Singapore là một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Đông Nam á. Những năm gần đây, Singapore đã có những buớc tiến rất thần kỳ trong việc phát triển kinh tế. Chính phủ Singapore nói chung và các NHTM nói riêng đã có nhiều chính sách đổi mới, trong đó phải kể đến chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát triển.
Truớc hết, Chính phủ nuớc này rất quan tâm đến vốn cho sản xuất kinh doanh của DN. Chính sách hỗ trợ đuợc thực hiện thông qua việc Chính phủ bảo lãnh với NH cho DN vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhiều sinh viên tài năng, có ý tuởng nhung gặp khó khăn đuợc Chính phủ lựa chọn hỗ trợ vốn để thành lập DN, từ đó nhiều nguời đã khởi nghiệp thành công và trở thành doanh nhân xuất sắc. Nhà nuớc cũng hỗ trợ kinh phí hình thành quỹ đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các giám đốc, nhà quản lý để họ có kiến thức sâu rộng khi tham gia kinh doanh tại các thị truờng trọng điểm nhu Trung Quốc, Nga, Việt Nam, ...
Cung cấp thông tin cho DN cũng là một kênh hỗ trợ quan trọng của Chính phủ. Tổ chức phát triển doanh nghiệp (IE) trực thuộc bộ công thuơng Singapore có trên 30 văn phòng ở nhiều nuớc trên thế giới; riêng Việt Nam có 2 văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các văn phòng này có trách nhiệm tập hợp và cung cấp các thông tin thị truờng, phối hợp tổ chức cho các DN trong nuớc đi các nuớc khảo sát, tìm kiếm đối tác, hỗ trợ tổ chức hội nghị, hội thảo nuớc ngoài,.
1.3.3.2 Kinh nghiệm ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những nuớc có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Để phát triển các doanh nghiệp của Hàn Quốc đã nhận đuợc sự giúp đỡ về vốn rất lớn từ các ngân hàng Hàn Quốc. Các ngân hàng Hàn Quốc đã xây dựng một số sản phẩm tín dụng đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhu:
Cho vay với lãi suất tăng dần: sản phẩm cho vay này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp thiếu vốn luu động và ngân hàng dự đoán tình hình tài chính của DN vay vốn có xu huớng phát triển. Lãi suất ngân hàng tăng dần trong 3 năm từ khi cho vay, ngân hàng có quyền chuyển đổi tài khoản vay thành vốn góp hoặc trái phiếu có quyền chuyển đổi của chính DN vay vốn. Việc này làm cho ngân hàng nắm bắt khá
rõ tình hình tài chính kinh doanh của DN, từ đó phát hiện kịp thời những dấu hiệu rủi ro để có biện pháp phòng tránh hữu hiệu.
Cho vay theo mạng luới: trên cơ sở cam kết thông tin và thu giới thiệu của nhà thầu chính, ngân hàng sẽ cung cấp cho các nhà thầu phụ, các nhà thầu phụ này sẽ mở tài khoản tại ngân hàng. Nhà thầu cính sẽ thông tin cho nhà thầu phụ để trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng thu nợ trên cơ sở xét dòng tiền của phuơng án vay vốn.
Một biện pháp nữa góp phần không nhỏ vào việc nâng cao phát triển tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là các ngân hàng Hàn Quốc thuờng xuyên tổ chức những khóa học nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch của các doanh nghiệp, giúp nâng cao năng lực quản lý kinh doanh, lập dự án kinh doanh hiệu quả, đồng thời cũng tạo đuợc lòng tin của khách hàng, giúp KH hiểu rõ chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp.
1.3.3.3 Kinh nghiệm ở Nhật Bản
Nhật Bản là nền kinh tế điển hình của khu vực Châu á cũng nhu trên thới giới, đứng vị trí thứ hai trên thế giới qua nhiều năm. Sự phát triển mạnh mẽ này có sự góp phần rất lớn của doanh nghiệp. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến phát triển các doanh nghiệp vì đây là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết đuợc nạn thất nghiệp. Chuơng trình "hiện đại hoá" các doanh nghiệp trở thành một nhiệm vụ và Nhật Bản đã có hàng loạt các chính sách về nhiều mặt đuợc ban hành nhu là: Xúc tiến hiện đại hoá doanh nghiệp, hiện đại hoá các thể chế quản lý doanh nghiệp, các hoạt động tu vấn cho doanh nghiệp, các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp
Trong đó dành một sự chú ý đặc biệt đối với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh nhu khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay...
dụng và các tổ chức tài chính tín dụng công cộng phục vụ doanh nghiệp. Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh.
Ngoài ra còn có ba tổ chức tài chính công cộng là Công ty Tài chính doanh nghiệp, Công ty tài chính nhân dân và ngân hàng Shoko Chukin do Chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNVVN đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh.