nghiệp của ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan
a. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến luợc kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ chế thị truờng. Nó chỉ rõ huớng đi của mỗi ngân hàng trong một khoảng thời gian tuơng đối dài (từ 5 năm trở đi), về định huớng phát triển các mặt nghiệp vụ, các nhóm khách hàng mục tiêu và các mục tiêu cần đạt đuợc. Trong quá trình thực hiện, chiến luợc kinh doanh đuợc cụ thể hóa thanh các kế hoạch ngắn hạn, các buớc đi cụ thể với các chính sách về sản phẩm, dịch vụ, chính sách khách Iiang,... và các giải pháp cụ thể để đạt đuợc các mục tiêu đề ra. Chính vì vậy chiến luợc kinh doanh của ngân hàng sẽ quyết định khả năng phát triển của các mảng dịch vụ cụ thể. Nếu một ngân hàng thực hiện chiến luợc ngân hàng bán lẻ, quyết tâm dẫn đầu trong thị truờng thì đối tuợng khách hàng doanh nghiệp mà ngân hàng sẽ tập trung tối đa nguồn lực cho hoạt động tín dụng sẽ là DNVVN: Nghiên cứu để đua ra một danh mục sản phẩm đa dạng, đơn giản và rút ngắn thời gian ra quyết định cho vay, đa dạng hoá các hình thức cho vay sao cho phù hợp với nhiều đối tuợng khách hàng, thực hiện marketing rầm rộ trên tất cả các phuơng tiện thông tin đại chúng. Và lúc đó hoạt động tín dụng DNVVN sẽ có điều kiện để phát triển nhanh chóng. Nguợc lại, nếu ngân hàng thực hiện chiến luợc bán buôn, tăng quy mô tín dụng nhanh thì đối tuợng khách hàng sẽ tập trung vào 1 số nhóm khách hàng lớn, đặc trung, các chính sách tín dụng, đối tuợng khác hàng sẽ bị thu hẹp lại, các hoạt động quảng bá sẽ đuợc diễn ra ở mức độ thấp.
Trong quản trị NHTM, quản trị rủi ro tín dụng là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo, quản lý điều hành phải đặc biệt quan tâm. Rủi ro tín dụng phát sinh trong truờng hợp ngân hàng không thu đuợc đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng nhu bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thuơng mại, đồng tài trơ... Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm chất luợng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng chính là một nhân tố quan trọng để đảm bảo chất luợng tín dụng.
c. Quy trình và thủ tục cấp tín dụng
Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng thuơng mại. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất luợng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng: làm cơ sơ cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng; làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
d. Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ là một khâu quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Khâu kiểm soát nội bộ cung cấp các thông tin về thực trạng kinh doanh tại từng bộ phận, từng chi nhánh của ngân hàng từ đó đua ra các giải pháp duytrì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh nhung vẫn phù hợp với các chính sách, quy trình đề ra. Nhờ có sự phát hiện kịp thời nguyên nhân của các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện khoản vay, ngân hàng có thể sớm đua ra những phuơng án, biện pháp khắc phục từ đó nâng cao khả năng phát triển tín dụng.
e. Nhân tố con người
Trong mọi nguồn lực, nguồn nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng ảnh huởng trực tiếp đến thành công của hoạt động kinh doanh. Năng lực, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý và CBTD quyết định rất lớn tới sự thành công trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thuơng mại. Một ngân hàng
muốn hoạt động kinh doanh tốt trước hết phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý là những người giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo, đạo đức tốt. Đồng thời, các CBTD phải nắm chắc nghiệp vụ, có kiến thức về kinh tế- xã hội, pháp luật, trung thực, có thái độ phục vụ khách hàng tốt.
f. Năng lực huy động vốn ngân hàng
Năng lực huy động vốn của ngân hàng là khả năng tạo lập và phát triển nguồn vốn nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng. Huy động vốn và cho vay có mối quan hệ mật thiết với nhau nên năng lực huy động vốn của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng như cầu vay vốn của các khách hàng, sự phù hợp giữa các kỳ hạn huy động vốn với các kỳ hạn cho vay, từ đó ảnh hưởng đến phát triển tín dụng.
g. Trình độ công nghệ ngân hàng
Với tốc độ phát triển của nền khoa học- kĩ thuật trong ngành ngân hàng- tài chính, nếu cơ sở hạ tầng công nghệ của một ngân hàng kém phát triển, toàn bộ hoạt động của ngân hàng trong đó việc phát triển tín dụng có thể chịu ảnh hưởng lớn. Do đó yêu cầu hiện đại hóa công nghệ ngân hàng được đặt ra cấp thiết, giúp tăng cường khả năng quản lý, thu thập và xử lý thông tin, phục vụ hiệu quả, nhanh chóng cho việc ra quyết định trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra, hiện đại hóa công nghệ làm tăng năng lực của ngân hàng trên mọi hoạt động như khả năng thu hút vốn, mở rộng sản phẩm dịch vụ mới, phát triển hệ thống thanh toán hiện đại , đảm bảo luân chuyển vốn nhanh, kịp thời, bí mật và an toàn.
h. Vấn đề thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng giúp cho người quản lý đưa ra những quyết định cần thiết
có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động
tín dụng của ngân hàng càng cao giúp nâng cao chất lượng tín dụng từ đó tạo đà phát triển tín dụng. Thông tin tín dụng về khách hàng có thể thu được từ nhiều kênh: từ cơ
quan quản lý thông tin của hệ thống NHTM (đặc biệt là Trung tâm thông tin tín dụng);
trực tiếp từ nguồn có sẵn tại ngân hàng như hồ sơ vay vốn, hồ sơ mở tài khoản...; từ khách hàng; từ các nguồn thông tin khác như phương tiện truyền thông,...
1.2.4.2 Các nhân tố khách quan
a. Yeu tố kinh tế
“Sức khoẻ” của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng. Nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, theo các chuyên gia kinh tế thì nền kinh tế hiện nay là rất khó dự đoán, hầu hết các dự đoán của các nhà kinh tế giỏi trên thế giới và các dự báo của các nước đều không chính xác và trong năm (năm 2016) phải chỉnh lại nhiều lần về dự đoán của mình. Điều này minh chứng vai trò của ngân hàng càng được thể hiện rõ, là thuyền trưởng chèo lái con thuyền. Một nền kinh tế ổn định, không có biến động mạnh sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển dịch vụ cho vay của mình đối với khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời các doanh nghiệp cũng đảm bảo được khả năng thanh toán của mình đối với ngân hàng tạo cơ sở lòng tin cho ngân hàng cho những lần vay tiếp theo.
b. Yếu tố chính trị - pháp luật
Mọi hoạt động của các cá nhân hay các tổ chức nào đó sống và làm việc trong lãnh thổ của một đất nước đều phải tuân thủ những chính sách pháp luật mà nước đó đề ra, và ngân hàng cũng không phải ngoại lệ, cũng phải hoạt động theo luật pháp và chính sách của nhà nước đề ra. Vì vậy mà một quốc gia có môi trường chính trị, pháp luật ổn định, rõ ràng, bền vững sẽ tạo điều kiện, thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, thu hút nguồn đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài. DN phát triển lành mạnh, tăng thu nhập tạo được lòng tin tới ngân hàng làm tăng khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.
c. Yếu tố khoa học công nghệ
Một môi trường kinh doanh có kỹ thuật công nghệ phát triển thì không có lý nào mà chính các doanh nghiệp không tự đổi mới chính mình, đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp buộc phải đổi mới công nghệ máy móc để có thể theo kịp với sự phát triển chung của toàn xã hội cũng như tạo ra được sản phẩm có chất
lượng tốt hơn, chi phí sản xuất ra sản phẩm không cao để có thể cạnh tranh với các DN khác cũng như cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại khác. Để có thể đổi mới công nghệ máy móc thì các doanh nghiệp phải tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tạo điều kiện cho tín dụng ngân hàng mở rộng và phát triển thêm.
d. Yeu tố văn hóa - xã hội
Nước ta vẫn còn trong quá trình quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, nên việc tiêu
dùng hay làm việc vẫn theo thói quen sống ở nơi mình đang cư trú. Và hoạt động của
doanh nghiệp cũng như ngân hàng cũng có phần nào bị ảnh hưởng của hoạt động này.
Ngoài yếu tố thói quen nêu trên thì việc phát triển tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp cũng còn phụ thuộc gián tiếp vào trình độ dân trí. Nơi nào có trình độ dân trí cao thì ở đó có mức sống cao hơn, khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ cao hơn tạo điều kiên cho doanh nghiệp tiêu thụ hết sản phẩm mình đã sản xuất ra,
tăng thu nhập cho DN từ đó đảm bảo khả năng chi trả của DN tới ngân hàng và làm tăng khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng tới doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì yếu tố đạo đức cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định cho vay của ngân hàng vì ngân hàng quyết định giải ngân tín dụng dự trên cơ sở lòng tin. Vì vậy mà doanh nghiệp được xếp hạng tốt sẽ tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp đảm bảo được yếu tố này cũng sẽ dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn
hơn tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hình thức tín dụng này.
Trên đây là một số yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp, cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng cung cấp tín dụng ngân hàng cho cho các doanh nghiệp. Sau đây là những nhân tố khách quan có ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng.
e. Yếu tố thuộc về khách hàng
Trình độ quản lý, quản trị của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay còn yếu kém. Các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh vừa và nhỏ, các doanh
nghiệp mang tính chất hộ kinh doanh, gia đình) không chỉ thiếu năng lực quản lý và các nguồn thông tin cần thiết về các chính sách mới của chính quyền, của ngân hàng, thông tin sản phẩm trên thị trường đều không cập nhật và thiếu chính xác.
Khả năng lập được phương án sản xuất kinh doanh theo đúng tiêu chuẩn của ngân hàng yêu cầu không đảm bảo. Chính điều này đã không gây được lòng tin tưởng cho ngân hàng để ngân hàng cấp tín dụng cũng như phát triển dịch vụ tín dụng của mình đối với thị trường tiềm năng này.
Trình độ công nghệ thấp, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu nên chất lượng hàng hoá và sản phẩm dịch vụ không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tác doanh nghiệp lớn trong mối liên kết sản xuất, nhất là công nghiệp phụ trợ chính điều này cũng hạn chế doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.
Năng lực quản lý kinh doanh của chủ DN còn thấp, yếu kém. Do hầu hết các doanh nghiệp được thành lập chủ yếu do cá nhân tự đứng lên thành lập, trình độ học vấn không cao, nên khả năng lắm bắt tình hình kinh tế cũng như trình độ quản lý doanh nghiệp không được tốt, tầm nhìn không cao, không tạo được lòng tin đối với ngân hàng do vậy khả năng thu hút vốn là kém hơn so với các công ty lớn và các tập đoàn.
Sự đổ vỡ của các doanh nghiệp trong thời gian gần đây, theo thống kê của tổng cục thống kê năm 2016 thì tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động có đăng ký trên phạm vi cả nước là 19.917 doanh nghiệp, tăng 27.3% so với năm 2015. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017 của Tổng cục Thống kế (Bộ KH&ĐT) 6 tháng đầu năm số DN tạm ngừng hoạt động và phá sản đạt gần 67.000 DN, trong đó 61.500 DN ngừng hoạt động và 5.400 DN phá sản. Trong số DN phá sản, DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 92,2%. Chính bản thân DN cũng không có tài sản thế chấp khi vay vốn, với những thông tin trên đã làm cho các nhà ngân hàng cũng dè chừng hoạt động cho vay của mình đối với các doanh nghiệp.