Nguồn lực lao động

Một phần của tài liệu ximang_deannamdinh (Trang 84 - 86)

1. Lực lượng lao động xã hội:

Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả tỉnh đạt 1.025.163 người, giảm 27.014 người so với năm 2019; trong đó lao động nam chiếm 48,04%, lao động nữ chiếm 51,96%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 17,39%, khu vực nông thôn chiếm 82,61%.

Mặc dù Nam Định có lưc lượng lao động chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên có đào tạo lại chiếm tỷ lệ thấp chỉ đạt khoảng 19,70 %. Trong đó lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 40,20%; khu vực nông thôn đạt 15,80%.

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2020 là 1,68%, trong đó khu vực thành thị 2,33%; khu vực nông thôn 1,52%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi là 1,70%, trong đó khu vực thành thị 1,01%; khu vực nông thôn 1,86%.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2020 đạt 1.010.898 người, giảm 28.944 người so với năm 2019. Phân theo khu vực kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 387.208 người, chiếm 38,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng 350.748 người, chiếm 34,7%; khu vực dịch vụ 272.942 người, chiếm 27% tổng số lao động. Phân theo loại hình kinh tế: Lao động khu vực Nhà nước 58.286 người, chiếm 5,77%; khu vực ngoài Nhà nước 876.872 người, chiếm 86,74%; khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài 75.740 người, chiếm 7,49%.

2. Sử dụng lao động trong ngành vật liệu xây dựng:

Qua số liệu điều tra khảo sát thực tế của Viện Vật liệu xây dựng tháng

10/2021 cho thấy, mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tại của Nam Định là cao so với cả nước, tuy nhiên số lao động có trình độ cao đẳng, đại học hoặc công

nhân có tay nghề bậc cao đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh rất thấp, chủ yếu là các cán bộ thuộc công tác hành chính, kế toán, đối với lĩnh vực khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu xây dựng còn rất thấp, tập trung tại nhà máy sản xuất gạch ốp lát tại phòng kỹ thuật với các lĩnh vực chủ yếu là kỹ sư vật liệu xây dựng, kỹ sư silicat, kỹ sư cơ khí và kỹ sư

tự động hóa. Còn lại, lực lượng tham gia sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh là

lao động thời vụ, lao động tại chỗ, làm việc theo kinh nghiệm. Do vậy, so với yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay đặc biệt là việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào sản xuất, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của tỉnh còn thiếu hụt một lượng lớn cán bộ khoa học công nghệ giỏi, thiếu kỹ sư cơ điện, mỏ địa chất, tự động hoá v.v..., cũng như thiếu lực lượng công nhân có kỹ thuật, có tay nghề cao trong nghiên cứu sản phẩm mới cũng như trong sản xuất.

3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực:

Đứng trước các khó khăn thách thức về việc phát triển nguồn nhân lực, tỉnh Nam Định đã xây dựng các chương trình, kế hoạch về đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh với các mục tiêu cụ thể như: Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo việc làm gắn với thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Giai đoạn kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2020 – 2025 và những năm tiếp theo tỉnh Nam Định cần đầu tư vào phát triển đào tạo nghề chất lượng cao. Trong đó tỉnh phải chú ý rà soát, xây dựng quy hoạch về giáo dục nghề nghiệp cho phù hợp. Tỉnh cần xây dựng Chiến lược phát triển trường chất lượng cao với các trình độ và ngành nghề cụ thể, tiên tiến về quản trị, qui hoạch đất đai, phát triển đội ngũ, xây dựng các ngành nghề mới và tương lai... Ngoài ra tỉnh cần có cơ chế đầu tư tài chính và cơ chế chính sách để phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, trong giai đoạn từ nay đến năm

2030 cần tiếp tục rà soát, sắp xếp hệ thống mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu thực tế. Thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo theo hướng tăng thực hành, giảm lý thuyết; kết hợp giữa đào tạo tại chỗ với thực hành tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; kết hợp đào tạo kỹ năng nghề với giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động thích nghi với môi trường lao động tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư nguồn lực Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tự đào tạo nghề cho người lao động và phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh trong liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, dự báo nhu cầu và xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, các ngành sản xuất của Việt Nam nói chung, của Nam Định nói riêng cũng sẽ chịu tác động mạnh bởi cuộc CMCN 4.0 trong đó có ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây

dựng. Công nghệ hiện đại có thể kết nối thế giới thực và ảo để sản xuất, con người có thể điều khiển quy trình ngay tại nhà mà vẫn bao quát tất cả mọi hoạt động của nhà máy thông qua hệ thống Internet. Do vậy lực lựng lao động phục vụ ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong giai đoạn tiếp theo sẽ giảm đi đáng kể, đặc biệt là bộ phận công nhân kỹ thuật và bộ phận kỹ sư giám sát điều hành mà thay vào đó là hệ thống vận hành tự động, thợ vận hành hoặc giám sát chủ yếu là đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao, việc này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phải có lộ trình nghề nghiệp cụ thể cho từng nhóm đối tượng nhân lực, cũng như đưa ra những đãi ngộ và xây dựng môi trường làm việc tốt để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu ximang_deannamdinh (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)