3.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn trong tổng tài sản và tỷ trọng vốn chủ sở hữu-nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cho biết công ty đang sử dụng chính là loại tài sản/nguồn vốn nào.
Bảng 3.1. Cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn của
Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tài sản dài hạn 82% 81% 80% Tài sản ngắn hạn 18% 19% 20% Vốn chủ sở hữu 25% 30% 34% Nợ phải trả 75% 70% 66% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hìn h 3.1. Biểu đồ Cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn giai đoạn 2014-2016
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty
Từ việc phân tích về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, cán bộ phân tích tài chính của Công ty đã chỉ ra rằng Công ty luôn duy trì tỷ lệ Tài sản ngắn hạn – Tài sản dài hạn, Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu khá ổn định
Về Tài sản: Qua 3 năm, tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn có xu hướng tăng ( từ 18% năm 2014 lên 20% năm 2016), nguyên nhân chính do hàng tồn kho tăng. Tỷ trọng tài sản dài hạn giảm dần qua 3 năm do giá trị tài sản dài hạn giảm liên tục và lớn hơn tốc độ giảm của Tổng tài sản, đặc biệt là khoản mục Tài sản cố định.
Về Nguồn vốn: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn tăng khá đều trong 3 năm (Tỷ trọng 2014 là 25%, 2015 là 30%, 2016 là 34%). Giá trị này cũng gần với mức trung bình ngành là 27% năm 2014, 21% năm 2015 và 38% năm 2016. Có thể nói tỷ trọng Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu này là hợp lý đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng
3.2.2.2. Khả năng cân đối vốn
Phần phân tích cân đối vốn của công ty, cán bộ phân tích chưa có so sánh với các chỉ số trung bình ngành. Dưới đây là bảng các hệ số thể hiện cân đối vốn của công ty và của trung bình ngành vật liệu xây dựng.
Bảng 3.2. Các hệ số thể hiện khả năng cân đối vốn của Công ty xi măng Vicem Bút Sơn và ngành vật liệu xây dựng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Cty Vicem Bút Sơn Ngành Cty Vicem Bút Sơn Ngành Cty Vicem Bút Sơn Ngành Hệ số nợ 75,46% 73% 69,61% 69% 66,47% 62% Hệ số tự chủ tài chính 24,53% 27% 30,39% 31% 33,60% 38% Hệ số đòn bẩy tài chính 307,48% 270% 229,08% 225% 198,26% 166%
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2014, 2015, 2016 và cophieu68.vn
Hệ số nợ được duy trì ở mức khá cao, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần. Đến năm 2016, hệ số này giảm còn 66,7% , chứng tỏ công ty giảm dần sự phụ thuộc tài chính vào các chủ nợ. Tuy nhiên hệ số này vẫn cao hơn 4,47% so với trung bình ngành (62%).
Hệ số tự chủ tài chính của công ty luôn ở mức thấp hơn một chút so với trung bình ngành và có chiều hướng gia tăng từ nằm 2014 đến năm 2016.
Hệ số đòn bẩy tài chính của công ty luôn cao hơn mức trung bình ngành đặc biệt năm 2014 hệ số này ở mức 307,48%, cao hơn 37,48% so với trung bình ngành. Hệ số này đang giảm rất tích cực phù hợp với xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính của ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đến năm 2016, hệ số này giảm còn 198,26%, bằng 74,5% so với năm 2014, tuy nhiên vẫn cao hơn mức trung bình ngành 38,26%.
3.2.2.3. Phân tích khả năng hoạt động
Việc so sánh các hệ số hiệu quả hoạt động của công ty với mức trung bình ngành sẽ khiến thông tin trở nên khách quan hơn. Từ đó người quản lý cũng dễ thấy những điều hợp lý hay bất hợp lý trong công tác quản lý tài sản, hàng tồn kho hay các khoản phải thu.
Bảng 3.3. Các hệ số khả năng hoạt động của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn và ngành sản xuất vật liệu xây dựng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Cty Vicem Bút Sơn Ngành Cty Vicem Bút Sơn Ngành Cty Vicem Bút Sơn Ngàn h Vòng quay hàng tồn kho 5,97 4,14 5,55 4,22 5,21 4,01 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 61,11 88,16 65,75 86,49 70,06 91,02 Vòng quay khoản phải thu 14,30 16,24 34,34 35,08 81,94 83,00 Kỳ thu tiền bình quân 25,52 22,48 10,63 10,40 4,45 4,40 Vòng quay Tổng tài sản 0,62 0,82 0,70 0,83 0,80 0,83
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2014, 2015, 2016 và cophieu68.vn
Vòng quay hàng tồn kho nhìn chung giảm đều qua các năm và luôn cao hơn mức trung bình ngành. Mặc dù việc vòng quay hàng tồn kho ở mức cao là phù hợp đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng nhưng việc hệ số này cao hơn mức trung bình ngành không phải là một tín hiệu tốt đối với hoạt đông kinh doanh của công ty. Vòng quay khoản phải thu năm 2014 khá thấp, ở mức 14,3%. Hệ số này tăng khá nhanh vào năm 2015 và 2016. Đến năm 2016, hệ số này đạt 81,94%, nguyên nhân là do công ty đã áp dụng thành công các biện pháp quản lý khoản phải thu. Tuy nhiên hệ số này luôn thấp hơn mức trung bình ngành một chút.
Vòng quay tổng tài sản năm 2014 là 1,31, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành (0,82). Đến năm 2015, hệ số này giảm gần một nửa còn 0,7 nhưng lại tăng trở lại gần sát mức trung bình ngành vào năm 2016.
3.2.2.4. Phân tích khả năng sinh lời
Các hệ số thể hiện khả năng sinh lời rất quan trọng đối với những người sử dụng báo cáo tài chính vì nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty. Việc so sánh các hệ số này với mức trung bình ngành sẽ làm cho chúng có ý nghĩa hơn và khiến những người sử dụng thông tin có quyết định dễ dàng và chính xác hơn.
Bảng 3.4. Các hệ số phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn và ngành sản xuất vật liệu xây dựng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Cty Vicem Bút Sơn Ngành Cty Vicem Bút Sơn Ngàn h Cty Vicem Bút Sơn Ngành ROA 2,57% 4,67% 3,32% 3,33% 3,24% 2,25% ROE 12,14 % 13% 12,16% 14% 10,12% 17% ROS 4,16% 4% 4,72% 6% 4,05% 9%
Tỷ suất lợi nhuận gộp 20,47
% 23% 17,74% 19% 16,85% 18%
EPS 1.117 4,59 1.299 0,89 1.207 0,68
Nguồn báo cáo thường niên các năm 2014, 2015, 2016 và cophieu68.vn
Từ báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy Doanh thu thuần tăng dần qua các năm dẫn đến sự gia tăng của các chỉ tiêu ROA, ROS và tỷ suất lợi nhuận gộp. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
0,75% vào năm 2015 và đã xấp xỉ bằng hệ số trung bình ngành. Đến năm 2016, hệ số này giảm đi 0,09% nhưng vẫn cao hơn trung bình ngành 0,99%.
ROE (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) giảm qua các năm và luôn thấp hơn mức trung bình ngành, nhất là năm 2016 thấp hơn 6,88% so với trung bình ngành nguyên nhân là do Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng Nguồn vốn.
ROS (Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần) hệ số này năm 2015 tăng so với năm 2014 nhưng nhìn chung cả giai đoạn lại giảm 0,11%. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù Doanh thu của Công ty tăng trưởng khá tốt nhưng chi phí của công ty bỏ ra hàng năm vẫn rất lớn nên mức tăng ROS vẫn thấp và thấp hơn trung bình ngành khá nhiều.
Về chỉ số EPS, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều biến động, công ty gặp một số khó khan trong sản xuất kinh doanh nhưng mức lợi nhuận trên một cổ phiếu từ năm 2014 đến năm 2016 không biến động nhiều như mức trung bình ngành. Năm 2016, EPS của công ty cao hơn mức của trung bình ngành 0,527.
3.2.2.5. Phân tích Dupont
- Sử dụng phân tích Dupont để phân tích Tỷ suất sinh lời của Tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài
sản
=
Lợi nhuận sau thuế
Tài sản bình quân =
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x
Doanh thu thuần Tài sản bình quân
(ROA) Tỷ suất sinh lời củadoanh thu (ROS) Số vòng quay củatài sản (SOA)
Từ mô hình phân tích trên cho thấy, để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, quản trị doanh nghiệp phải nghiên cứu và xem xét có những biện pháp gì cho việc nâng cao không ngừng khả năng sinh lời của quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. số vòng quay của tài sản càng cao, điều đó chứng tỏ rằng sức sản xuất tài sản của doanh nghiệp càng lớn. Do vậy, làm cho tỉ lệ sinh lời của tài sản càng lớn. Để nâng cao số vòng quay của tài sản, một
mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp ký về cơ cấu của tổng tài sản. Như vậy tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân có quan hệ mật thiết với nhau, thông thường chúng có quan hệ cùng chiều. Nghĩa là tổng tài sản tăng thì tổng doanh thu thuần cũng tăng.
Tỉ lệ lãi theo doanh thu thuần lại phụ thuộc vào hai nhân tố cơ bản. Đó là tổng lợi nhuận thuần và doanh thu thuần. Hai nhân tố này lại có quan hệ cùng chiều. Nghĩa là nếu doanh thu thuần tăng thì cũng làm cho lợi nhuận thuần tăng thì cũng làm cho lợi nhuận thuần tăng. Để tăng quy mô về doanh thu thuần ngoài việc phải giảm các khoản giảm trừ doanh thu, còn phải giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, bao gồm cả chi phí ngoài sản xuất và chi phí sản xuất sản phẩm. Đồng thời cũng phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng giá bán, góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận.
Sau đây là bảng phân tích ROA bằng phương pháp phân tích Dupont:
Bảng 3.5: Các hệ số cấu thành ROA trong phân tích Dupont giai đoạn 2014-2106
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
ROA (%) 2,57 3,32 3,24
ROS (%) 4,16 4,72 4,05
SOA (lần) 0,62 0,7 0,83
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2014, 2015, 2106 So sánh 2 năm 2014 và 2015
Như vậy ROA năm 2015 tăng so với năm 2016 là 0,75% chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản đã tăng cao. Đây là ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Tỷ suất sinh lời năm 2015 tăng 0,56% so với năm 2014 chứng tỏ kiểm soát chi phí đã tốt hơn.
+ Số vòng quay của tài sản năm 2015 tăng 0,08 so với năm 2014 chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản đã được nâng cao.
+ Tỷ suất sinh lời năm 2016 giảm 0,67% chứng tỏ công ty cần xem xét thêm về hiệu quả sử dụng chi phí.
+ Số vòng quay của tài sản tăng 0,13 lần tức là đã tăng 18%. Công ty đang ngày một nâng cao sức sản xuất.
- Sử dụng phân tích Dupont để phân tích Tỷ suất sinh lời của VCSH.
ROE là hệ số được quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Sử dụng mô hình Dupont để phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu sẽ khiến cho việc nhìn nhận chỉ tiêu này được rõ ràng hơn.
Tỷ suất sinh lời của VCSH =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần x
Doanh thu thuần Tài sản bình quân x
Tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu
(ROE)
Tỷ suất sinh lời của doanh thu
(ROS) Số vòng quay của tài sản (SOA) Hệ số tài sản so với VCSH (AOE)
Nhìn vào quan hệ trên ta thấy muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể tác động vào 3 nhân tố: hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), số vòng quay của tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần đẩy nhanh tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).
Sau đây là bảng mô tả phân tích ROE bằng phương pháp Dupont:
Bảng 3.6. Các hệ số cấu thành ROE trong phân tích Dupont từ giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
ROE (%) 12,14 12,16 10,12
ROS (%) 4,16 4,72 4,05
SOA (lần) 0,62 0,7 0,83
AOE (lần) 4,71 3,68 3,01
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2014, 2105, 2016 và tác giả tự tổng hợp So sánh 2 năm 2014 và 2015
Như vậy ta thấy chỉ tiêu ROE năm 2015 tăng 0,02% so với năm 2014 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đã có chút khởi sắc. Việc tăng nhẹ này là do:
+ ROS tăng 0,56% chứng tỏ công ty đã mở rộng thị phần, kiểm soát chi phí. + Số vòng quay của tổng tài sản (SOA) cũng tăng nhẹ so với năm trước 0,01 chứng tỏ sự vận động của các tài sản đã được cải thiện.
+ Đòn bẩy tài chính giảm mạnh 1,03 so với năm trước. Nguyên do là do công ty đang dần tiến tới giảm sử dụng nợ, tăng sử dụng vốn chủ sở hữu.
So sánh 2 năm 2015 và 2016
+ Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần giảm 2,04% so với năm trước chứng tỏ việc mở rộng thị phần và kiểm soát chi phí của công ty chưa hiệu quả. Đây là nhân tố tiêu cực khiến chỉ tiêu ROE giảm.
+ Số vòng quay của tài sản năm 2016 tăng 0,13 so với năm 2015 chứng tỏ sự vận động của các tài sản đã nhanh hơn khá nhiều so với năm 2015. Đây là nhân tố tích cực đóng góp chỉ tiêu ROE.
+ Đòn bẩy tài chính năm 2016 giảm ít hơn so với năm 2015 chứng tỏ công ty đang chậm lại trong quá trình làm giảm nợ vay.