Thực trạng quy định về chủ thể “người bào chữa”, về thời điểm phát sinh quyền bào chữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGƯỜI bào CHỮA từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ tây NINH, TỈNH tây NINH (Trang 33 - 34)

phát sinh quyền bào chữa

2.1.1.1. Về chủ thể “người bào chữa”

BLTTHS năm 1988 là BLTTHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28-06-1988, BLTTHS năm 1988 quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự trong đó quy định những người khác cũng có thể là người bào chữa bao gồm: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân dân.

Ngày 26-11-2003, Quốc hội thông qua BLTTHS năm 2003 quy định những người khác cũng có quyền bào chữa, người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân viên. Người bào chữa do bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo lựa chọn. Trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có người bào chữa, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì CQĐT, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ.

Luật sửa đổi, bổ sung năm 2012, sau đây gọi là Luật Luật sư [90] được Quốc hội thơng qua ngày 20-11-2012 đã hồn thiện những bất cập của Luật Luật sư năm 2006 khi sự phát triển nghề Luật sư cũng như đội ngũ Luật sư đã bảo đảm cả về chất và lượng; quy định chặt chẽ các điều kiện để trở thành Luật sư, qua đó để trở thành Luật sư, địi hỏi phải có kiến thức pháp lý, hiểu biết sâu rộng lĩnh vực pháp luật, được đào tạo bài bản về nghề Luật sư, có thời gian thực tế trong lĩnh vực tư pháp mới đáp ứng được yêu cầu.

Ngày 27-11-2015, Quốc hội thông qua BLTTHS 2015 quy định những người khác cũng có quyền bào chữa, người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý.

So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS 2015 quy định Người đại diện của người bị buộc tội có khái niệm rộng hơn Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo; bổ sung người bào chữa có thể là Trợ giúp viên pháp lý bên cạnh Luật sư và Bào chữa viên nhân dân đồng thời bổ sung quy định về Bào chữa viên nhân dân để xác định về diện chủ thể này, đó là cơng dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với tổ quốc, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2.1.1.2. Về thời điểm phát sinh quyền của người bào chữa

Thời điểm phát sinh quyền của người bào chữa chính là thời điểm mà người bào chữa được tham gia tố tụng hình sự. Đây chính là thời điểm mà pháp luật TTHS quy định Luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện của người

bị buộc tội, Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý được tham gia tố

tụng với tư cách và địa vị pháp lý là “Người bào chữa” nhằm thực hiện các hoạt động bào chữa cho người bị buộc tội.

2.1.2. Thực trạng quy định về quyền của người bào chữa Quyền của người bào chữa gồm 2 nhóm quyền cơ bản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGƯỜI bào CHỮA từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ tây NINH, TỈNH tây NINH (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)