Mối quan hệ chi phí ngắn hạn và dài hạn 1.Trong điều kiện lợi tức cốđị nh theo qui mô

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 4 pps (Trang 33 - 34)

Giả sử một nhà máy không chắc chắn về nhu cầu tương lai về sản phẩm của họ nên họ

quyết định đưa ra ba nhà máy tại ba mức quy mô đầu ra khác nhau. Đường chi phí bình quân ngắn hạn của ba nhà máy lần lượt là SAC1, SAC2, và SAC3 trong Hình 4.9.

Điều này là quan trọng bởi vì khi xây xong nhà máy thì doanh nghiệp không thể thay

đổi kích cỡ nhà máy trong thời gian này.

Hình 4.9 thể hiện trường hợp lợi tức cố định theo qui mô trong dài hạn. Nếu doanh nghiệp kỳ vọng vào mức sản lượng đầu ra Q1, thì nên xây nhà máy nhỏ nhất. Chi phí trung bình sản xuất sẽ là 10 nghìn VNĐ; đây là mức chi phí thấp nhất bởi vì chi phí cận biên ngắn hạn SMC cắt chi phí bình quân ngắn hạn SAC tại 10 nghìn VNĐ. Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất ở mức sản lượng đầu ra Q2, thì nên xây một nhà máy cỡ

vừa, và mức chi phí bình quân vẫn là 10 nghìn VNĐ và cũng tương tự với mức sản lượng Q3. Với các loại kích cỡ nhà máy như vậy, bất kỳ lựa chọn giữa Q1, Q2 và Q3

đều có chi phí sản xuất bình quân và chi phí biên dài hạn như nhau.

Hình 4.9. Các chi phí dài hạn trong điều kiện hiệu suất quy mô không đổi

Đường chi phí bình quân dài hạn LAC, và đường chi phí cận biên LMC là đường bao của các đường chi phí bình quân ngắn hạn SAC1, SAC2, SAC3. Trong điều kiện hiệu suất quy mô không đổi, đường LAC trùng LMC và cùng đi qua các điểm cực tiểu của các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn.

Vậy đường chi phí trong dài hạn của doanh nghiệp là gì? Trong dài hạn, một doanh nghiệp có thể tăng quy mô của nhà máy, khi cần tăng sản xuất từ mức Q1 lên Q2 hoặc Q3, doanh nghiệp sẽ sản xuất trên phần đường gạch chéo của các ba đường chi phí bình quân trong ngắn hạn bởi phần đường này thể hiện mức chi phí tối thiểu của sản xuất mọi mức đầu ra.

Kết luận: Đường chi phí bình quân dài hạn bao tất cả các đường chi phí bình quân ngắn hạn.

Trong hình 4.9 đó là đường thẳng LAC. Bất kể doanh nghiệp muốn sản xuất ở mức nào, nó vẫn chọn nhà máy có kích thước cho phép sản xuất đầu ra ở mức chi phí bình quân nhỏ nhất là 10 nghìn đồng.

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 4 pps (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)