Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB CN Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh cầu giấy thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39)

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu, quan trọng nhất của Ngân hàng, là tiền đề, là cơ sở quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thấy rõ được tầm quan trọng và vai trò của việc huy động vốn nên trong những năm gần đây Chi nhánh đã tăng cường hoạt động tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra Chi nhánh còn áp dụng nhiều biện pháp gửi tiền, như là chương trình khuyến mại gửi tiền, đa dạng hoá hình thức gửi tiền và gần đây là loại hình thức gửi tiền bậc thang rất hấp dẫn khách hàng tiết kiệm. Tình hình huy động vốn cụ thể của Chi nhánh như sau:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 2014- 2016

74.759 triệu VND so với năm 2015. Sang năm 2016 VHĐ đạt 794.404 triệu VND tăng 96.890 triệu tương đương với 13.89%. Chi nhánh Cầu Giấy mới được thành

Dư nợ Cơ cấu (%) Dư nợ Cơ cấu (%) Dư nợ Cơ cấu (%)

lập năm 2009 và đã qua giai đoạn phát triển nhanh nên nguồn vốn huy động của chi nhánh hiện đang tăng lên một cách bền vững qua các năm. Mặc dù năm 2014 do bị ảnh huởng mạnh của suy thoái kinh tế nhung chi nhánh vẫn đạt đuợc tốc độ tăng truởng ổn định là 12.00% và hoàn thành kế hoạch đề ra.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động:

Theo loại tiền:

Dựa vào bảng 2.1. ta thấy nguồn huy động vốn theo loại tiền rất ổn định qua các năm, tỷ lệ huy động VNĐ luôn đạt trên 96% tổng nguồn VHĐ. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn bằng đồng Việt Nam của Chi nhánh rất hiệu quả. Vốn huy động ngoại tệ chỉ chiếm duới từ 2-3% và đặc biệt cho tới năm 2016 thì vốn huy động ngoại tệ chỉ còn chiếm 0.66% tổng nguồn vốn cũng chứng minh rằng công tác huy động vốn ngoại tệ chua đuợc coi trọng, một phần cũng do chính sách của Chi nhánh chua khuyến khích cho vay bằng ngoại tệ.

Theo kỳ hạn:

Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn ngắn duới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng trong tổng nguồn VHĐ của ngân hàng. Tỷ trọng VHĐ không kỳ hạn và ngắn hạn qua các năm có xu huớng giảm dần. Cụ thể trong năm 2014 huy động vốn ngắn hạn và không kỳ hạn là 489.735 triệu chiếm 78.64%, năm 2015 đạt 564.568 triệu chiếm 80.94%, năm 2016 đạt 602.079 triệu chiếm 75.79%. Nguyên nhân của việc VHĐ không kỳ hạn và có kỳ hạn ngắn là do công tác huy động loại vốn này chua tốt.

Theo tính chất nguồn vốn huy động:

VHĐ của ngân hàng chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế, tiền gửi này chiếm tỷ trọng lớn trong những năm 2014 và năm 2015 với năm 2016 lần luợt là 62.35%, 76.3% và 71.69%. Tuy nhiên đến năm 2016 thì tỷ trọng VHĐ từ các tổ chức kinh tế giảm chỉ chiếm 71.69% tổng nguồn VHĐ giảm 4.618% so với năm

2015. Mức giảm này là do vào thời điểm năm 2016, VIB có chính sách đa dạng hóa danh mục tiền gửi, tránh tập trung và phụ thuộc vào một số các doanh nghiệp lớn do năm 2016 đã xảy ra những vụ án lớn từ tiền gửi tại các tổ chức

kinh tế lớn dẫn đến khi xảy ra các vụ việc VIB bị thiếu hụt một lượng lớn nguồn vốn huy động, gây mất thanh khoản, cân đối nguồn vốn. Tiền gửi từ dân cư tăng cao từ năm 2015 là 23.7% lên tới 28.31% vào năm 2016 và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn VHĐ của ngân hàng. Cụ thể VHĐ từ dân cư trong năm 2016 đã tăng gần 59.585 triệu VND tương đương với tốc độ tăng là 4.61%. Điều này chứng tỏ NH đã có các biện pháp tốt để huy động vốn từ nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư bằng nhiều biện pháp như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bằng vàng.

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn

Với bất kỳ một ngân hàng nào thì hoạt động cho vay đều tạo nguồn thu chủ yếu cho NH vì vậy mà cần phải phát huy hết khả năng cho vay từ nguồn vốn mà NH đã có. Sau đây là tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh:

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh các năm 2014 - 2016.

Dư nợ theo loại tiền 4 6 0 Ngoại tệ, vàng 2,96 8 0.58% 4,84 4 0.79 % 11,97 8 1.66 % Dư nợ theo kỳ hạn Ngắn hạn 413,41 8 80.78% 504,304 82.24% 566,134 78.46% Trung hạn 76,35 8 14.92% 983,51 13.62% 118,841 16.47% Dài hạn 22,00 7 4.30% 725,38 %4.14 336,58 %5.07 Dư nợ theo thành phần kinh tế DNNN và TCKT lớn 116,22 6 22.71% 132,60 4 21.62% 81,68 0 11.32% DNVVN 378,25 6 73.91% 470,360 76.70% 611,958 84.81% DN nước ngoài 017,30 3.38% 610,24 %1.67 927,91 %3.87 Nợ quá hạn 7,26 7 1.42% 8 5,45 %0.89 3,391 %0.47

đều tăng trưởng hơn so với năm trước cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối, cụ thể năm 2015 tăng 101.428 triệu đồng đạt tốc độ tăng 19.82%, năm 2016 tốc độ tăng giảm lại chỉ còn 17.67% tổng dư nợ tăng đạt 108.348 triệu đồng. Có được sự tăng trưởng thần kỳ trong năm 2015 là do sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh đặc biệt là ban giám đốc đã có hướng đi đúng đắn trong giai đoạn này. Nhận thấy trong năm 2014 và vài năm trước đó các DNNN làm ăn kém hiệu quả, năm 2015 ban giám đốc chi nhánh đã lấy DNVVN làm khách hàng mục tiêu. Các sản phẩm cho vay đưa ra đều hướng tới DNVVN là chủ yếu. Năm 2016 tổng dư nợ chỉ tăng 108.348 triệu, tăng dư nợ chậm lại là do chi nhánh chủ động giảm tốc độ tăng trưởng nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, thoái lui khỏi một số DNNN và TCKT lớn hoạt động không hiệu quả, đem lại lợi nhuận thấp cho ngân hàng. Trong năm 2016 việc thẩm định cho vay tại chi nhánh khắt khe hơn, chỉ chọn lọc những khách hàng thực sự có tiềm năng, rủi ro thấp để cấp tín dụng.

Cùng với việc dư nợ trong năm 2015 tăng thì tỉ lệ dư nợ quá hạn đã giảm xuống từ 1.42% năm 2014 còn 0.89% năm 2015. Nợ quá hạn giảm chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu nợ, thu lãi, giám sát nguồn vốn đã giải ngân. Và cho đến năm 2016 dư nợ quá hạn đã giảm mạnh cả số lượng và tỉ lệ. Năm 2016 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0.47% tổng dư nợ. Dư nợ trong năm 2016 tăng so với năm 2015 là 6.920 trđ nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm 2.15% cùng với đó là tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh cho thấy chi nhánh đang cơ cấu lại phân khúc khách hàng, tập trung vào thu hồi nợ xấu nhằm giảm các khoản trích lập dự phòng cũng như là tìm kiếm cẩn thận các khác hàng chất lượng để tránh phát sinh thêm nợ xấu, nợ quá hạn.

Dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của Chi nhánh, chiếm trên 99% tổng dư nợ trong cả 3 năm 2014, 2015 và 2016 nhưng có xu hướng giảm dần và tăng mạnh Dư nợ bằng ngoại tệ và vàng. Nguyên nhân là Chi nhánh đã không chỉ phát triển các khách hàng nội địa mà còn mở rộng thêm các khách hàng có nguồn thu từ ngoại tệ nhằm gia tăng lợi ích từ các dịch vụ thanh toán

2014 (%) 2015 (%) 2016 (%) Tổng thu_________ 59,61 1 100 % 81,53 3 100% 83,84 0 100%

quốc tế, thu phí chuyển đổi ngoại tệ, chuyển tiền v.v. Ban lãnh đạo chi nhánh đánh giá chính các nguồn phí từ các dịch vụ sẽ dần trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân hàng thay cho nguồn thu chính từ lãi tín dụng.

Du nợ theo kỳ hạn, du nợ ngắn hạn luôn trên 75% tổng du nợ, điều này chứng tỏ chi nhánh tập trung đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các DN. Năm 2015 du nợ ngắn hạn tăng 90.886 triệu đồng đạt 504,304 triệu (năm 2014 là 413.418 triệu). Sang năm 2016 tỷ trọng du nợ ngắn hạn giảm chỉ chiếm 78.46% tổng du nợ. Du nợ ngắn hạn liên tục giảm qua các năm có nghĩa là du nợ trung và dài hạn tăng lên. Trong đó du nợ trung hạn trong năm 2016 tăng mạnh đạt 16.47% tổng du nợ so với truớc đó (năm 2015) chỉ là 13.62% và du nợ dài hạn năm 2016 tăng từ 4.14% lên đén 5.07%.Việc dịch chuyển cơ cấu nợ từ ngắn hạn sang trung dài hạn giúp chi nhánh thu đuợc lãi tín dung, lợi nhuận cao hơn so với du nợ tín dụng, bên cạnh đó cũng giúp cho chi nhánh dự báo truớc đuợc về sự sụt giảm du nợ theo định kỳ hàng năm duy trì du nợ bền vững hơn so vơi du nợ ngắn hạn do phụ thuộc vào kế hoạch của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Du nợ theo thành phần kinh tế, du nợ cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng cao hơn các thành phần kinh tế khác trong các năm từ 2014 đến 2016 và có xu huơng tăng truởng đều qua cá năm, chiếm hơn 70% tổng du nợ trong các năm 2015 và

2016. Cụ thể nhu sau, năm 2014 tỷ lệ du nợ cho vay DNVVN là 73.91% tổng du nợ, con số này các năm 2015 và 2016 lần luợt là 76.70% và 84.81%. Đối với các DNNN và TCKT lớn thì phân khúc này có số luợng khách hàng rất nhỏ nhung tỷ trọng du nợ với thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng nhất là 22.71% sau đó giảm mạnh ở năm 2015 (chỉ còn 21.62%) và năm 2016 chỉ còn là 11,32%. Nguyên nhân của tình trạng du nợ DNNN giảm mạnh trong giai đoạn này là do NN đang thực hiện việc cổ phần hóa mạnh mẽ các DNNN làm ăn kém hiệu quả. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhà nuớc liên tục xảy ra các sai phạm dẫn đến những tổn thất lớn cho VIB nói chung và chi nhánh Cầu Giấy nói riêng nên ban lãnh đạo của VIB cũng nhu chi nhánh Cầu Giấy đã xác định sẽ giảm dần và thoái lui khỏi các doanh nghiệp nhà nuớc nhỏ lẻ, chỉ duy trì tại các doanh nghiệp hoạt động hiệu qủa theo đánh giá của VIB. Trong thời buổi kinh tế khó khăn khi mà còn nhiều DN đang điêu đứng, chống chọi để tồn tại thì việc chuyển huớng sang

DVVVN là một việc làm hoàn toàn đúng đắn và có hiệu quả để mở rộng thị phần, đa dạng hóa danh mục khách hàng, phân hóa rủi ro.

2.1.3.3. Kết quả kinh doanh

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016, nền kinh tế nuớc ta biến động phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt những năm 2014-2015, nền kinh tế Việt Nam tuy đã bắt đầu phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, bong bóng bất động sản nhung vẫn còn những thiệt hại và tổn thất còn để lại từ đó đã ảnh huởng đến hoạt động của các thành phần kinh tế trong nuớc cũng nhu hoạt động của các NHTM.

Bảng 2.3. Ket quả tài chính của Chi nhánh năm 2014 - 2016

8 % 5 4 Chi trả lãi 48,16 3 %87.35 1 66,16 % 88.15 7 70,18 %91.23 Chi khác 6,97 5 12.65 % 8,89 4 11.85 % 6,747 8.77%

Chênh lệch thu chi 4,47

Biểu đồ 2.1. Ket quả hoạt động kinh doanh năm 2014 -2016

2014 2015 2016

■Tòng thu

■Tòng chi

■Chênh lệch thu chi

Nhìn vào biểu đồ 2.1. ta thấy chênh lệch thu chi hay chính là lợi nhuận mà chi nhánh đã đạt đuợc các năm 2015 và 2016 đều tăng so với năm 2014 theo mức tăng của mức du nợ và huy động vốn của chi nhánh đạt đuợc. Lợi nhuận năm 2016 tuy tăng so với năm 2015 là 428 trđ nhung tốc độ tăng của lợi nhuận đã giảm mạnh so với tốc độ tăng truởng lợi nhuận năm 2015 từ 44.82% trong năm 2015 xuống chỉ còn 6.6% trong năm 2016. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng truởng tổng du nợ của chi nhánh trong năm 2016 đã giảm mạnh đã dẫn theo nguồn thu chính của chi nhánh là thu thuần từ lãi giảm mạnh. Nguyên nhân là do VIB thu hẹp và thay đổi danh mục các khách hàng hiện hữu của chi nhánh theo chủ truơng chung của ngân hàng từ đó để bù đắp lại phần du nợ thiếu hụt, chi nhánh đã phải đua ra những chính sách cạnh tranh về phí và lãi suất để có thể thu hút đuợc các khách hàng mới. Ngoài ra, trong năm 2016 và các năm trong giai đoạn 2017-2020, VIB chi nhánh Cầu Giấy đã đề ra chính sách phát triển toàn diện, đa dạng hóa đối tuợng khách hàng, tăng truởng bán và phát triển các dịch vụ ngoài tiền vay nhu: bảo lãnh, L/C, các loại phí chuyển tiền, cam kết tín dụng, phí trả nợ truớc hạn ... từ đó đã thay đổi cơ cấu nguồn thu của chi nhánh khi thu thuần từ lãi giảm mạnh từ 96.31% xuống chỉ còn 92.17% Cụ thể:

- Năm 2014, tổng thu nhập là 59.611 triệu VND, tổng chi phí là 55.138 triệu VND,lợi nhuận đạt đuợc là 4.473 triệu VND. Trong tổng thu nhập của Chi nhánh thì thu nhập từ lãi và các khoản thu có tính chất lãi chiếm 94.56%, chứng tỏ Chi nhánh chua nâng cao, phát triển các hình thức cung cấp dịch vụ NH. Do tính chất hoạt động kinh doanh của NH là đi vay và cho vay nên chi phí bỏ ra để thu hút đuợc nguồn vốn là lớn, là điều hiển nhiên nên chi phí trả lãi của Chi nhánh là 87,35% trong tổng chi phí bỏ ra.

- Năm 2015, tổng thu nhập là 81.533 triệu VND, tổng chi phí là 75.055 triệu VND từ đó tạo ra lợi nhuận là 6.478 triệu VND. Lợi nhuận tăng 2.005 triệu VND tuơng đuơng tốc độ tăng là 44.82% cao hơn tốc độ tăng của thu nhập là 36.77% và cũng tăng cao hơn tốc độ tăng của chi phí bỏ ra là 36.12 %. Điều này thực hiện đuợc là do Chi nhánh đã quản trị tốt công tác quản lý chi phí, quản lý nhân viên,

công tác huy động vốn. Mở rộng và phát triển hình thức cho vay tốt hơn tạo điều kiện giúp Chi nhánh nâng cao đuợc nguồn thu. Tuy nhiên hoạt động thu từ lãi và các khoản thu có tính chất lãi cũng tăng và chiếm tỷ trọng rất cao, đặc biệt năm 2015 là 96.31% chứng tỏ Chi nhánh vẫn chua tận dụng hết khả năng phát triển các loại hình dịch vụ NH.

- Sau sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2014-2015 nhằm khôi phục lại những ảnh huởng mạnh mẽ từ giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế, cho tới năm 2016, ban lãnh đạo chi nhánh đã đề ra chính sách thắt chặt lại tín dụng nhằm sàng lọc, kiểm soát chặt chẽ khách hàng và các khoản cấp tín dụng, tránh tình trạng phát sinh nợ quá hạn. Bên cạnh đó là việc thay đổi đối tuợng khách hàng cũng nhu tăng cuờng phát triển mảng dịch vụ. Tổng thu và chi tăng châm, tổng thu tăng 2.307 triệu VND tuơng đuơng tốc độ tăng là 2.82%, tổng chi tăng 1.879 triệu VND tuơng đuơng tốc độ tăng là 2.50%. Do cả tổng thu và tổng chi tăng chậm với cùng tỷ lệ tuơng đuơng nhau nên dẫn đến lợi nhuận của Chi nhánh tạo ra cũng chỉ tăng so với năm 2015 là 428 triệu VND tuơng đuơng tốc độ tăng là 6.61%. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ của thu nhập và chi phí giảm mạnh so với năm 2015 là do chi nhánh đã thực hiện việc thoái lui khỏi nhiều tổ chức kinh tế lớn từ đó du nợ từ lãi vay, dịch vụ cũng nhu huy động vốn cũng giảm đáng kể. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh cũng nhu chỉ tiêu đuợc giao, chi nhánh đã thực hiện tốt việc mở rộng đối tuợng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh bên canh. Tốc độ của lợi nhuận giảm mạnh chứng tỏ Chi nhánh đã chua quán triệt thực hiện tốt các công tác quản lý, huy động vốn. Hoạt động thu từ lãi chiếm tỷ trọng thấp hơn năm 2015 (năm 2016 là 90%, năm 2015 là 98%) chứng tỏ ngân hàng đã chú ý hơn đến các

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh cầu giấy thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w