Đánh giá hiệu quả đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm tài TRỢ THƯƠNG mại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 33 - 34)

1.2.5 .Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.2.5.2 .Tổ chức thực hiện đào tạo

1.2.5.3. Đánh giá hiệu quả đào tạo

Thực chất của đánh giá hiệu quả đào tạo là so sánh kết quả thu được sau đào tạo với chi phí đào tạo để xác định hiệu quả kinh tế của đào tạo cán bộ.

Để đánh giá cần phải có các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu đánh giá có thể tính theo từng khóa học ngắn hạn, dài hạn ứng với từng phương pháp đào tạo. Các chỉ tiêu sau thường được dùng để đánh giá hiệu quả của đào tạo:

- Chi phí đào tạo bình qn một người/ một khóa học

- Năng suất lao động: năng suất lao động hay số lượng sản phẩm hoặc khối lượng cơng việc hồn thành sau đào tạo cao hơn so với trước khi tham gia đào tạo, tốc độ tăng năng suất lao động càng nhanh chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng cao trong

điều kiện các yếu tố khác khơng đổi. Muốn tính được chỉ tiêu này cần đánh giá sự thực hiện công việc của người được đào tạo sau một thời gian nhất định từ 3-6 tháng. Tuy nhiên việc đánh giá tăng năng suất lao động do đào tạo mang lại là rất khó chính xác vì năng suất lao động tăng lên phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố chứ không phải chỉ do đào tạo.

- Chất lượng sản phẩm hoặc chất lượng cơng việc hồn thành sau đào tạo: thường cao hơn so với trước khi tham gia đào tạo. Hiệu quả đào tạo có thể xác định bằng cách so sánh chúng. Tuy nhiên, cũng giống như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hay chất lượng công việc chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chứ khơng phải chỉ phụ thuộc vào đào tạo, vì thế, việc tách riêng tác động của đào tạo đến chất lượng sản phẩm hoặc chất lượng công việc là rất khó khăn.

- Doanh thu và lợi nhuận thu được trên một đơn vị cho phí đầu tư cho đào tạo - Hiệu quả của đào tạo nguồn nhân lực còn biểu hiện qua các chỉ tiêu định tính như làm thay đổi nhận thức của người lao động, nâng cao ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, nâng cao trách nhiệm đối với công việc được giao và nâng cao sự thỏa mãn trong lao động của người lao động...(PGS.TS Trần Xuân Cầu, PGS.TS Mai Quốc Chánh 2008, trang 166)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại TRUNG tâm tài TRỢ THƯƠNG mại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)