Thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi được thể hiện chủ yếu thông qua các quy định pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Các quy định của pháp luật cần thể hiện nhằm hướng tới việc đảm bảo các nguyên tắc chủ đạo sau đây trong toàn bộ hệ thống tư pháp đối với người dưới 18 tuổi, từ phòng ngừa, xử lý, giáo dục, phục hồi đến tái hòa nhập cộng đồng: Nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi; Xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội một cách thân thiện; Áp dụng tối đa các biện pháp xử lý chuyển hướng; Phục hồi và tái hòa nhập là mục tiêu chính; Tước đoạt và hạn chế tự do chỉ là giải pháp sau cùng; Phối hợp giữa các cơ quan tư pháp và cơ quan bảo vệ trẻ em.
Cần cân nhắc một cách thận trọng để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của chính sách đồng thời trong mối quan hệ thống nhất với hệ thống chính sách khác của Nhà nước góp phần củng cố lòng tin của người dân vào Nhà nước. Đảm bảo rà soát các quy định có liên quan, phân tích tình hình tội phạm và thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Trên cơ sở phân tích những hạn chế, tồn tại trong quy định về thủ tục thân thiện với người dưới 18 tuổi tác giả xin đề xuất chỉnh sửa, bổ sung một số quy định có liên quan đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, như sau:
Một là, Phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Với quy định này, chủ thể được áp dụng thủ tục tố tụng gồm người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) (Điều 4 BLTTHS), người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi. Nhưng tại Điều 419 BLTTHS lại quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là người dưới 18 tuổi; Điều 421 BLTTHS quy định về việc lấy lời khai người dưới 18 tuổi bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Như vậy, về phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã thiếu vắng trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là người dưới 18 tuổi phạm tội. Để bảo đảm quyền
của người dưới 18 tuổi khi tham gia TTHS, về phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi cần bổ sung trường hợp nêu trên. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất sửa đổi quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 về giải thích từ ngữ liên quan đến thuật ngữ “người bị buộc tội” như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ 1…. a)… b)… c)…. d)…
đ) Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
…..”
Hai là, nguyên tắc tiến hành tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Trong quy định về nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, quy định về việc giữ bí mật đời tư của người dưới 18 tuổi còn rất chung chung. Quy định này chưa đủ để bảo đảm sự riêng tư của người dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Quy tắc Bắc kinh, trong khi đó Quy tắc Bắc Kinh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không tiết lộ danh tính của người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm ngăn ngừa sự miệt thị và cản trở quá trình phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng của họ. Vì vậy, tác giả đề xuất bổ sung vào khoản 2 Điều 414 Bộ luật TTHS năm 2015 nội dung sau:
“Điều 414. Nguyên tắc tiến hành tố tụng
1…
2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi trong mọi giai đoạn của quá trình tố tụng.
3….”
Ba là, về chủ thể tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi
BLTTHS chưa quy định cụ thể hay giải thích như thế nào là “người có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi” và “có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi”. Việc chưa quy định cụ thể hay giải thích những vấn đề trên sẽ khiến cho nhiều địa phương, nhiều người có những cách hiểu, cách áp dụng vào thực tiễn khác nhau,
không bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất. Cụ thể, người có kinh nghiệm điều tra cũng có thể hiểu là người học qua trung cấp, đã trải qua kinh nghiệm điều tra một số vụ án. Tuy nhiên, với những người như vậy khi tiếp nhận, giải quyết vụ việc, vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi liệu có bảo đảm quyền và trình tự thủ tục của người dưới 18 tuổi hay không? Bên cạnh đó, thế nào là người có hiểu biết cần thiết về tâm lý, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi thì BLTTHS năm 2015 cũng chưa quy định cụ thể. Vì nếu cán bộ điều tra chưa qua đào tạo về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi thì có được tham gia tiếp nhận giải quyết vụ án hình sự liên quan đến người dưới 18 tuổi hay không? Vì vậy, cần phải có văn bản hướng dẫn quy định của BLTTHS năm 2015 về “người có kinh nghiệm” và “có hiểu biết cần thiết” khi tiến hành thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.
Bên cạnh đó, như tại chương 2 chúng tôi đã phân tích, BLTTHS hiện nay chưa có quy định bắt buộc những người tham gia tố tụng khác như người phiên dịch, người giám định (đặc biệt là người giám định trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em), cán bộ trại tạm giam, nhà tạm giữ cần phải có kinh nghiệm, kỹ năng về làm việc với người dưới 18 tuổi. Do đó, theo chúng tôi, để đảm bảo thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi nói chung và người phạm tội dưới 18 tuổi nói riêng, BLTTHS cần sửa đổi quy định về điều kiện của chủ thể làm việc với người dưới 18 tuổi phải có kinh nghiệm, sự hiểu biết không những bao gồm những người tiến hành tố tụng mà còn cần cả những đối tượng nêu trên. Do đó, tác giả đề xuất sửa đổi quy định tại Điều 415 BLTTHS năm 2015 quy định người tiến hành tố tụng, người giám định, cán bộ trại giam… phải là người có kinh nghiệm, đã được đào tạo về tâm lý học.
Bốn là, về cách xác định tuổi của người dưới 18 tuổi
BLTTHS năm 2015 đã kế thừa và phát huy những quy định tiến bộ của BLTTHS năm 2003 với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung, trong đó đã quy định cụ thể về việc: “Xác định độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi” bởi nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý, giải quyết vụ án hình sự, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý vững chắc để xác định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong những trường hợp nhất định. Cụ thể, Điều 417 BLTTHS năm 215 quy định cách xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị
hại là người dưới 18 tuổi tương đối đầy đủ, nhưng chưa bao quát hết được các trường hợp phát sinh khi xác định độ tuổi theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội cũng như bị hại trong một số trường hợp, tác giả đề xuất sửa đổi Điều 417 BLTTHS năm 2015 theo hướng là:
- Lấy ngày giữa tháng của tháng giữa trong quý đó làm ngày, tháng sinh trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì.
- Lấy ngày giữa tháng của tháng giữa trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh trong trường hợp xác định được nửa năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì.
- Lấy ngày giữa trong tháng của tháng giữa trong năm đó làm ngày, tháng sinh trong trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì. Tiến hành giám định để xác định năm sinh nếu không xác định được năm.
Năm là, về áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người dưới 18 tuổi
Thực tế cho thấy, BLTTHS năm 2015 quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Điều 419 là rất khó thực hiện đối với những trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt quả tang, bắt truy nã người dưới 18 tuổi phạm tội. Bởi tại thời điểm giữ người trong trường hợp khẩn cấp và bắt quả tang, bắt truy nã, rất khó xác định tuổi của người bị giữ, bị bắt do thời gian tiến hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp rất ngắn và việc bắt quả tang cũng như bắt truy nã diễn ra ngay lập tức, trong khi người bị giữ có thể không hợp tác hoặc người tiến hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp hạn chế về năng lực…Vì vậy, tác giả đề xuất sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 419 BLTTHS năm 2015 theo hướng loại trừ việc hạn chế bắt quả tang, bắt truy nã, giữ người trong trường hợp khẩn cấp với người dưới 18 tuổi, cụ thể như sau:
“Điều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế 1…
2. Nếu có căn cứ quy định tại các điều 113 và 117, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều
119 của Bộ luật này thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt tạm giam, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt tạm giam, tạm giữ, tạm
trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 113 và 117, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này…”
Bên cạnh việc sửa đổi quy định tại Điều 419 BLTTHS năm 2015 như trên, tác giả cũng đề xuất cần phải có văn bản hướng dẫn quy định của BLTTHS năm 2015 về việc tính thời hạn khởi tố, điều tra, truy tố trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo, mà trong đó có bị can, bị cáo là người đủ 18 tuổi trở lên và bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi; hoặc việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi nhưng phạm vào các tội có khung hình phạt khác nhau theo hướng đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi.
Sáu là, về trình tự tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội
Về thời hạn điều tra vụ án hình sự: Bộ luật TTHS 2015 quy định thời hạn tạm giam người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng 2/3 thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên. Nguyên tắc THTT đối với người dưới 18 tuổi phải được đảm bảo nhanh chóng, kịp thời nhưng lại quy định thời hạn tiến hành các giai đoạn tố tụng đối với người dưới 18 tuổi thì không có sự khác biệt so với thủ tục đối với người đủ 18 tuổi trở lên.
Theo quy định của Chương XXVIII, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương XXVIIIMặt khác, theo quy định tại Ðiều 413 của Bộ luật TTHS năm 2015 thì thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi được áp dụng theo quy định của Chương XXVIII, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương XXVIII.. Theo đó, thời hạn giải quyết vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng vẫn được áp dụng theo quy định tại Điều 277 của Bộ luật TTHS năm 2015, nên việc xác định thời hạn tạm giam đối với người dưới 18 tuổi căn cứ vào quy định tại các điều 277, 278 và 419 BLTTHS năm 2015. Như vậy, thời hạn giải quyết vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng vẫn áp dụng theo quy định tại Điều 277 của BLTTHS, nhưng thời hạn tạm giam đối với người dưới 18 tuổi chỉ bằng 2/3 thời hạn tạm giam đối với người trên 18 tuổi. Dẫn đến sự không đồng bộ trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhóm người này. Do đó, tác giả kiến nghị sửa đổi BLTTHS 2015 theo hướng bổ sung quy định về thời hạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng 2/3 thời hạn tương ứng áp dụng với vụ án hình sự của người đủ 18 tuổi trở lên.
Bảy là, về việc đảm bảo quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi phạm tội
Nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất và tôn trọng quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi ở mức cao nhất, tác giả đề xuất sửa đổi các quy định tại Điều 77, Điều 291 và Điều 422 Bộ luật TTHS 2015 về việc từ chối, thay đổi người bào chữa như sau:
+ Khoản 1 Điều 77: Bỏ đoạn “trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này” nhằm đảm bảo sự thống nhất trong các quy định của pháp luật kiên quan đến việc thay đổi người bào chữa đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi được quy định tại Điều 422 Bộ luật TTHS năm 2015.
+ Khoản 3 Điều 77 Khoản 3: thay từ “hoặc” bằng từ “và”. Cụ thể quy định trường hợp từ chối người bào chữa thì sẽ chỉ định người thân thích, đại diện nhà trường, đoàn thanh nên tham gia tố tụng và chấm dứt việc bào chữa.
+ Khoản 2 Điều 291: thay từ “hoặc” bằng từ “và”. Quy định xét xử vắng mặt người bào chữa khi người bào chữa vắng mặt không có lý do và có sự đồng ý của bị cáo, người đại diện của bị cáo. Nhằm đảm bảo quyền bào chữa và được bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi theo tiêu chuẩn quốc tế, theo tác giả, nhất thiết cần phải có sự đồng ý sự vắng mặt của cả hai loại người tham gia tố tụng đó là bị cáo và người đại diện của bị cáo.
+ Khoản 3 Điều 77: bổ sung thêm quy định “Việc từ chối người bào chữa được thực hiện không quá 02 lần” để vừa đảm bảo quyền của người dưới 18 tuổi
vừa đảm bảo trình tự, thời hạn giải quyết vụ án.
+ Khoản 1 Điều 422: bỏ từ “hoặc”, cụ thể: “Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa”. Quy định như trên sẽ dễ dẫn đến sự hiểu lầm là người bị buộc tội không được nhờ người bào chữa nếu tự mình bào chữa.
+ Tại Điều 420, Bộ luật TTHS năm 2015 đã quy định về việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường và tổ chức. Cần sửa đổi, quy định rõ trường hợp khi cơ quan THTT đã tìm kiếm và xác minh không tìm được người đại diện thì ai sẽ là người tham gia, chứng kiến tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện trong trường hợp bắt khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phạm tội.
+ Điều 7 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA- BQP-BLĐTBXH ngày 21/8/2018 của VKSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về phối hợp thực
hiện một số quy định của Bộ luật TTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi và Điều 421 Bộ luật TTHS năm 2015 vẫn chưa quy định rõ về việc đảm bảo tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức trong trường hợp khẩn cấp và thời hạn phải thông báo trước. Theo quy định, trong trường hợp cần đảm bảo sự có mặt người đại diện, nhà trường, tổ chức khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung thì