Tổng quan về Trung tâm tài trợ thương mại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm tài trợ thương mại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 41 - 43)

thương Việt Nam (Vietinbank)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Quá trình thành lập và các chức năng chính:

Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã đạt được những thành tựu quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt bậc, trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu, nắm giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, đứng đầu về vốn điều lệ, chất lượng tài sản và lợi nhuận, đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế đất nước và cộng đồng. Đặc biệt, VietinBank được đánh giá là Ngân hàng luôn đổi mới trong các hoạt động, tích cực triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Điều này được thể hiện nổi bật trong việc đổi mới hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) và tài trợ thương mại (TTTM) của VietinBank.

Năm 2008, với việc thành lập Sở giao dịch III (nay là Trung tâm tài trợ thương mại) trên cơ sở sáp nhập các phòng Thanh toán Xuất nhập khẩu (trước đó là phòng TTQT), Chuyển tiền ngoại tệ, Swift&Test Key và nâng cấp thành một trung tâm xử lý tập trung nghiệp vụ TTQT&TTTM của cả hệ thống, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là ngân hàng thương mại đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có hệ thống xử lý tập trung TTQT&TTTM theo đúng chuẩn mực quốc tế, đánh dấu một mốc phát triển quan trọng trong hoạt động TTQT&TTTM, mang lại cho Vietinbank nhiều lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác, nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Mô hình xử lý tập trung hóa này được xây dựng trên cơ sở học hỏi và tham một số trung tâm xử lý của các ngân hàng hiện đại như Citi bank, Wells Fargo, JP Morgan, Standard Chartered, Nova Scotia Bank...

Chức năng chính:

- Trực tiếp xử lý tập trung toàn bộ các dịch vụ TTTM và Thanh toán quốc tế của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (bao gồm các sản phẩm,

dịch vụ dành cho khách hàng Xuất – Nhập khẩu: thư tín dụng, Nhờ thu, Bảo lãnh, và chuyển tiền ngoại tệ thanh toán cho các giao dịch Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ) và các sản phẩm TTTM mới;

- Đầu mối soạn thảo quy trình xử lý nghiệp vụ hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại VietinBank;

- Cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại; - Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ TTQT&TTTM cho cán bộ chi nhánh và các phòng ban trụ sở chính liên quan.

Lợi thế của mô hình xử lý tập trung thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại:

- Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại được chuyển từ mô hình tổ chức theo chiều ngang sang mô hình tổ chức theo chiều dọc, theo nhóm sản phẩm và hướng tới khách hàng. Các chi nhánh Vietinbank trở thành các vệ tinh, là các kênh phân phối sản phẩm, làm nhiệm vụ tiếp thị, tư vấn, tìm kiếm khách hàng, thẩm định, đánh giá khách hàng, cấp giới hạn tín dụng, ra quyết định và phê duyệt việc phát hành LC, nhờ thu, bảo lãnh, tạo điện chuyển tiền, chuyển hồ sơ cho Trung tâm tài trợ thương mại (TTTTTM) xử lý; và TTTTTM xử lý các giao dịch về mặt kỹ thuật nghiệp vụ.

- Mô hình xử lý tập trung đã giúp NHCTVN phát huy được tính kinh tế của quy mô, tiết giảm tối đa chi phí, chuyên môn hoá cao, giảm thiểu rủi ro và thâm nhập sâu vào thị trường.

- Thời gian phục vụ khách hàng tại TTTTTM được tăng lên tới 12 giờ một ngày (từ 8h00 am đến 8h00 pm) với ba ca làm việc.

- Đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mọi địa bàn từ trung tâm tới vùng sâu, vùng xa bằng chất lượng dịch vụ đồng nhất.

- Đội ngũ cán bộ có trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, năng động.

- Hệ thống kỹ thuật công nghệ hiện đại, có khả năng xử lý từ xa các giao dịch thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại.

- Chuyên môn hóa trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại với chất lượng cao và đồng nhất, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế.

2.1.2. Kết quả hoạt động trong những năm gần đây

Thực hiện sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Ban lãnh đạo NHCTVN, phát huy thế mạnh của mô hình xử lý tập trung, hoạt động TTQT&TTTM của NHCTVN có những bước phát triển liên tục, vững chắc trong những năm qua. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm: Tăng từ 12,1 tỷ USD năm 2011 lên hơn 37 tỷ USD năm 2015, và 38 tỷ USD năm 2016.

Bảng 2.1: Doanh số và thị phần của Vietinbank năm 2016

Năm Doanh số (tỷ đô la Mỹ) Tăng trưởng doanh số (%) Thị phần(%) 2011 12,1 - 10 2012 17,19 42,1 10,95 2013 28,04 63,1 13,89 2014 32,29 15,2 14,14 2015 37,09 14,9 14,03 2016 38 2,4 12,74

(Nguồn: Trung tâm tài trợ thương mại Vietinbank, 2016, Báo cáo Ban nội chính trung ương)

Bảng 2.2: Số liệu chi tiết các nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Vietinbank ST

T Nội dung 2013 2014 2015 2016

1 TT nhập khẩu (tỷ USD) 20,53 22,75 25,34 28,32

2 TT xuất khẩu (tỷ USD) 17,54 18,95 21,05 23,42

3 Số dư bảo lãnh bình quân (tỷ VND) 17,122.55 19,830.32 20,061.34 25,763.87

(Nguồn: Trung tâm tài trợ thương mại Vietinbank, 2016, Báo cáo Ban nội chính trung ương)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm tài trợ thương mại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)