Tài nguyên thiên nhiên 1 Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu ximang_deannamdinh (Trang 62 - 65)

- Địa hình và khí hậu:

2. Tài nguyên thiên nhiên 1 Tài nguyên đất

2.1. Tài nguyên đất

Nguồn tài nguyên đất của tỉnh Nam Định chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa hàng năm. Theo số liệu Niên giám thống kê năm

2020, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 166.882,58 ha và hàng năm được tăng thêm do bồi lắng ven biển, trong đó:

Bảng 11: Hiện trạng sử dụng đất ở Nam Địnhđến năm 2020

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp 111.820,38 67,01

Đất phi nông nghiệp 51.848 31,06

Đất chưa sử dụng 3.214,20 1,93

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2020

Về thổ nhưỡng, đất Nam Định chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng đất cổ ở phía Bắc gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định; vùng đất trẻ ở phía Nam gồm các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy. Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 81,88% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất mặn chiếm 14,19%, các loại đất khác có đất cát, đất phèn, đất có sản phẩm Feralitic... chiếm diện tích nhỏ. Nhìn chung đất của Nam Định chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có nhiều tính chất tốt thích hợp cho nhiều loại thực vật phát triển.

2.2. Tài nguyên nước

Nam Định nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có nguồn tài

nguyên nước khá dồi dào. Nguồn nước có thể sử dụng cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất, gồm các loại nước mưa, nước mặt (sông, ao, hồ...), nước ngầm;

- Nguồn nước mặt: Nam Định có hệ thống sông ngòi khá dày với mật độ khoảng 0,6 – 0,9km/km2. Do đặc điểm địa hình, các dòng chảy theo hướng Bắc - Nam và đổ ra biển. Gồm 2 sông lớn sông Hồng, sông Đáy và 2 chi lưu là sông Đào và sông Ninh Cơ, có độ dài 251 km và 21 tuyến sông nội đồng với tổng chiều dài 279 km phân bố đều khắp trên địa bàn theo dạng xương cá rất thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu. Chế độ nước của hệ thống sông chia theo 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và mùa cạn phân lưu của chúng cùng với kênh mương thuỷ lợi các cấp ở nội đồng, các công trình đầu mối có khả năng tận dụng hoạt động của thuỷ triều ven biển cơ bản đáp ứng được nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do ở phần hạ lưu nên lòng sông không sâu lắm, tốc độ dòng chảy nhỏ khiến cho rải rác một số nơi có vùng úng ngập tạm thời trong mùa mưa lũ;

- Nguồn nước mưa: Nam Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt, lượng mưa bình quân hàng năm lớn (1.700-1.800 mm) nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 tới 80% lượng mưa cả năm góp phần bổ sung nguồn tài nguyên nước cho tỉnh, sông mùa mưa thường gây ra úng lụt cục bộ ở nhiều nơi;

Nguồn nước mặt rất lớn của hệ thống sông Hồng và các sông khác tạo điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thủy.

- Nguồn nước ngầm: Trong giới hạn diện tích phân bố của tỉnh Nam Định có trữ lượng lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, đô thị và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận, cụ thể như sau:

+ Hệ tầng Thái Bình: 30.434 m3/ngày đêm; + Hệ tầng Hải Hưng: 14.973 m3/ngày đêm;

+ Hệ tầng Vĩnh Phú - Hà Nội: 174.988 m3/ngày đêm;

2.3. Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu điều tra khảo sát của Cục Địa chất cho thấy trên địa bàn tỉnh có một số khoáng sản tuy nhiên nghèo về cảsố lượng và trữ lượng cụ thể:

- Khoáng sản kim loại được phân bố dọc theo bờ biển từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy, đây là các vành đai phân tán của các trọng sa của khoáng vật Inmenit, Ziacon, Monazit tuy nhiên trữ lượng nhỏ, các thân quặng không lớn nằm rải rác, không liên tục.

- Khoáng sản nhiên liệu:Than nâu ở Giao Thuỷ, được phát hiện dưới dạng mỏ nhỏ, nằm sâu dưới lòng đất; Dầu mỏ và khí đốt còn tiềm ẩn ở vùng biển Bắc Bộ.

+ Sét làm gạch ngói nằm phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh Nam Định,

chủ yế tập trung ở các bãi bồi ven sông Đào, sông Hồng, sông Đáy và sông Ninh Cơ, quy mô mỏ ở mức nhỏ hoặc trung bình, tổng trữ lượng toàn tỉnh khoảng 25 - 30 triệu tấn;

+ Sét làm gốm sứ tập trung ở các đồi núi thấp, thuộc hai huyện Ý Yên và Vụ Bản tuy nhiên trữ lượng không nhiều, chất lượng thấp;

+ Fenspat: Có ở núi Phương Nhi, núi Gôi, có thể khai thác làm phụ gia sản xuất gốm sứtuy nhiên hiện nay thuộc khu vực cấm khai thác;

+ Cát xây dựng: Tập trung chủ yếu ở 4 tuyến sông chính trên địa bàn

tỉnh và khhu vực cửa song ven biển thuộc các huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng,

tuy nhiên, trữ lượng không ổn định, hiện nay lượng bồi lắng tự nhiên hàng

năm giảm. Tổng năng lực khai thác hàng năm, khoảng 300.000-500.000 m3/năm.

2.4. Tài nguyên biển.

Tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển. Nam Định có 72 km đường bờ biển có 3 cửa sông lớn đổ ra biển như cửa Đáy, cửa Lạch Giang, cửa Ba Lạt,... có cảng và các bến cá thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt hải sản.

Ngoài khơi các cửa sông của Nam Định có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn của vịnh Bắc Bộ (bãi cá ngoài khơi từ cửa Ba Lạt đến Hải Phòng, bãi cá từ cửa Ba Lạt đến ngang Lạch Trường - Thanh Hoá, bãi tôm từ cửa Ba Lạt đến ngoài khơi đảo Cát Bà - Hải Phòng). Vùng biển Nam Định rất phong phú về chủng loại hải sản, đã phát hiện 45 loài tôm, trong đó có các loài có giá trị kinh tế như tôm he, tôm bộp, tôm sắt, tôm vàng, tôm rảo... ở độ sâu từ 5 - 30 m nước , tập trung ở khu vực Ba Lạt ước tính trữ lượng khoảng 3.000 tấn, khả năng cho phép khai thác khoảng 1.000 tấn/năm; 20 loài cá trữ lượng ước tính khoảng 157.000 tấn, chiếm 20% tổng trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ.

2.5. Tài nguyên du lịch.

Nam Định là một vùng đất địa linh nhân kiệt, sớm phát triển và giàu

truyền thống lịch sử, văn hoá. Trên địa bàn tỉnh có 1.655 di tích lịch sử - văn hoá trong đó có 135 di tích đã được Nhà nước xếp hạng bao gồm: Đình, chùa, đền, phủ… còn lại 214 di tích cấp tỉnh. Các di tích lịch sử văn hoá và danh thắng tiêu biểu tại Nam Định đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa của các kiến trúc cổ và hiện đại, kiến trúc phương Đông và phương Tây. Đặc biệt tại Nam Định các di tích văn hoá lịch sử đều gắn liền với các lễ hội như Lễ khai ấn đền Trần (14/1 âm lịch), lễ hội Cổ Lễ (13-16/9 âm lịch), lễ hội chùa Keo (tháng 9 âm lịch), lễ hội chợ Viềng (8/1 âm lịch) ở huyện Vụ Bản, lễ hội Phủ Dầy (tháng 3 âm lịch), lễ hội Đền Trần (tháng 8 âm lịch) thu hút hàng vạn khách thập phương về dự. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật

Đền Trần và Chùa Phổ Minh đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/9/2012.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Nam Định có gần 100 làng nghề, trong đó có nhiều làng nghề truyền thống có khả năng thu hút khách du lịch, tiêu biểu là: Làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê; Làng nghề chạm gỗ La Xuyên

(Xã Yên Ninh - Huyện Ý Yên); Làng nghề đúc kim loại Tống Xá (xã Yên

Xá - huyện Ý Yên); Làng nghề rèn Vân Chàng... Nam Định còn nổi tiếng với những làn điệu dân ca, với múa rối nước, các văn bia, các tích, truyện cổ về các nhân vật lịch sử. Hai di sản tiêu biểu của tỉnh là “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” và “Lễ hội Phủ Dầy” đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Phủ Dầy là di tích Quốc gia đặc biệt; đề nghị UNESCO công nhận “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Một phần của tài liệu ximang_deannamdinh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)