Quyền của người bào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGƯỜI bào CHỮA từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ tây NINH, TỈNH tây NINH (Trang 26 - 29)

nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

Cùng nằm trong hệ thống pháp luật XHCN, pháp luật TTHS của nước Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa nhìn chung có một số nét tương đồng với pháp luật TTHS của nước ta. Vì thế các quy định về quyền bào chữa của bị can, bị cáo và NBC trong TTHS của hai nước cũng có một số nét giống nhau.

Quy định về các trường hợp cần phải có sự tham gia bào chữa bắt buộc của NBC ở Trung Quốc cơ bản gần giống với quy định của Việt Nam. Ở đây luật TTHS Trung quốc nêu cụ thể những nhược điểm thể chất nào cần được bảo đảm có NBC, đó là người bị mù, bị câm hoặc điếc.

Luật TTHS Trung Quốc năm 1996 quy định khá hạn chế các quyền mà luật sư có thể hỗ trợ cho thân chủ của mình trong giai đoạn điều tra. Luật sư có quyền gặp gỡ và phỏng vấn nghi phạm bị tạm giữ để tìm hiểu sự việc và các chi tiết liên quan tới vụ án. Riêng về quyền gặp gỡ thân chủ thì có khá nhiều hạn chế trong luật cũng như trong thực tiễn. Một trong những hạn chế là việc tự do gặp gỡ thân chủ. Luật TTHS Trung Quốc năm 1996 quy định rằng “trong trường hợp liên quan tới bí mật quốc gia, việc luật sư phỏng vấn nghi phạm bị tạm giam giữ phải do cơ quan phải do cơ quan điều tra phê duyệt.”. Trên thực tế các vụ việc khơng liên quan tới bí mật quốc gia cũng vẫn phải do cơ quan điều tra phê duyệt. Năm 2007 Luật Luật sư của Trung Quốc được sửa đổi. Điều 33 của Luật này đã cố gắng thay đổi tình hình và quy định rằng luật sư do nghi phạm hoặc họ hàng của anh ta th có quyền gặp thân chủ của mình khi xuất trình được thẻ luật sư, thư uỷ quyền của thân chủ hoặc giấy giới thiệu của cơ quan trợ giúp pháp lý. Theo tinh thần của quy định này có thể thấy rằng cuộc gặp của luật sư với thân chủ của mình khơng cần phải được công an phê duyệt. Tuy vậy, sau khi Luật Luật sư sửa đổi có hiệu lực, cơng an nói rằng họ có ít phịng họp nên nếu luật sư muốn gặp thân chủ thì phải đăng ký, đây chính là tiểu xảo để cuộc gặp của luật sư với nghi phạm phải được công an phê duyệt. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ công an Trung Quốc về áp dụng pháp luật tố tụng hình sự: đối với vụ án khơng liên quan đến bí mật quốc gia, NBC gặp gỡ người bị tình nghi phạm tội thì khơng cần qua phê chuẩn, cơ quan điều tra khơng được ra quyết định khơng phê chuẩn vì lý do cần phải giữ bí mật trong q trình điều tra. Cơ quan điều tra phải bố trí cuộc gặp gỡ trong vịng 48 giờ sau khi luật sư đưa ra đề nghị gặp gỡ người bị tình nghi phạm tội; đối với vụ án đồng phạm lớn và phức tạp như có tổ chức, các vụ án do các tổ chức xã hội đen thực hiện, tổ chức khủng bố hoặc phạm tội buôn lậu, phạm tội ma tuý, phạm tội tham ô hối lộ… thì trong vịng 05 ngày sau khi luật sư đưa ra đề nghị

gặp gỡ người bị tình nghi phạm tội, Cơ quan điều tra phải cho phép gặp. Trong giai đoạn này, Cơ quan điều tra có thể theo dõi cuộc hội thoại khi luật sư gặp thân chủ của mình. Luật TTHS năm 1996 quy định rằng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cần thiết mà điều tra viên có thể hiện diện trong cuộc phỏng vấn.

Về thu thập chứng cứ: Theo quy định của pháp luật TTHS Trung Quốc năm 1996 thì chỉ có CQTHTT là TAND, VKSND và Cơ quan điều tra mà cụ thể là NTHTT trong các cơ quan này, đó là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên mới có quyền thu thập chứng cứ.

Đối với NBC, để thực hiện quyền của mình trong hoạt động bào chữa, họ được quyền gặp gỡ, trao đổi với người đang bị tạm giữ, bị cáo; trích, sao các tài liệu từ khi VKS bắt đầu thẩm tra tư pháp; thu thập thông tin liên quan đến vụ án; yêu cầu triệu tập nhân chứng mới tới phiên toà, thu thập chứng cứ mới, giám định bổ sung và các yêu cầu khác; được hỏi người làm chứng và người giám định.

Bộ Luật TTHS Trung quốc năm 2012 đã có những bước tiến bộ nhất định. Theo đó, các CQTHTT phải đảm bảo cho bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác được hưởng quyền bào chữa và các quyền tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Những người được chỉ định làm NBC phải là luật sư. Trong trường hợp luật sư bào chữa yêu cầu trao đổi thư từ hay gặp gỡ người bị tình nghi hình sự hay bị can bị giam giữ, cơ sở giam giữ phải thu xếp cuộc gặp đó trong vịng 48 giờ. Mặc dù pháp luật khơng quy định sự đảm bảo chung về liên lạc bí mật giữa người bị tình nghi hay bị can và luật sư bào chữa, luật cũng cấm việc giám sát cuộc gặp giữa luật sư bào chữa và người bị tình nghi hay bị can đang tạm giữ. Trong giai đoạn truy tố, luật sư bào chữa có thể tiếp cận, trích và sao tài liệu được thu thập trong vụ án, có thể xác minh bằng chứng với người bị tình nghi. Tại phiên tồ, luật sư bào chữa có thể trình bày các tài liệu và ý kiến chứng minh cho sự vô tội của bị cáo hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Luật sư bào chữa có thể đề nghị Toà hay Viện kiểm sát yêu cầu đưa đến trước tồ những bằng chứng có thể chứng minh sự vơ tội của bị cáo. Một quy định tiến bộ là Luật TTHS 2012 Trung Quốc cho phép luật sư bào chữa vào bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng nếu thấy rằng cơ quan cơng quyền hay cán bộ của các cơ quan đó gây trở ngại cho việc thực hiện quyền tố

tụng, họ có quyền khiếu nại lên cơ quan kiểm sát, hay cơ quan cao nhất tiếp theo, cơ quan này sau đó có nghĩa vụ phải khẩn trương xem xét việc khiếu nại và nếu đã xác minh đúng thì phải xử lý hành vi cản trở đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGƯỜI bào CHỮA từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ tây NINH, TỈNH tây NINH (Trang 26 - 29)