Viên Tổng phụ trách Đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đội tại các trường trung học cơ sở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 73 - 76)

viên Tổng phụ trách Đội

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

GV-TPT có năng lực, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội tốt, có khả năng tạo hứng thú, thu hút HS tham gia vào các hoạt động Đội trong nhà trường

Các lực lượng giáo dục trong nhà trường tích cực tham gia vào các hoạt động Đội

HS có ý thức tự giác, tích cực tham gia các hoạt động Đội trong nhà trường

3.2.4. Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và Hội đồng Đội các cấp

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và Hội đồng Đội các cấp nhằm mục đích tạo sự thống nhất, đồng bộ trong cơng tác tham mưu và chỉ đạo hoạt động Đội để đạt hiệu quả cao

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hội đồng Đội cần xây dựng kế hoạch chiến lược, các mơ hình hoạt động mới, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và vãn hoá. Đây là nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng Đội các cấp, vì nó chính là “Kim chỉ nam” là bức tranh tương lai của Đội. Phải xây dựng được kế hoạch chiến lược mang tính vĩ mơ, mang tính cổ vũ, mang tính thách thức và phù hợp. Những phải dễ hiểu, dễ truyền đạt, hấp dẫn với thực tế và linh động; sao cho, Hội đồng Đội các cấp thấy hợp lí, nó xứng đáng, cần thiết. Từ đó phải truyền đạt thật rõ xuống Hội đồng Đội cấp dưới. Nhiệm vụ này, người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt. Trong hoạt động Đội, khơng chỉ cần có người lãnh đạo ở vị trí cao nhất mà cần ở mọi cấp độ, để đưa kế hoạch, tầm nhìn vào thực tiễn hoạt động.

Cơng tác quản lý, tổ chức tốt là một trong những nhân tố quan trọng để hoạt động Đội ngày càng thực hiện một cách tối ưu.

Sự đổi mới hoạt động Đội không bao giờ là một quá trình thuần tuý từ trên xuống dưới, mà cần đến sự tham gia và hoà nhập của nhiều thành viên ở mọi cấp, từ cấp trên xuống, lẫn từ cấp dưới lên, từ đó đảm bảo được sự liên kết rộng rãi Trước những thay đổi theo chiều hướng và áp lực của nền kinh tế hiện nay. Đổi mới phương thức hoạt động, Những đổi mới từ đâu? Đổi mới như thế nào? Đổi mới phải từ thực tiễn, từ những vấn đề nảy sinh và búc xúc từ thực tiễn, từ cơ sở. Khi thực

hiện phải phân công rõ trách nhiệm, triển khai quyết liệt, đi đôi với kiểm tra, động viên và giám sát.

Các lực lượng giáo dục trong nhà trường cần thực hiện tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, Hội đồng Đội các cấp để nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo tạo hành lang pháp lý, cơ sở vật chất để các Liên đội có thể thực hiện tốt hoạt động Đội trong nhà trường.

Cần có sự phối hợp thống nhất giữa cấp quản lý giáo dục (Phòng giáo dục, Sở giáo dục) và Hội đồng Đội các cấp để có sự đồng thuận, thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác chỉ đạo, theo dõi và kiểm tra đánh giá hoạt động Đội tại các trường THCS trên địa bàn huyện.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Các cấp quản lý giáo dục và Hội đồng Đội các cấp cần có sự quan tâm, theo dõi sát sao đến hoạt động Đội của các trường THCS trên địa bàn huyện.

Ban giám hiệu nhà trường và GV-TPT cần phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động Đội tại trường.

3.2.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động Đội tại các Trường trung học cơ sở

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Việc thực hiện biện pháp nhằm mục tiêu xây dựng được các tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng - kỷ luật từ đầu năm học. Đánh giá, khen thưởng những cá nhân và tập thể làm tốt trong công tác hoạt động Đội tại nhà trường, đồng thời góp ý những cá nhân hay tập thể làm chưa tốt, nhằm động viên, khích lệ cả về vật chất và tinh thần, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Kịp thời tý vấn, giúp đỡ các tổ chức, cá nhân nhằm làm tốt hơn nữa.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Trước hết GV-TPT cùng với Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, hệ thống các tiêu chí, cách thức và hình thức kiểm tra, đánh giá. Hệ thống các tiêu chí cần bám sát vào nội dung hoạt động Đội, hình thức hoạt động Đội và ý thức tham gia hoạt động Đội của HS. Đồng thời đưa ra các mức đánh giá, các thang điểm phù hợp để thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh giá.

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động Đội trong nhà trường phải phù hợp với các điều kiện về kinh tế, tài chính, cơ sở vật chất, quỹ thời gian của nhà trường. kế

hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động Đội cần phải được cụ thể hóa về: mục đích, thời gian, địa điểm, nhân lực, đối tượng, nội dung, hình thức…

Nhà trường cũng có thể thực hiện cơng tác này thơng qua nhiều hình thức khác nhau như: khơng chỉ kiểm tra kế hoạch thực hiện hoạt động Đội của GV-TPT trên các vãn bản báo cáo, giấy tờ, mà có thể trực tiếp đến lớp kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình có đúng theo kế hoạch đã đề ra khơng.

Bên cạnh đó, nhà trường có thể xây dựng các hịm thư góp ý để thu được ý kiến phản hồi, cũng như đóng góp ý kiến của GV, HS trong trường về hoạt động Đội nói riêng và các hoạt động trong nhà trường nói chung.

Để cơng tác kiểm tra đánh giá hoạt động Đội trong nhà trường đạt hiệu quả thì cần kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ.

Trước nhiệm vụ, yêu cầu mới, câu hỏi đặt ra là: Làm như thế nào để thúc đẩy được thi đua, khen thưởng và trách phạt như thế nào để các tổ chức, cá nhân thực hiện làm việc tốt hơn? Chúng ta phải xác định được: khen thưởng và kỷ luật thống nhất với nhau về mục đích làm cho người được khen thưởng, người bị kỷ luật làm việc tốt hơn, Đổi mới công tác thi đua khen thưởng có tác động tích cực đến sự phát triển của hoạt động Đội trong mỗi nhà trường.

3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Xây dựng được các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với những cá nhân và tập thể một cách cụ thể rõ ràng, đầy đủ để quản lý.

Kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế và thực hiện hiệu quả vai trò tý vấn của kiểm tra, đánh giá.

Việc kiểm tra, đánh giá phải tiến hành minh bạch, khách quan và thường xuyên.

3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tài chính để phục vụ cho hoạt động Đội tại trường trung học cơ sở và đảm bảo quyền lợi, chính sách đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội.

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Nhằm đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần thuận lợi nhất để hoạt động Đội trong nhà trường được diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đội tại các trường trung học cơ sở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)