Mối quan hệ giữa các chi phí và dạng đồ thị của các loại chi phí

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 4 pps (Trang 26 - 28)

Hình 4.5 thể hiện các đường chi phí vẽ từ số liệu của bảng 4.3. Đường chi phí cốđịnh, chi phí biến đổi và tổng chi phí được thể hiện trong đồ thị 4.5 a. Tổng chi phí cốđịnh FC không thay đổi khi sản lượng thay đổi nên FC là một đường thẳng đi qua mức 50 triệu đồng. Chi phí biến đổi (VC) bằng không khi đầu ra bằng không và tăng dần lên khi đầu ra tăng dần. Đường tổng chi phí TC được xác định bằng tổng của chi phí biến

đổi và chi phí cốđịnh.

Trên đồ thị 4.5b, các đường chi phí biên và chi phí biến đổi bình quân được suy ra từ

các đường chi phí tại hình (a). Do chi phí cốđịnh là 50 triệu đồng nên chi phí cốđịnh bình quân AFC giảm dần từ 50 tới gần 0. Dạng của các đường chi phí còn lại trong ngắn hạn được xác định từ các mối quan hệ với tổng phí và chi phí biến đổi. Một mối liên hệ quan trọng giữa MC và AVC và AC là khi MC < AC hay MC <AVC thì AC hay AVC có xu thế giảm (tức là khi đường MC nằm dưới đường AC hay AVC thì các

đường này có xu hướng đi xuống). Khi MC> AC hay MC>AVC thì AC hay AVC có xu thế tăng (tức là khi đường MC nằm phía trên các đường AC hay AVC thì các

đường này có xu hướng đi lên). Nên MC cắt AC và cắt AVC tại điểm AC và AVC cực tiểu (xem hình vẽ 4.5b).

Hình 4.5. Các đường chi phí ngắn hạn của một doanh nghiệp

Trong đồ thị a, tổng chi phí TC là tổng của chi phí biến đổi VC và chi phí cốđịnh FC. Trong đồ thị b, tổng chi phí bình quân ATC là tổng của chi phí bình quân biến đổi AVC và chi phí cố định bình quân AFC. Chi phí biến MC cắt chi phí biến đổi bình quân và tổng chi phí biến đổi bình quân tại điểm cực tiểu của hai đường này.

Ta thấy đường ATC (hay AC) bằng AFC + AVC mà AFC luôn đi xuống nên chênh lệch theo trục tung giữa hai đường AC và AVC giảm khi đầu ra tăng lên. Ngoài ra AC luôn ở phía trên đường AVC nên đường AVC có điểm cực tiểu ở mức sản lượng đầu ra thấp hơn so với điểm cực tiểu của đường ATC.

Nói cách khác, có thể thấy mối quan hệ giữa đường tổng chi phí (TC hay C) với các

đường chi phí bình quân và chi phí cận biên khi xem xét tia từ gốc đồ thị tới điểm A trong hình 4.5. Độ dốc của tia này đo lường chi phí biến đổi bình quân. Độ dốc của

đường VC là tiếp tuyến của VC tại điểm A – nên đó là chi phí biên khi đầu ra bằng 7. Tại điểm A, chi phí biên bằng 25 triệu đồng và bằng chi phí biến đổi bình quân và đây là điểm cực tiểu của đường này.

Do vậy, để đơn giản hóa chúng ta sử dụng chi phí C để thay cho tổng chi phí và chi phí bình quân AC thay cho tổng chi phí bình quân.

CHÚ Ý

Đầu ra của một doanh nghiệp được đo lường trong một khoảng thời gian nhất định, trong ví dụ trên là tính cho một năm. Do vậy tổng chi phí cũng tính cho một năm. Các chi phí biên và bình quân là lượng tiền chi ra trên một đơn vịđầu ra. Tại sao phải chú ý điều này? Vì thông thường chúng ta hay lược bỏ thời gian, và để ý tới tổng chi phí theo đơn vị tiền tệ

và số lượng sản phẩm đầu ra. Nhưng nên nhớ rằng phí tổn, chi phí cũng như sản lượng của doanh nghiệp đều phát sinh trong một năm hay trong một thời đoạn nhất định.

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 4 pps (Trang 26 - 28)