Việc phân tích báo cáo tài chính có thể sử dụng một hay tổng hợp một số phương pháp phân tích. Một số phương pháp phân tích hay được sử dụng là phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích liên hoàn, phương pháp phân tích hồi quy…Dưới đây là một số phương pháp phân tích báo cáo tài chính thường được sử dụng:
1.2.4.1. Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tuỳ thuộc và mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối, hoặc là số bình quân.
Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo thoả mãn các điều kiện so sánh sau đây:
- Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. - Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.
- Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian).
Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài các điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác, như: cùng phương hướng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Tất cả các điều kiện kể trên gọi chung là đặc tính “có thể so sánh được” hay tính chất “so sánh được” của các chỉ tiêu phân tích.
Ngoài ra, cần xác định mục tiêu so sánh trong phân tích các báo cáo tài chính. Mục tiêu so sánh trong phân tích là nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và mức
biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích (năng suất tăng, giá thành giảm).
- Mức biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ. Kỳ thực tế với kỳ kế hoạch, hoặc kỳ thực tế với kỳ kinh doanh trước,…
- Mức biến động tương đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiêu biểu của ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấy, khả quan hay không khả quan.
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình thức:
- So sánh theo chiều ngang - So sánh theo chiều dọc
- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu
So sánh ngang trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, xác định được mức biến động (tăng hay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, phân tích tình hình biến động về quy mô tài sản, nguồn hình thành tài sản (số tổng cộng), tình hình biến động về quy mô của từng khoản,
từng mục ở cả hai bên tài sản và nguồn hình thành tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
So sánh dọc trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc trên các báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chẳng hạn, phân tích tình hình biến động về cơ cấu tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, hoặc phân tích các mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận với doanh thu, với tổng giá vốn hàng bán, với tổng tài sản,…trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều đó được thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hương phát triên của các hiện tượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng. Nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích nào của doanh nghiệp. Trong phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nó được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt. (Nguyễn Năng Phúc, 2014, tr.27- tr.30)
1.2.4.2. Phương pháp hệ số
Phương pháp hệ số hay phương pháp tỷ số là việc sử dụng các hệ số để phân tích. Đó là các hệ số đơn được thiết lập bởi thương của chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được hoàn thiện vì:
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính ngày càng được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những hệ số tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá các hệ số của một doanh nghiệp, một nhóm hoanh nghiệp hay một ngành.
- Công nghệ thông tin ngày một phát triển cho phép lưu trữ và xử lý được nhiều thông tin hơn, tốc độ xử lý thông tin nhanh và chính xác hơn.
- Giúp khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt các hệ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc nhiều giai đoạn.
Để tiến hành áp dụng phương pháp này, người phân tích cần xác định được các ngưỡng, các hệ số tham chiếu. Sau đó, áp dụng phương pháp so sánh để so sánh các hệ số qua các mốc thời gian hoặc các hệ số của các doanh nghiệp với nhau hoặc với trung bình ngành.
1.2.4.3. Phương pháp loại trừ
Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ sự ảnh hưởng của các nhân tố khác.
Các nhân tố có thể làm tăng, có thể làm giảm, thậm chí có những nhân tố không có ảnh hưởng gì đến các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể là những nhân tố khách quan, có thể là nhân tố chủ quan, có thể là nhân tố số lượng, có thể là nhân tố thứ yêu, có thể là nhân tố tích cực và có thể là nhân tố tiêu cực…
Việc nhận thức được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích là vấn đề bản chất của phân tích. Đó cũng chính là mục tiêu của phân tích.
Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của các hoạt động tài chính, phương pháp loại trừ có thể được thực hiện bằng hai cách:
Cách một: dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố và được gọi là “Phương pháp số chênh lệch”.
Cách hai: Thay thế sự ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố và được gọi là “Phương pháp thay thế liên hoàn”.
Phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, khi các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích phải được biểu hiện dưới dạng tích số hoặc thương số.
Như đã trình bày, phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Bởi vậy trước hết phải biết được số lượng các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức lượng hoá sự ảnh hưởng của nhân tố đó. Tiếp đó, phải sắp xếp và trình tự xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần tuân theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến. Nghĩa là nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau. Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng và nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau. Trình tự xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cũng được thực hiện theo quy tắc trên. Có thể khái quát mô hình của phương pháp phân tích số chênh lệch nhằm xác định sự ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, như sau:
Nếu gọi chỉ tiêu X cần phân tích. X phụ thuộc vào ba nhân tố ảnh hưởng và được sắp xếp theo thứ tự: a, b, c.
Trường hợp 1: Các nhân tố này có quan hệ tích số đối với chỉ tiêu phân tích X. Như vậy, chỉ tiêu X được xác định cụ thể như sau: X= a.b.c
Nếu quy ước kỳ kế hoạch là k, còn kỳ thực hiện được ký hiệu bằng số 1. Từ quy ước này, chỉ tiêu X kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện lần lượt được xác định:
X1 = a1 . b1 . c1 và Xk = ak . bk . ck
Đối tượng cụ thể của phân tích được xác định: - Số tuyệt đối: ∆X = X1 - Xk
- Số tương đối: XX1
k. 100 x 100
∆X là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch. Bằng phương pháp số chênh lệch có thể xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố a,b,c, đến chỉ tiêu phân tích X như sau:
- Ảnh hưởng của nhân tố a ∆ Xa=(a1−ak)bk. ck
- Ảnh hưởng của nhân tố b
- Ảnh hưởng của nhân tố c
∆ Xc=(c1−ck)a1. b1
Cuối cùng là tổng hợp, phân tích và kiến nghị:
∆ X=∆ Xa+∆ Xb+∆ Xc
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, cần rút ra những kết luận và kiến nghị những giải pháp thiết thực nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của chỉ tiêu phân tích.
Trường hợp 2: Các nhân tố a,b,c có quan hệ với chỉ tiêu phân tích X được biểu hiện dưới dạng kết hợp cả tích số và thương số. Chỉ tiêu phân tích X có thể xác định cụ thể như sau: X = ab. c - Kỳ kế hoạch là Xk=ak bk. ck - Kỳ thực hiện là X1=a1 b1. c1
Đối tượng phân tích :
- Số tuyệt đối : ∆ X=X1−Xk=a1 b1 . c1−ak bk . ck - Số tương đối : XX k .100
Các nhân tố ảnh hưởng được xác định như sau - Do ảnh hưởng của nhân tố a
∆ Xa=(a1−ak) ck bk
- Do ảnh hưởng của nhân tố b
- Do ảnh hưởng của nhân tố c ∆ Xc=(c1−ck)(c1−ck)a1 b1 - Tổng hợp, phân tích và kiến nghị : ∆ X=∆ Xa+∆ Xb+∆ Xc (Nguyễn Năng Phúc, 2014, tr.32 – tr.35)
Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải được giữ nguyên kỳ kế hoạch, hoặc kỳ kinh doanh trước (gọi tắt là kỳ gốc). Cần nhấn mạnh rằng, đối với chỉ tiêu phân tích có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố phải thay thế và cuối cùng tổng hợp lại sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố bằng một phép cộng đại số. Số tổng hợp đó cũng chính bằng đối tượng cụ thể của phân tích mà đã được xác định ở trên.
Bằng những giả định và ký hiệu như trên, có thể khái quát mô hình chung phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, như sau:
Trường hợp 1: Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích X được biểu hiện dưới dạng tích số. Có thể khái quát như sau:
Đối tượng phân tích
- Số tuyệt đối = X1 - Xk
- Số tương đối X = . 100 Các nhân tố ảnh hưởng - Do ảnh hưởng của nhân tố a
- Do ảnh hưởng của nhân tố b = a1b1ck – a1bkck
- Do ảnh hưởng của nhân tố c = a1b1c1 – a1b1ck
Cuối cùng là tổng hợp, phân tích và kiến nghị.
Trên cơ sở phân tích sự ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, cần kiến nghị những giải pháp xác thực, nhằm không ngừng nâng cao kết quả hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
Trường hợp 2: Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ kết hợp dưới dạng cả tích số và thương số với chỉ tiêu phân tích X. Có thể khái quát như sau:
Đối tượng phân tích: - Số tuyệt đối = X1 - Xk
- Số tương đối:
Các nhân tố ảnh hưởng - Do ảnh hưởng của nhân tố a
= a1bkck – akbkck
- Do ảnh hưởng của nhân tố b = a1b1ck – a1bkck
- Do ảnh hưởng của nhân tố c = a1b1c1 – a1b1ck
Tổng hợp, phân tích và kiến nghị.
Nếu trong trường hợp, từng nhân tố lại bao gồm nhiều yếu tố thì sẽ dùng dấu ∑ ở trước tích số hoặc tích số kết hợp với thương số đã được trình bày ở trên.
(Nguyễn Năng Phúc, 2014, tr.37-tr.38)
1.2.4.4. Phương pháp Dupont
các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. Chẳng hạn, vận dụng mô hình Dupont phân tích hiệu quả kinh doanh trong mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra của doanh nghiệp trong một kì kinh doanh nhất định.
Chi phí đầu vào của doanh nghiệp có thể là tổng tài sản, tổng chi phí sản xuất kinh doanh chi ra trong kỳ, vốn ngắn hạn, vốn dài hạn, vốn chủ sở hữu,…
Kết quả đầu ra của doanh nghiệp có thể là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hoặc tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp,…
Phân tích Dupont được áp dụng nhiều nhất để phân tích tỷ suất sinh lợi của tài