Các đường chi phí bình quân và chi phí biên dài hạn

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 4 pps (Trang 31 - 33)

Trong dài hạn, khả năng thay đổi mọi đầu ra vì vậy cho phép doanh nghiệp giảm chi phí. Để hiểu các chi phí biến đổi như thế nào khi doanh nghiệp chuyển dọc theo

đường mở rộng sản xuất trong dài hạn, chúng ta có thể xem xét đường chi phí bình quân (LAC) và chi phí biên dài hạn (LMC).

Yếu tố quyết định quan trọng nhất của độ dốc đường chi phí bình quân dài hạn và chi phí biên dài hạn là các đường này luôn giảm, không đổi rồi tăng lên theo sự thay đổi từ hiệu suất quy mô tăng sang hiệu suất quy mô không đổi và cuối cùng là hiệu suất quy mô giảm.

Chúng ta có thể giải thích như sau:

Gi s, sn xut ca mt doanh nghip luôn trong tình trng hiu sut quy mô không đổi mi mc đầu ra. Tức là, khi đầu vào tăng gấp đôi thì đầu ra cũng tăng gấp đôi với giả thiết giá đầu vào giữ nguyên không đổi khi đầu ra tăng, cho nên chi phí sản xuất trung bình sẽ bằng nhau ở mọi mức đầu ra. Và đường LAC sẽ

nằm ngang.

Gi s, doanh nghip có hiu sut quy mô tăng. Khi đó chi phí trung bình của sản xuất sẽ giảm xuống khi đầu ra tăng bởi vì chi phí tăng gấp đôi đem lại một lượng

đầu ra nhiều hơn gấp đôi (giả sử giá đầu vào không đổi). Tương tự với logic như

vậy ta có thể nói rằng với trường hợp hiệu suất quy mô giảm, chi phí trung bình cho sản xuất tăng khi lượng đầu ra tăng.

Chi phí bình quân dài hạn là tổng chi phí trung bình tính để sản xuất một đơn vịđầu ra trong dài hạn (thường gọi là suất đầu tư bình quân).

Hình 4.8. Chi phí bình quân và chi phí biên

Đường LAC có dạng chữ U, giống đường chi phí bình quân trong ngắn hạn, nhưng sự

tăng giảm của LAC là theo hiệu suất quy mô mà không theo quy luật lợi tức giảm dần của một yếu tố sản xuất như trong ngắn hạn.

Một đường chi phí bình quân hình chữ U dài hạn phù hợp với lợi ích kinh tế theo qui mô của doanh nghiệp đó là mức đầu ra thấp thì không lợi ích kinh tế theo qui mô bằng với mức đầu ra cao hơn.

Đường chi phí biên dài hạn LMC được xác định từ đường chi phí bình quân dài hạn. LMC đo lường mức thay đổi của tổng chi phí dài hạn khi đầu ra tăng lên thêm một

đơn vị (trong thực tế người ta thường gọi là suất đầu tư gia tăng). LMC nằm dưới

đường LAC khi LAC giảm và nằm trên LAC khi LAC tăng. Hai đường giao nhau tại

điểm A, đó là lúc chi phí bình quân đạt cực tiểu. Trường hợp đặc biệt, nếu LAC không

đổi thì LAC và LMC luôn bằng nhau.

LƯU Ý

Trong thực tế, khái niệm hiệu suất quy mô (hay nói lợi ích kinh tế theo quy mô) thường chỉ

sử dụng khi doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận. Chính xác hơn một doanh nghiệp có lợi ích kinh tế theo qui mô khi doanh nghiệp có thể gấp đôi đầu vào với mức chi phí ít hơn gấp đôi. Tương tự, sẽ không có lợi ích kinh tế theo qui mô khi tăng gấp đôi đầu vào sẽ

khiến cho chi phí tăng hơn gấp đôi. Thuật ngữ lợi ích kinh tế theo qui mô còn dùng chỉ cho trường hợp hiệu suất quy mô tăng trong một số trường hợp đặc biệt, nhưng nó tổng quát hơn bởi vì thuật ngữ này cho phép mô tả các so sánh khác về các kết hợp thay đổi đầu vào và thay đổi mức sản xuất của doanh nghiệp.

4.3.4. Mối quan hệ chi phí ngắn hạn và dài hạn 4.3.4.1. Trong điều kiện lợi tức cốđịnh theo qui mô

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 4 pps (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)