tiến bộ đặc biệt là công tác xóa bỏ các cơ sở sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Việc cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản đã thực hiện theo đúng quy trình và các quy định tại các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. UBND tỉnh đã phân rõ trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, của chính quyền địa phương (cấp huyện, xã), sự phối hợp với các cơ quan Trung ương trong việc cấp phép.
Tuy nhiên, vấn đề quản lý sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác
khoáng sản làm VLXD vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành. Việc quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản chưa được kiểm tra đánh giá thường xuyên đã gây ra tình trạng khai thác bừa bãi, nên rất lãng phí tài nguyên. Các doanh nghiệp lớn được cấp phép nhưng lại không khai thác mỏ mà thu gom nguyên liệu trên thị trường dẫn đến tình trạng khai
thác trái phép. Các cơ sở sản xuất VLXD có quy mô nhỏ, sản xuất tự phát, công nghệ lạc hậu, (nhiều nhất là trong khai thác cát san lấp, sản xuất gạch không nung tự phát, sản xuất bê tông thương phẩm), chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cấp ngành và các cấp chính quyền ở xã, huyện về sản lượng, chất lượng, giá cả, an toàn lao động cũng như việc thực hiện luật tài nguyên và các quy định về bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, các cơ sở này đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế cho ngân sách và gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp.
Tóm lại, sản xuất VLXD ở Nam Định trong những năm qua về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của xã hội về các mặt như:
+ Sản xuất VLXD đã chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công nghệ thiết bị tiên tiến, loại bỏ dần công nghệ lạc hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Đáp ứng được nhu cầu một số chủng loại VLXD mà tỉnh có lợi thế sản xuất và đáp ứng được một phần các chủng loại VLXD khác.
+ Tham gia cung ứng một số chủng loại VLXD cho các tỉnh khác, góp phần mở rộng và phát triển thị trường VLXD trong tỉnh.
+ Giải quyết được việc làm cho hàng nghìn người lao động địa phương. + Phát huy và tận dụng được tiềm năng về tài nguyên sẵn có để phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế.
So với, Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1327/QĐ-UBND ngày 27/06/2016 (Quy hoạch
1327), Nam Định đã ngành sản xuất VLXD của Nam Định đã có nhiều chuyển biến tích cực, các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng xi măng, gạch đất sét nung thủ công, lò đứng liên tục cơ bản đã được xóa bỏ hoặc dừng sản xuất, một số cơ sở sản xuất vôi thủ công cũng đã dừng và chuyển đổi mực đích hoạt động. Nhiều cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ lò tuynel đã tiến hành cải tiến công nghệ, áp dụng tự động hóa vào sản xuất để nâng cao chất lượng và năng suất của nhà máy. Các sản phẩm trang trí nội thất như cửa nhựa lõi thép, khung nhôm định hình, vật liệu nhựa composite phục vụ đóng tàu đã được quan tâm đầu tư phát triển. Mặc dù vậy, sản xuất VLXD ở Nam Định vẫn còn tồn tại những hạn chế và bất cập cần được giải quyết như: Việc kêu gọi đầu tư sản xuất các sản phẩm vật liệu xây không nung gặp nhiều khó khăn, do vậy so với phương án được đề xuất tại Quy hoạch 1327 năng lực sản xuất vật liệu xây không nung đáp ứng được tiêu chuẩn và đủ hồ sơ pháp lý để đưa vào các công trình xây dựng đang thấp hơn rất nhiều nhu cầu thực tế. Một số chủng loại sản phẩm mới như ngói không nung chất lượng cao, tấm tường bê tông Acotec đã ko được các nhà đầu tư quan tâm, nguyên nhân là do, đa số các sản phẩm này đã được đầu tư sớm tại các địa phương lân cận như Hưng
Yên, Hà Nam, Hải Dương... dẫn đến việc tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, mặt khác, Nam Định lại không có lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn các địa phương lân cận có sẵn nguồn nguyên liệu, cùng với đó, việc các cơ sở sản xuất thủ công, quy mô nhỏ với các sản phẩm kém chất lượng đã gây ảnh hưởng đến quan điều tiêu dùng của người dân.
Từ thực tế đó, để phát huy hơn nữa hiệu quả trong sản xuất VLXD và đưa ngành sản xuất VLXD phát triển một cách bền vững, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng tỉnh ngày một phát triển, thì việc quy hoạch sắp xếp lại sản xuất, tăng cường quản lý các hoạt động khai thác và sản xuất VLXD theo đúng quy hoạch; đầu tư thay đổi công nghệ, xoá bỏ công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và phát triển các công nghệ tiên tiến, sản xuất các chủng loại VLXD mới có hàm lượng khoa học và giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, tránh bị tụt hậu là nhiệm vụ quan trọng của ngành xây dựng tỉnh Nam Định trong giai đoạn tới.
Chương 2
TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN VLXD TỈNH NAM ĐỊNH TỈNH NAM ĐỊNH