1. Phương pháp sử dụng phân tắch báo cáo tài chắnh
1.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tắch tình hình tài chắnh. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tắch bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Khi sử dụng phương pháp này cần phải quán triệt các nội dung sau:
1.1.1 Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đắch nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thắch hợp, gốc so sánh có thể là:
- Tài liệu năm trước ( kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. - Các mục tiêu đã dự kiến ( kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành nhằm đánh giá tình hình tài chắnh của doanh nghiệp so với các đơn vị khác trong ngành.
Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc ( gốc so sánh) được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả doanh nghiệp đạt được.
1.1.2 Điều kiện so sánh được
Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được sử dụng phải thống nhất về các mặt sau:
- Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về nội dung và phương pháp tắnh toán . - Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
1.1.3 Kỹ thuật so sánh
Để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:
ỚSo sánh bằng số tuyệt đối
Số tuyệt đối là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Nó là cơ sở để tắnh toán các loại số khác.
So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của các chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động về qui mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế đó.
Ta gọi:
Y1: trị số phân tắch Y0: trị số gốc
Y : trị số so sánh
Thì ta có công thức so sánh số tuyệt đối như sau: Y = Y1 Ờ Y0
ỚSo sánh bằng số tương đối: là trị số nói lên kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối có nhiều loại tuỳ thuộc vào nội dung phân tắch mà sử dụng cho thắch hợp.
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỉ lệ: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tắch so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, nó phản ảnh tỉ lện hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
Số tương đối hoàn thành kế hoạch = Chỉ tiêu kỳ phân tắch/Chỉ tiêu kỳ gốc x 100%.
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo hệ số điều chỉnh:là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tắch với trị số kỳ gốc được điều chỉnh theo kết quả của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định đến chỉ tiêu phân tắch.
Công thức xác định:
Mức biến động tương đối = Chỉ tiêu kỳ phân tắch Ờ (Chỉ tiêu kỳ gốc x Hệ số điều chỉnh)
- Số tương đối động thái: biểu hiện sự biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế qua một thời gian nào đó. Nó được tắnh bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân tắch với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùy theo mục đắch phân tắch. Nếu kỳ gốc cố định sẽ pahnr ảnh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài. Nếu kỳ gốc liên hoàn sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiên kinh tế qua hai thời kỳ kế tiếp nhau.
- Số tương đối kết cấu:
Số tương đối kết cấu là tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể hoặc quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận trong một tổng thể.
So sánh tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tắch với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tắch. Nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.
ỚSo sánh bằng số bình quân:
Số bình quân là biểu hiện đặc trưng chung về mặt số lượng của một tổng thể bằng cách san bằng mọi chênh lệch giữa các chỉ số của đơn vị để phản ánh đặc điểm tình hình của bộ phận hay tổng thể hiện có cùng tắnh chất. Qua so sánh số bình quân, đánh giá tình hình biến động chung về mặt số lượng, chất lượng, phương hướng phát triển và vị trắ giữa các doanh nghiệp. Khi sử dụng so sánh bằng số bình quân phải chú ý đến tắnh chặt chẽ của số bình quân.
ỚSo sánh theo chiều dọc: là so sánh để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thể ở mỗi bảng báo cáo.
ỚSo sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp.
1.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Với phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phân tắch thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Đây là phương
pháp cở bản và được sử dụng rất phổ biến trong phân tắch. Khi thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc sau:
- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ẩnh hưởng với chỉ tiêu phân tắch theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu.
- Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay thế tắnh ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tắnh được trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc).
- Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tắch (là số chênh lệch giữa kỳ phân tắch và kỳ gốc).
Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tắch: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tắch so với chỉ tiêu kỳ gốc.
Nếu Gọi A1 là chỉ tiêu kỳ phân tắch và A0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tắch được xác định là: A1 - A0 = ΔA
Bước 2: Thiết lập mối quan của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tắch:
Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tắch số với chỉ tiêu phân tắch A và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau:
A = a . b . c
Kỳ phân tắch: A1 = a1.b1.c1 và Kỳ gốc là: A0 = a0.b0.c0
Bước 3:
Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tắch vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. Thế lần 1: a1.b0.c0
Thế lần 2: a1.b1.c0 Thế lần 3: a1.b1.c1
Thế lần cuối cùng chắnh là các nhân tố ở phân tắch được thay thế toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế.
Bước 4:
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tắch bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể:
+ Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0 - a0.b0.c0 = ΔAa
+ Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0 - a1.b0.c0 = ΔAb
+ Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1 - a1.b1.c0 = ΔAc
1.3 Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặt biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn. Nó khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tắch với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tắch:
+ Ảnh hưởng của nhân tố a: = (a1-a0) .b0.c0
+ Ảnh hưởng của nhân tố b: = a1.(b1 -b0) .c0
+ Ảnh hưởng của nhân tố c: = a1.b1.(c1-c0)
Tuy nhiên, phương pháp số chênh lệch chỉ có thể thực hiện được khi các nhân tố có quan hệ với nhau bằng tắch hoặc thương.
2. Tài liệu sử dụng phân tắch báo cáo tài chắnh
Trong phân tắch tài chắnh, nhà phân tắch phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp dến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp nhà phân tắch có thể dưa ra được những nhận xét kết luận tinh tế và thắch đáng.
Những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập thông tin chung như các thông tin liên quan đến cơ hội kinh doanh nghĩa là tình hình chung về kinh tế tại một thời điểm cho trước. Trạng thái kinh tế: sự suy thoái hay tăng trưởng có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh. Khi cơ hội thuận lợi, các hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận của công ty, giá trị của công ty cũng tăng lên, và ngược lại. Khi phân tắch tài chắnh doanh nghiệp, điều quan trọng phải nhận thấy sự xuất hiện mang tắnh chu kỳ:qua thời kỳ tăng trưởng thì sẽ đến thời kỳ suy thoái và ngược lại. Đồng thời thu thập thông tin về chắnh sách thuế, lãi suất, các thông tin về ngành kinh doanh như thông tin liên quan đến vị trắ của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, và các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần...và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp: các thông tin mà các doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp...
Tuy nhiên để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chắnh của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọng nhưng thông tin đánh giá cho phân tắch tài chắnh.Vả lại các doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp các thông tin kế toán cho đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán. Phân tắch tài chắnh được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chắnh được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu: đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, ngân quỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
Như vậy, tài liệu được sử dụng để phân tắch BCTC gồm: Ớ Bảng cân đối kế toán
Ớ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ớ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ớ Thuyết minh báo cáo tài chắnh
PHẦN III
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM
BCTC của công ty được lập theo quy định bắt buộc của Bộ tài chắnh bao gồm:bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chắnh. Các báo cáo này được lập theo đúng mẫu biểu của chế độ báo cáo tài chắnh doanh nghiệp hiện hành.
BCTC của công ty được công ty kiểm toán Ernst & Young kiểm tra trước khi gửi lên những nơi quy định.
Nguồn số liệu sử dụng để phân tắch là:
- BCTC năm 2007, năm 2008
- Một số tài liệu khác.
Tài liệu sử dụng để phân tắch báo cáo tài chắnh là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chắnh. Tuy nhiên, thời gian thực tập có giới hạn nên tôi chỉ đi phân tắch BCTC qua 3 báo cáo là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.