Kết quả đạt được trong áp dụng thủ tục tố tụng thân thiện đối với ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 55)

người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tòa gia đình và người chưa thành niên trực thuộc Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số: 1863/QĐ-TCCB ngày 20/11/2019 về việc tổ chức các tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Phân tích các số liệu về tình hình tội phạm dưới 18 tuổi trong thời gian gần đây thì thấy đáng báo động về số trẻ em phạm tội đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Các vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội tham gia có xu hướng tăng cả ở cấp huyện và và cấp tỉnh. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, do các bị cáo đang ở độ tuổi dưới 18 tuổi một mình hay cùng đồng bọn cũng là những người dưới 18 tuổi gây ra.

Qua việc nghiên cứu, điều tra, xem xét số liệu thực tế về tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có thể thấy được diễn biến tình hình tội phạm là người dưới 18 tuổi trong thời gian từ năm 2016 đến 2020 xảy ra như sau:

Thứ nhất, về số vụ án, bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự được thể hiện cụ thể trong bảng thống kê người dưới 18 tuổi phạm tội giai đoạn 2016 – 2020.

Bảng 2.1. Thống kê người dưới 18 tuổi phạm tội giai đoạn 2016 – 2020 Tổng số khởi Trong đó người dưới 18 tuổi phạm tội

Năm tố Bị khởi tố Tỷ lệ (%) Truy tố Xét xử Vụ án (1) Bị can (2) Vụ án (3) Bị can (4) Vụ án (3)/(1) Bị can (4)/(2) Vụ án Bị can Vụ án Bị cáo 2016 10.021 11.359 364 385 3,63 3,38 359 376 357 373 2017 11.552 13.862 451 473 3,9 3,41 442 460 440 457 2018 12.736 13.581 460 484 3,61 3,56 451 473 449 471 20139 12.011 13.142 372 397 3,1 3,02 361 382 359 378 2020 11.278 12.109 311 323 2,75 2,66 300 307 296 302 Tổng số 57.598 64.053 1.958 2.062 3,39 3,21 1.913 1.998 1.901 1.981

(Nguồn: Biểu thống kê kết quả người dưới 18 tuổi phạm tội - Phòng thống kê VKSND tỉnh Bắc Ninh)

Theo số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2016 đến năm 2020 toàn tỉnhkhởi tố tổng số 57.598 vụ/64.053 bị can. Trong đó có 1.958 vụ/ 2.062 bị can là người dưới 18 tuổi (chiếm tỉ lệ 3,39% tổng số vụ án và 3,21% bị can). Riêng năm 2016 có 364 vụ/385 bị can là người dưới 18 tuổi (chiếm tỉ lệ 3,36% tổng số vụ án và 3,38% tổng số bị can bị khởi tố), con số này tăng dần cho đến năm 2018 (3,61% vụ án và 3,56% bị can) và đến năm 2020 chỉ còn 2,75% số vụ án và 2,66% số bị can, giảm 0,86% số vụ án và 0,9 % số bị can so với năm 2018 - là năm có số người dưới 18 tuổi phạm tội cao nhất.

Tiếp theo, trong 1.958 vụ án/ 2.062 bị can là người dưới 18 tuổi bị khởi tố có 1.913 vụ/ 1.998 bị can bị VKS truy tố chuyển Tòa án chiếm 97,7% vụ án và 96,8% số bị can trong tổng số vụ án, bị can có đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố và có 1.901 vụ/ 1.981 bị cáo Tòa án đưa ra xét xử chiếm 97,1% số vụ án và 96,1% số bị cáo so với tổng số vụ án, bị can có người dưới 18 tuổi bị khởi tố. Số người dưới 18 tuổi phạm tội không đưa ra xét xử chiếm 3,9% (81 đối tượng) có thể là do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, hoặc ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng theo quy định tại Điều 12 BLHS hoặc được đình chỉ điều tra.

Thông qua số liệu của bảng thống kê cho thấy có tín hiệu đáng mừng vì số lượng người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố, truy tố, xét xử giảm nhẹ trong năm 2019 và năm 2020. Nguyên nhân một phần cũng chính từ hiệu quả của công tác xét xử đã có tác dụng trong công tác phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội. Tuy nhiên, có một thực tế là mặc dù số lượng người dưới 18 tuổi phạm tội những năm

gần đây có giảm, song tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội lại cao hơn. Khi thực hiện hành vi phạm tội các đối tượng là người dưới 18 tuổi đã có sự chuẩn bị về công cụ phương tiện và thủ đoạn tinh vi do vậy hậu quả gây ra rất nghiêm trọng, nhiều vụ án có đối tượng phạm tội là nữ nhưng có hành vi phạm tội quyết liệt, gây bức xúc trong nhân dân và dư luận xấu trong xã hội.

Thứ hai, về độ tuổi và nhóm tội mà các bị cáo là người dưới 18 tuổi thực hiện: Theo báo cáo thống kê của VKSND tỉnh Bắc Ninh từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có số người dưới 18 tuổi bị khởi tố chủ yếu trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, điều này được thể hiện rõ qua bảng thống kê độ tuổi người dưới 18 tuổi bị khởi tố giai đoạn 2016 – 2020.

Bảng 2.2. Thống kê độ tuổi người dưới 18 tuổi bị khởi tố giai đoạn 2016 – 2020

Năm Tổng số người dưới 18 tuổi bị khởi tố (1) Nhóm tuổi Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (2) Tỷ lệ % (2)/(1) Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (3) Tỷ lệ % (3)/(1) 2016 385 29 7,53 356 92,47 2017 473 36 7,61 437 92,39 2018 484 33 6,81 451 93,19 2019 397 22 5,54 375 94,46 2020 323 21 6,50 302 93,5 Tổng 2062 141 6,83 1921 93,17

(Nguồn: Biểu kết quả thống kê người dưới 18 tuổi phạm tội - Phòng thống kê VKSND tỉnh Bắc Ninh)

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, số lượng người dưới 18 tuổi bị khởi tố trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm 93,17% (1.921 bị can) cao hơn rất nhiều so với số lượng người dưới 18 tuổi bị khởi tố trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chiếm 6,83% (141 bị can). Như vậy, đối tượng người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu là diễn ra ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Đây là độ tuổi có sự

thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, là giai đoạn chuyển tiếp trở thành người thành niên nên rất dễ phạm tội.

Việc xác định chính xác độ tuổi là căn cứ quan trọng để áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi. Nhiều trường hợp chỉ cần lệch một ngày, một tháng thì việc xác định trách nhiệm hình sự trở nên khác nhau. Có trường hợp đối tượng đã cố ý thay đổi tuổi để trốn tránh không phải chịu trách nhiệm hình sự. Các loại giấy tờ thường dùng để xác minh độ tuổi như giấy khai sinh, bản khai lý lịch có sự xác nhận của chính quyền địa phương, lời khai của cha, mẹ nhiều khi mâu thuẫn nhau. Sự mâu thuẫn này là xuất phát từ rất nhiều yếu tố. Nhiều trường hợp cha mẹ khai tăng tuổi hoặc giảm tuổi cho con được đi học sớm hoặc học muộn hơn so với tuổi thực của con hoặc vì lý do nào đó muốn thay đổi ngày, giờ sinh của con. Thậm chí có trường hợp một người có hai giấy khai sinh gốc nhưng ngày, tháng, năm sinh lại khác nhau. Cũng có trường hợp như những trẻ em sống lang thang đường phố không có nơi cư trú rõ ràng, không có giấy khai sinh thì việc xác định tuổi gặp khó khăn, thông thường các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào lời khai của bị can, bị cáo và do đó thiếu tính chính xác khi đánh giá độ tuổi của bị can, bị cáo cũng như làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc giải quyết vụ án hình sự.

Về cơ cấu nhóm tội, thống kê của VKSND tỉnh Bắc Ninh cho thầy hầu hết các tội phạm do đối tượng là người dưới 18 tuổi thực hiện tập trung nhiều ở các tội như “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, “Cố ý gây thương tích”, tội “Trộm cắp tài sản, “Cướp tài sản”, “Giết người”, “Cướp giật tài sản” thuộc vào các nhóm tội “Ma túy”, “Sở hữu”, “Trị an”.

Cụ thể về cơ cấu nhóm tội được thể hiện qua bảng thống kê người dưới 18 tuổi bị khởi tố phân theo nhóm tội giai đoạn 2016 – 2020.

Bảng 2.3. Thống kê người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố phân theo nhóm tội giai đoạn 2016 – 2020

Năm người dưới 18 tuổi bị khởi tố (1) An ninh quốc gia (2) Ma túy (3) Sở hữu (4) Kinh tế (5) Tham nhũng (6) Chức vụ khác (7) Trị an (8) Hoạt động pháp (9) Nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (10) 2016 385 47 206 132 2017 473 43 285 145 2018 484 36 347 101 2019 397 31 249 117 2020 323 27 238 58 Tổng số 2.062 184 1.325 553

(Nguồn: Biểu thống kê người dưới 18 tuổi phạm tội - Phòng thống kê VKSND tỉnh Bắc Ninh)

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Loại tội mà người dưới 18 tuổi thực hiện nhiều nhất chính là các tội về sở hữu là 1.325 bị can chiếm tới 64,25% (4)/(1), phần lớn đó là những tội về trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản... Tiếp đó là tội về trị an là 553 bị can chiếm 26,81% (8)/(1) như cố ý gây thương tích, giết người, gây rối trật tự công cộng và cuối cùng là các tội về ma túy là 184 bị can chiếm 8,9% (3)/(1). Đối với những tội khác như an ninh quốc gia, tham nhũng, kinh tế thì không có người dưới 18 tuổi nào bị khởi tố. Điều này thể hiện được đặc trưng của tội phạm người dưới 18 tuổi. Người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu là để thỏa mãn các nhu cầu về vật chất trước mắt hoặc để thể hiện cái tôi của bản thân.

Qua khảo sát tại tỉnh Bắc Ninh của tác giả luận văn cho thấy, việc xác định điều kiện sinh sống, giáo dục và nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của người dưới 18 tuổi phạm tội thì cơ quan, người THTT chưa chú trọng, vẫn còn tình trạng nhận xét chung và cảm tính như “xem xét nhân thân của bị cáo tốt”, “bị cáo có nhân thân tốt”, “bị cáo có nhân thân xấu”… mà không chỉ rõ cụ thể những đặc điểm để đánh giá “tốt - xấu”.

Về sự tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức: Qua khảo sát cho thấy, việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức, nhất là khi tham gia các hoạt động điều tra của CQĐT còn chưa được chú trọng. Bởi vì hiện nay luật chưa quy định rõ việc tham gia của đại diện nhà trường, tổ chức đoàn thể trong quá trình tố tụng với vai trò cụ thể của này là gì, trong khi đó sự tham gia này là không bắt buộc. Điều 7 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT- VKSNDTC- TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH ngày 21/8/2018 của VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi và Điều 421 Bộ luật TTHS năm 2015 vẫn chưa quy định rõ về việc đảm bảo tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức trong trường hợp khẩn cấp và thời hạn phải thông báo trước. Theo quy định, trong trường hợp cần đảm bảo sự có mặt người đại diện, nhà trường, tổ chức khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung thì cơ quan THTT phải thông báo trước và có thể thông báo trực tiếp hoặc qua điện thoại, phương tiện điện tử khác nhưng thời hạn là bao lâu, nhất là trong trường hợp khẩn cấp (giữ người trong trường hợp khẩn cấp là 12 giờ cần lấy lời khai nhưng liệu những người đó có thể có mặt để cơ quan THTT thực hiện lấy lời khai).

Hơn nữa, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không có nơi cư trú ổn định, việc xác định gia đình hoặc người đại diện, nhà trường… theo quy định của luật là một thách thức. Để gia đình, bạn bè, nhà trường không biết được hành vi phạm tội của mình họ thường khai báo tên, gia đình và nơi cư trú không chính xác. Mặt khác, trong thực tiễn có nhiều trường hợp, người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi đăng ký thường trú một nơi nhưng sinh sống một nơi (có tạm trú hoặc không có đăng ký tạm trú) dẫn đến trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ đăng ký thường trú hay nơi tạm trú thực tế là nơi có trách nhiệm cử người đại diện cho họ, hoặc khi có tranh chấp việc cử người giám hộ thì Tòa án nơi nào có thẩm quyền chỉ định người giám hộ, trình tự thủ tục như thế nào. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan THTT trong việc thực hiện nghĩa vụ thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội ngay sau khi họ bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ.

Bên cạnh đó, người nhận nuôi người bị buộc tội dưới 18 tuổi nhưng không đăng ký nhận con nuôi theo quy định của pháp luật thì có được làm người giám hộ

đương nhiên hay không để tham gia tố tụng với với tư cách người đại diện của người bị buộc tội.

Về quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thực hiện hoạt động bào chữa trong vụ án hình sự nói chung và trong vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cho thấy, trong thời gian qua, nhìn chung các cơ quan THTT đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, tạo điều kiện cho người đại diện hợp pháp của họ có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa. Theo thống kê của TAND tỉnh Bắc Ninh thì trong các vụ án người dưới 18 tuổi phạm tội, trong giai đoạn có 1099 bị cáo có người bào bào chữa theo dạng chỉ định chiếm tỉ lệ 53% tổng số bị cáo là người dưới 18 tuổi), còn lại có 653 bị cáo được gia đình thuê luật sư bào chữa chiếm tỉ lệ 32%, số còn lại 288 từ chối luật sư bào chữa theo chỉ định. Đặc biệt hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chỉ có 29 công ty luật, văn phong luật sư và chi nhánh văn phòng luật sư với 55 luật sư hành nghề. Như vậy số lượng luật sư như trên là quá ít so với yêu cầu đảm bảo quyền bào chữa cho các bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội.

- Áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế:

Bộ luật TTHS năm 2015 đã có nhiều thay đổi trong quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi. Thay đổi này theo hướng hạn chế tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi nhằm bảo vệ tối đa nhóm đối tượng này, nhưng vẫn bảo đảm giải quyết được vụ án hình sự.

+ Tình hình áp dụng biện pháp bắt người:

Có thể phân loại biện pháp bắt người dưới 18 tuổi phạm tội thành 3 nhóm: nhóm 1 là bắt bị can, bị cáo để tạm giam; nhóm 2 là bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và nhóm bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

+ Tình hình áp dụng biện pháp tạm giữ:

Tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp (bắt khẩn cấp trước đây) hoặc phạm tội quả tang để CQĐT có đủ thời gian kiểm tra, xác minh những thông tin về tội phạm cũng như những tình

tiết khác để quyết định khởi tố vụ án, trả tự do hay áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

+ Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam:

Hiện nay theo thống kê của VKSND tỉnh Bắc Ninh thì trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì có 31% số bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp tạm giam. Việc tạm giam chủ yếu là do bắt bị can để tạm giam, còn số đối tượng được chuyển từ tạm giữ lên để tạm giam hoặc do thay đổi biện pháp ngăn chặn khác thường ít hơn. Mặt khác, qua nghiên cứu cho thấy tình trạng vi phạm thời hạn tạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)