Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt chỉ có thể phát sinh quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của CQĐT, VKS, Tòa án. Đây là một hạn chế bời nếu các cơ quan tiến hành tố tụng không yêu cầu tham gia thì những người trên không được tham gia tố tụng. Do đó cần quy định cụ thể là những người trên đương nhiên được tham gia tố tụng ngay từ khi người dưới 18 tuổi bị tạm giữ thì mới đảm bảo quyền lợi cũng như bảo đảm tâm lý của người dưới 18 tuổi, giúp giải quyết vụ án được khách quan.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 của luận văn, học viên nghiên cứu, đề xuất về một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Thứ nhất, chương 3 đề xuất các giải pháp hoàn thiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như hoàn thiện quy định về các vấn đề phải chứng minh trong TTHS; hoàn thiện quy
định về điều kiện của người tham gia tố tụng vụ án dưới 18 tuổi; hoàn thiện quy định về các biện pháp điều tra, biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi.
Thứ hại, các giải pháp về tổ chức và thực hiện pháp luật liên quan đến đối tượng là người dưới 18 tuổi như: Tăng cường năng lực chuyên môn của hệ thống cán bộ tư pháp; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn thực hiện thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa CQĐT, VKSND và Tòa án, các cơ quan, tổ chức khác; Tăng cường các thiết chế nhà trường, gia đình và xã hội.
KẾT LUẬN
1. Thủ tục TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một lĩnh vực hoạt động rất phức tạp và có liên quan nhiều đến đời sống xã hội, đặc biệt liên quan nhiều tới QCN, quyền tự do, dân chủ của người dưới 18 tuổi. Với mục đích đảm bảo cho hoạt động TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đúng pháp luật, thân thiện và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều các Nghị quyết và các văn bản pháp luật quy định chi tiết cho hoạt động này.
2. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội dưới góc độ là luận văn thạc sĩ luật học, đặc biệt theo BLTTHS năm 2015 và ngay cả kết quả của các công trình trên cũng cho thấy, nhiều nội dung liên quan đến TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội còn chưa có sự thống nhất về nhận thức, thậm chí chưa có sự thống nhất ngay cả những nội dung cơ bản của thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Trong chương một của luận văn, tác giả đã cố gắng giải quyết một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như: khái niệm, đặc điểm, mục đích và cơ sở của việc quy định thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đặc biệt, trong luận văn, tác giả có tham khảo việc các quy định của một số nước trên thế giới.
Trương chương hai, qua nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tác giả luận văn nhận thấy, BLTTHS năm 2015 đã thể hiện bước phát triển mới trong lĩnh vực lập pháp, đã giải quyết được một cách khoa học nhiều vấn đề cơ bản của TTHS, trong đó có vấn đề thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, một số quy phạm của luật TTHS hiện hành còn có những bất cập, thiếu tính đồng bộ và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mặc dù BLTTHS năm 2015 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 nhưng có quy định về thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, còn phải dựa vào rất nhiều văn bản dưới luật (thông tư của Bộ Công an; thông tư liên tịch; nghị định...). Đây là một trong những lý do dẫn đến tình trạng thực hiện thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội còn nhiều bất cập, hạn chế.
Bên cạnh đó, việc phân tích tình hình thực tiễn thực hiện thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ năm 2015 đến năm 2020 trên địa bản tỉnh Bắc Ninh đã giúp đưa ra những nguyên nhân gây nên tồn tại trong thực hiện thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Dựa vào những nguyên nhân của hạn chế này, luận văn đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; trong đó, có các giải pháp về hoàn thiện pháp luật; giải pháp về tổ chức thi hành pháp luật (đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật; tăng cường nâng cao ý thức, trách nhiệm và trình độ của cán bộ điều tra, kiểm sát, tòa án; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan và các cá nhân, tổ chức có liên quan đến thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội...). Tác giả luận văn hy vọng những đề xuất này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, xem xét và giải quyết để khắc phục những hạn chế của BLTTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan hiện hành, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động thực hiện thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng và công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung đạt hiệu quả cao./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Thị Kim Ánh (2020), Chính sách pháp luật TTHS Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niêntheo pháp luật TTHS Việt Nam, Trần Hưng Bình (2013), Luận án tiến sĩ Luật học – Học viện
khoa học xã hội, Hà Nội
3. Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng (2004), "Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên- những khía cạnh pháp lý hình sự, TTHS, tội phạm học và so sánh luật học” (Phần 1 - Những khía cạnh pháp lý hình sự), Tòa án nhân dân, (20/10).
4. Lê Cảm (2012), Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam
trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Lê Huỳnh Tấn Duy (2014), Mô hình tư pháp người chưa thành niên theo
định hướng của Liên hợp quốc, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 5/2014.
6. Võ Thị Kim Dung, Lê Thị Thùy Dương (2015), Một số góp ý về thủ tục tố
tụng đối với người chưa thành niên trong Dự thảo Bộ luật TTHS (sửa đổi), Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2015.
7. Trần Văn Dũng (2008), Về một số chế định pháp lý liên quan đến người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự và luật TTHS Cộng hoà Pháp, Tạp chí
TAND, Số 19/2008.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác Tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của
Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
11. Hoàng Minh Đức (2016), CSHS đối với người chưa thành niênphạm tội
ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học – Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Е.Л. Вороновой (2002), Робинсон, Э. Введение во французскую ювенальную юстицию// Программа и материалы Международного научно-
практического семинара ―Правосудие в отношении несовершеннолетних: зарубежный и российский опыт‖, Р/н/Д.: Экспертное бюро. 179
13. John W.Santrock (2004), Tìm hiểu thế giới của tuổi vị thành niên
(người dịch: Trần Thị Hương Lan), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
14. Phan Trung Hoài (2007), Vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Kiểm sát, Số 6/2007.
15. Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Phương Anh (2016), Một số điểm mới của Bộ luật TTHS năm 2015 về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (kỳ 1), Tạp
chí Tòa án nhân dân, Số 20/2016.
16. Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Phương Anh (2016), Một số điểm mới của
Bộ luật TTHS năm 2015 về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (kỳ 2), Tạp
chí Tòa án nhân dân, Số 21/ 2016.
17. Phạm Văn Hùng (2008), Hệ thống điều tra thân thiện với người chưa thành niên, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 20/2008
18. Học viện tư pháp (2014), Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ án hình sự,
Nxb. Lao Động, Hà Nội.
19. Liên Hợp quốc, Những quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp quốc, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14/02/1990.
20. Liên hợp quốc (1998), Quy tắc Bắc Kinh về Quy tắc tối thiểu về áp dụng pháp luật đối với người dưới 18 tuổi
21. Liên Hợp quốc (1985), Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp quốc
về áp dụng pháp luật với người dưới 18 tuổi (Quy tắc Bắc Kinh), Tài liệu tập huấn.
22. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2006), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Markovichev E.B.(2014), Эволюция производства по уголовным делам в отношении несовершеннолетних: от Устава уголовного судопроизводства до уголовно-процессуального кодекса РФ, Актуальные проблемы российского права.
24. Trần Hoài Nam, Tường An (2010), Toà án gia đình và người chưa thành niên: các mô hình trên thế giới và việc nghiên cứu thành lập ở Việt Nam, Tạp
25. Lê Thị Nga (2014), Cần xây dựng môi trường tố tụng thân thiện đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 4/2014.
26. Đức Nguyên (1999), Công tác kiểm sát hình sự cần quan tâm các biện pháp TTHS với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Kiểm sát, Số 6/1999.
27. Hồ Trọng Ngũ (2002), Một số vấn đề cơ bản về CSHS dưới ánh sáng Nghị
quyết Đại học IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Hải Ninh (2009), Hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm bảo đảm
quyền bào chữa của bị can, bị cáo chưa thành niên, Tạp chí Luật học, Số 11/2009.
29. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trong Luật TTHS Việt Nam, Đỗ Thị Phượng (2008), Luận án tiến sĩ Luật
học, Hà Nội.
30. Đỗ Ngọc Quang (2007), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam (Giáo trình dùng cho hệ cao học luật Chuyên ngành Tội phạm học và điều tra tội phạm), Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
31. Quốc hội (1999), BLHS, Hà Nội. 32. Quốc hội (2003), BLTTHS, Hà Nội. 33. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
34. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 35. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức VKSND, Hà Nội.
36. Quốc hội (2015), BLTTHS, Hà Nội. 37. Quốc hội (2015), BLHS, Hà Nội.
38. Quốc hội (2015), Luật tổ chức điều tra hình sự, Hà Nội. 39. Quốc hội (2015), Luật trẻ em, Hà Nội.
40. Patrice Saceda (2001), Introduction à la justice des mineurs, CNFE-
PJJ, Vaucresson. Pg.122-123
41. Đỗ Thị Phượng (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố
tụng đối với người dưới 18 tuổi trong Luật TTHS Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, tr. 19.
42. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con ngưười trong luật hình sự, luật TTHS Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội tr.155
43. Lê Minh Thắng (2012), Bảo đảm quyền của người chưa thành niêntrong TTHS ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
44. Trần Thị Minh Thư (2014), Xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Kiểm sát, Số 9/2014.
45. Nguyễn Ngọc Thương (2006), Thủ tục TTHS đối với những vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện- Lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.tr.40
46. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Đề án thành lập Tòa Gia đình và người
chưa thành niên, Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội.
47. Đỗ Thị Ngọc Tuyết (2007), “Một số vấn đề cần chú ý khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đối với người dưới 18 tuổi”, Tạp chí Kiểm sát (6), Hà Nội.tr.22
48. Nguyễn Hữu Thế Trạch (2013), Thủ tục tố tụng thân thiện đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 3/2013.
49. Nguyễn Hữu Thế Trạch (2014), Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, thành phố Hồ
Chí Minh.
50. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
51. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
52. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
53. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển
Bách khoa, Hà Nội.
54. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
55. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
56. TAND tỉnh Bắc Ninh (2016), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016, Bắc Ninh
57. TAND tỉnh Bắc Ninh (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017, Bắc Ninh
58. TAND tỉnh Bắc Ninh (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2018, Bắc Ninh
59. TAND tỉnh Bắc Ninh (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2019, Bắc Ninh
60. TAND tỉnh Bắc Ninh (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020, Bắc Ninh
61. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1995), Tội phạm học, luật hình sự và luật TTHS Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Vũ Thị Thu Uyên (2015), Pháp luật về quyền của người chưa thành niênphạm tội ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội
63. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, UNICEF (2005), Giải quyết vi phạm pháp luật của người dưới 18 tuổi, Tài liệu tập huấn.
64. VKSND tỉnh Bắc Ninh (2020), Thống kê công tác tư pháp hình sự người dưới 18 tuổi giai đoạn 2016-2020, Bắc Ninh
65. Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp (2005), Từ điển luật học, Nxb. Từ điển bách khoa – Nxb. Tư pháp, Hà Nội
66. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), Bình luận khoa học BLTTHS năm 2003, NXB Tư pháp, Hà Nội.
67. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2002), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
68. Võ Khánh Vinh (2014), Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội.
69. Võ Khánh Vinh (2017), Quan niệm tổng thể về chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam, Tạp chí Nguồn nhân lực, số 9 và số 10/2017.
70. Võ Khánh Vinh (2019), Chính sách pháp luật thi hành án hình sự: