TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 93)

VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNĐẦU ĐẦU

TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh Sở giao dịch 1- BIDVfizew thân là Sở giao dịch 1 - Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) được thành lập ngày 02/03/1991 theo

Quyết định số 76 QĐ/TCCB của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ý tưởng của ban lãnh đạo của Ngân hàng là xây dựng Sở giao dịch là đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh của Hội Sở chính, thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược của BIDV.

Ngày 01/05/2012, BIDV chính thức được chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần, theo đó, hình thức, mô hình sở hữu của CN Sở giao dịch 1 cũng được thay đổi theo Quyết định số 30/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị BIDV về việc thành lập các chi nhánh, sở giao dịch trực thuộc ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Trong suốt hơn 25 năm thành lập và phát triển, CN Sở giao dịch 1 đã luôn khẳng định là đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống. Đến nay, CN Sở giao dịch 1 đã có 14 phòng nghiệp vụ và 5 phòng giao dịch với hơn 300 cán bộ, công nhân viên. Kết thúc năm 2018, tổng tài sản của Sở giao dịch 1 đạt 35.000 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2013, tăng trưởng bình quân đạt 13.4%/năm, chiếm 4% toàn hệ thống; Nguồn vốn huy động bình quân của Chi nhánh đạt 37.024 tỷ đồng, tăng 110% so với năm 2013 và chiếm tỉ trọng 3,4%

2013, đạt mức 22.202 tỷ đồng, chiếm 2,3% tổng dư nợ tín dụng của BIDV. Toàn bộ dư nợ được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu thấp, ở mức 0,15%; Lợi nhuận của Chi nhánh luôn đứng đầu hệ thống và có tốc độ tăng trưởng mạnh, đạt mức 776.42 tỷ đồng năm 2018. Đặc biệt lợi nhuận bình quân đầu người năm 2018 của Chi nhánh có bước đột phá lớn đạt 2.73 tỷ đồng/người tăng 30% so với năm 2013.

về địa bàn hoạt động:

CN Sở giao dịch 1 đặt trụ sở tại tòa tháp Vincom A - Quận Hai Bà Trưng. Đây là một trong những địa điểm tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của CN. Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận trung tâm của thành phố, tập trung nhiều công ty và các cơ quan, đặc biệt khu vực này có lượng lớn dân cư thu nhập cũng như trình độ dân trí cao là thị trường tiềm năng cho dịch vụ NHBL phát triển trên địa bàn. Một số trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Vincom Plaza... sẽ là điều kiện tốt cho CN Sở giao dịch 1 phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Hiện nay, tại địa bàn hoạt động của CN Sở giao dịch 1 có khá nhiều các NHTM đang hoạt động. Các chi nhánh ngân hàng VietinBank, Military Bank, VietcomBank, và một số ngân hàng cổ phần khác bắt đầu đi vào hoạt động trong thời gian gần đây. Tuy nhiên hoạt động tại tháp A Vincom với vị trí giao thông thuận tiện, đặc biệt phòng giao dịch khách hàng cá nhân với phong cách làm việc chuyên nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng. Trong thời gian tới, với sự bùng nổ của dịch vụ bán lẻ và các dịch vụ ngân hàng - tài chính, địa bàn quận Hai Bà Trưng đặc biệt tại khu thương mại Vincom sẽ có rất nhiều các NH cổ phần đặt trụ sở giao dịch.

Nhận thức rõ tình hình kinh doanh và hoạt động của các ngân hàng bạn, ban Giám đốc CN SGD 1 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã và đang cố gắng đặt ra những kế hoạch chiến lược nhằm phát huy tốt kết quả

trong thời gian qua cũng như tăng thế mạnh cạnh tranh dịch vụ, giữ vững vị thế của mình.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động

Về cơ cấu và tổ chức của Chi nhánh Sở giao dịch 1:

Phòng KHDN 1 Phòng KHDN 2 Phòng KHCN 1 Phòng KHDN 4 Phòng KHDN 5 Phòng QLRR 1 Phòng QLRR 2 Phòng QTTD Phòng GDKH Phòng QL&DVKQ Phòng KHTC Phòng TCHC PGD Tôn Đức Thắng PGD Quốc Tử Giám PGD Ngô Thì Nhậm PGD Khâm Thiên PGD Hòa Bình

Tháng 10/2008 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc chuyển đổi mô hình tổ chức nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của CN Sở giao dịch 1. Đó là sự kiện cùng với toàn hệ thống BIDV, CN Sở giao dịch 1 đã thực hiện thành công việc chuyển đổi, cơ cấu lại mô hình tổ chức theo mô hình TA2 nhằm giảm thiểu rủi ro và chuyên môn hoá các mặt trong nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn các chuẩn mực của một ngân hàng hiện đại, tiên tiến. Nếu trước kia khối tín dụng của Ngân hàng được chia ra thành các phòng tín dụng, phòng Thẩm định, phòng Quản lý tín dụng thì nay chia ra thành các phòng Quản lý khách hàng, phòng Quản lý rủi ro, phòng Quản trị tín dụng. Sự phân chia mới này đảm bảo cho việc thực hiện chuyên môn hoá, đảm bảo cho các phòng thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, sự phân chia chỉ có tính chất tương đối bởi các phòng đều có quan hệ hữu cơ với nhau trong một tổng thể chung, phụ trợ và tăng cường cho nhau.

về chức năng, nhiệm vụ

Trong quá trình hoạt động, CN Sở giao dịch 1 được Hội sở chính BIDV giao nhiệm vụ là đơn vị chủ lực và đầu tàu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, CN Sở giao dịch 1 tập trung vào 3 nhiệm vụ chính là: huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăng nguồn vốn cho toàn ngành; phục vụ các khách hàng lớn, các tập đoàn, các tổng công ty không phân biệt hình thức sở hữu; thực hiện phát triển các dịch vụ ngân hàng.

Cho đến nay, để mở rộng, phát triển theo hướng ngân hàng đa năng, giống như những NHTM nhà nước khác, CN Sở giao dịch 1 đã mở rộng hơn hoạt động kinh doanh của mình, thực hiện kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng,

32

góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, CN Sở giao dịch 1 đã được Hội sở chính BIDV giao thêm những nhiệm vụ mới, không chỉ phát triển mạnh mạng bán buôn, quan hệ với các Tập đoàn, Tổng Công ty, các doanh nghiệp lớn mà CN Sở giao dịch 1 đã mở rộng thêm các đối tượng, ngành nghề kinh doanh; tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

2.1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương

mại cổ

phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 1

Quận Hoàn Kiếm là quận có nhiều tiềm năng phát triển, có tốc độ tăng trưởng theo dự đoán của chuyên gia kinh t ế lớn hơn mức tăng trung bình cả nước, luôn đạt từ 10% trở lên, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động Ngân hàng. Giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch là 12- 13%/năm. Cùng với sự phát triển kinh tế trên phạm vi cả nước. Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán l ẻ không chỉ dừng l ại ở các nghiệp vụ truyền thống, các hình thức huy động, hình thức đầu tư đã trở lên đa dạng hơn.

Quy mô và phạm vi hoạt động Ngân hàng cũng được mở rộng song song với việc hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. Có thể thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV- Sở giao dịch 1 thông qua các chỉ tiêu cơ bản dưới đây.

2.1.3.1. Huy động vốn

Với tư cách là một trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu là đi vay để cho vay, nên nguồn vốn là yếu tố có tính chất quyết định trong kinh doanh của các NHTM. Nhận thức được vị trí vai trò trọng yếu của nguồn vốn trong kinh doanh, cho nên bất cứ NHTM nào cũng đều quan tâm đến công tác huy động vốn.

Trong những năm vừa qua xác định rõ những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn trên địa bàn, BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1

33

đã đưa ra những chủ trương và biện pháp phù hợp để huy động các nguồn vốn trong dân cư và đã đạt kết quả khá tốt.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về huy động vốn giai đoạn 2016 -2018 tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1

(tỷ đồng) trọng (%) (tỷ đồng) trọng (%) (tỷ đồng) trọng (%) Tổng nguồn vốn HĐ 29.568 100% 32.470 100% 37.024 100%

1. Theo thời gian

- Không kỳ hạn 3.798 12,84% 4.076 12,55% 5.487 14,82% - Ngắn hạn 16.785 56,77% 19.468 59,96% 20.458 55,26% - Trung dài hạn 8.985 30,39% 8.926 27,49% 11.079 29,92% 2. Theo thành phần kinh tế - TG các TCKT 22.714 76,82% 25.381 78,17% 29.763 80,39% - TG dân cư 6.854 23,18% 7.089 21,83% 7.261 19,61%

có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động tăng 2.902 tỷ đồng, tương đương tăng 9,81% so với năm 2016, năm 2018 tổng nguồn vốn huy động tăng 4.554 tỷ đổng tương đương tăng 14,02% so với năm 2017 và tăng 7.456 tỷ đồng tương đương tăng 25,21% so với năm 2016. Tổng nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng qua các năm là nhờ định

hướng và chỉ đạo đúng đắn của ban giám đốc cùng sự nỗ lực chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới của cán bộ chi nhánh.

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn cuối kỳ (2016-2018) tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch

Đơn vị: tỷ đồng

■Tổng nguồn vốn HĐ

Trong cơ cấu tiền gửi huy động thì tiền gửi bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trên 80%, tiền gửi bằng ngoại tệ hầu như không đáng kể. Đây là thực trạng chung của hầu hết các Chi nhánh NHTM trong cùng địa bàn.

Xét về kỳ hạn, trong giai đoạn 2016 đến 2018, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 (trên 50%) và tăng giảm không ổn định qua các năm. Số dư tiền gửi không kỳ hạn của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 có xu hướng tăng qua các năm, từ 3.798 tỷ đồng năm 2016 lên 5.487 tỷ đồng năm 2018. Bằng việc định hướng phát triển dịch vụ thanh toán như thanh toán lương, thanh toán trong nước, .... để thu hút nguồn vốn không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân hộ gia đình, BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã cải thiện cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động (từ 12,84% năm 2015 lên 14,82% năm 2018)

35

Xét theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Do truớc đây khách hàng chủ yếu của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, nên tỷ trọng nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Tuy nhiên, trong thời

gian gần đây, việc tập trung vào khai thác và phát triển khách hàng cá nhân đồng

thời triển khai kế hoạch phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ: cung cấp cho khách

hàng cá nhân nhiều hình thức gửi tiền mới, hấp dẫn (chuơng trình tiết kiệm dự thuởng, sản phẩm tiền gửi tích lũy bảo an, sản phẩm tiền gửi lớn lên cùng yêu thương....) khiến số du tiền gửi huy động vốn dân cư tăng dần qua các năm từ năm 2016 đến năm 2018. Đồng thời, lượng tiền huy động từ dân cư tăng lên là do việc nhiều hộ dân cư có nguồn thu lớn từ tiền đền bù, bán đất đai nên dân cư

có lượng tiền nhàn rỗi lớn. Trong bối cảnh đầu tư ảm đạm, nhiều rủi ro như hiện

nay thì việc gửi tiền vào ngân hàng được nhiều người lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, hình thức sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình tại địa bàn Hà Nội

ngày càng phát triển nên tài khoản tiền gửi của họ vẫn là tài khoản huy động từ

dân cư, nên khiến cho phần vốn huy động từ dân cư tăng.

2.1.3.2. Tín dụng

Nếu như huy động vốn là khâu có tính chất quyết định trong kinh doanh thì cho vay vốn lại là khâu quyết định hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM. Do vậy, các NHTM luôn rất chú ý phối kết hợp nhịp nhàng giữa công tác huy động vốn và cho vay.

36

Bảng 2.2: Tổng dư nợ tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 giai đoạn 2016-2018

đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%)

Tổng dư nợ 18.457 100% 20.498 100% 22.202 100%

1. Theo thời gian Dư nợ cho vay ngắn hạn_________ 8.415 45,59% 9.840 %48,00 11.755 52,95% Dư nợ cho vay trung và dài hạn______ 10.042 54,41% 10.658 %52,00 10.447 47,05% 2. Theo hình t hức cho vay Dư nợ cho vay bán lẻ 942 5,10% 1.052 5,13% 1.544 6 ,95% Dư nợ cho vay doanh nghiệp, TCTD 17.515 94,90% 19.446 %94,87 20.658 93,05% 3. Phân theo hình thức TSBĐ Dư nợ cho vay có TSBĐ 16.542 89,62% 18.642 %90,95 20.425 92,00% Dư nợ cho vay không có TSBĐ 1.915 10,38% 1.856 9,05% 1.777 8,00%

1 có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016 dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 18.457 tỷ đồng. Năm 2017, dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 20.498 tỷ đồng, tăng 2.041 tỷ đồng (tương đương 11,05%) so với năm 2016. Đến năm 2018, dư nợ

tín dụng tăng 1.704 tỷ đồng so với năm 2017 (tương đương tăng 8,31%) và ở mức 22.202 tỷ đồng hoàn thành 100% kế hoạch được giao, tăng trưởng 8,3% so với năm 2017 (20.498 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 9,9% trên địa bàn TP. Hà Nội và chiếm 2,3% trong toàn hệ thống BIDV. Để có được kết quả tăng trưởng qua những năm 2016-2018, BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 ngoài việc sàng lọc khách hàng cũng đã nỗ lực tiếp cận khách hàng có uy tín và năng lực tài chính lành mạnh để tăng dư nợ và chất lượng tín dụng.

Trong cơ cấu tín dụng, xét thời hạn cho vay: đã có sự dịch chuyển cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay, tăng dư nợ cho vay ngắn hạn (từ 45,59% năm 2016 lên 52,95% năm 2018) và giảm dư nợ cho vay trung và dài hạn (từ 54,41% năm 2016 xuống còn 47,05 năm 2018). Điều này cũng là phù hợp với tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ lớn đồng thời cũng phù hợp với định hướng của BIDV nói chung

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng cuối kỳ tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịchl giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: tỷ đồng

Cơ cấu dư nợ xét theo hình thức cho vay có sự chuyển biến, tỷ trọng dư nợ trong cho vay các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng vẫn chiểm tỷ trọng lớn

38

hơn do đặc thù khách hàng tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty lớn vì vậy tuy du nợ cho vay bán lẻ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng du nợ của chi nhánh , nhung đã có sự gia tăng qua các năm. Năm 2016 cho vay bán lẻ chiếm 5,1% trong tổng du nợ đến năm 2018 đã tăng lên chiếm đến 6,95%. Điều này buớc đầu nhận thấy sự chuyển biến tích cực trong chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1.

Trong tổng du nợ thì du nợ không có tài sản đảm bảo đã giảm cả số tuyệt

đối và tỷ trọng, trong khi đó du nợ có tài sản đảm bảo tăng dần theo từng năm. Tỷ trọng du nợ cho vay có tài sản bảo đảm tăng từ 89,62% năm 2016 lên 92,00% năm 2018 đồng thời tỷ trọng du nợ cho vay không có tài sản bảo đảm giảm từ 10,38% năm 2016 xuống còn 8,00% năm 2018. Việc giảm du nợ cho

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 93)

w