Đường đồng phí (xem hình 4.6 tại mục 4.3.3.2)

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 4 pps (Trang 28 - 29)

Các chi phí của sản xuất dài hạn được tìm hiểu thông qua khái niệm “đường đồng phí” hay còn gọi là “đường đẳng phí” của một doanh nghiệp. Đường đồng phí là tập hợp tất cả các kết hợp về hai loại đầu vào (lao động và vốn) sao cho doanh nghiệp chi cho hai loại đầu vào đó một mức tổng chi phí như nhau.

Ví dụ: Theo đồ thị 4.6 đường đẳng phí C0 mô tả tất cả các kết hợp có thể xảy ra của

đầu vào ở mức chi phí C0.

Để tìm hiểu đường đồng phí ta ký hiệu C là tổng chi phí sản xuất bao gồm tổng chi phí lao động wL và chi phí vốn rK (trong đó w là giá lao động và r là giá vốn, L là lượng lao động còn K là lượng vốn). Ta sẽ có phương trình đường đồng phí như sau:

C = wL + rK

Có thể viết lại phương trình đường đồng phí theo công thức sau:

K = C/r – (w/r)L

Như vậy, đường đẳng phí là một đường thẳng đi xuống, có độ dốc ∆K/∆L = -(w/r) là tỉ số của tiền lương (giá đầu vào trên trục hoành) với chi phí thuê vốn (giá đầu vào trên trục tung). Điều này có nghĩa là: Nếu doanh nghiệp từ bỏ một lao động để có

được w/r đơn vị vốn tại mức chi phí r đồng cho một đơn vị, thì tổng chi phí sản xuất sẽ vẫn giữ nguyên.

Cũng tương tự nhưđường ngân sách của người tiêu dùng đã phân tích tại bài 3:

• Đường đồng phí sẽ dịch chuyển song song nếu giá của cả 2 đầu vào đều thay đổi cùng một tỉ lệ hay tổng chi phí thay đổi, sẽ dịch chuyển song song vào trong (nếu giá tăng hay tổng chi phí tăng) hoặc ra ngoài (nếu giá giảm hay tổng chi phí giảm). • Đường đồng phí sẽ quay nếu giá của một trong hai đầu vào thay đổi (quay vào

trong nếu giá tăng và quay ra ngoài nếu giá giảm và tâm quay là giao điểm trên trục mà biểu thịđầu vào giá không đổi).

• Ứng với mỗi mức tổng chi phí ta có một phương trình đường đồng phí nhất định. Vì vậy sẽ có một tập hợp các đường đồng phí được gọi là bản đồ đường đồng phí (ví dụ như hình 4.6 có 3 đường đồng phí C0, C1, C2 là 2 mức chi phí khác nhau). Như vậy, khi tất cả đầu vào có thể thay đổi, thì chi phí có thể thay đổi linh hoạt hơn trong quá trình sản xuất dài hạn so với sản xuất trong ngắn hạn. Để phân tích về lựa chọn tối ưu về chi phí trong dài hạn, kinh tế học sử dụng công cụđường đồng phí và

đường đồng lượng. Phần 4.5.3.2 sẽ phân tích sự lựa chọn này.

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 4 pps (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)