động sản xuất VLXD: Công tác quản lý khai thác và sản xuất VLXD của Nam Định trong thời gian qua đã có nhiều