Nhu cầu bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGƯỜI bào CHỮA từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ tây NINH, TỈNH tây NINH (Trang 65 - 66)

- Nghĩa vụ của người bào chữa:

3.1.1. Nhu cầu bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tộ

Hiện nay, hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến quyền con người và các yêu cầu cần thiết để đảm bảo quyền con người. Bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội nói riêng trong TTHS là xu thế tất yếu trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay trên thế giới. Pháp luật hình sự quốc tế đã đặt ra các chuẩn mực pháp lý cho hoạt động tư pháp hình sự nhằm đảm bảo tối đa các quyền của họ. Các quốc gia thành viên trên cơ sở đặc thù về pháp luật và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội sẽ hoạch định chính sách hình sự phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế. Theo pháp luật TTHS quốc tế, quyền con người của người bị buộc tội được đảm bảo trên cơ sở các nguyên tắc TTHS, các quy định về các quyền cơ bản của người bị buộc tội và quy định các bảo đảm pháp lý để thực hiện các nguyên tắc tố tụng và quyền tố tụng của người bị buộc tội.

Quyền bào chữa là một quyền đặc biệt của người bị buộc tội bảo vệ mình trước các hoạt động của các CQTHTT, NTHTT trong quan hệ pháp luật hình sự. Đảm bảo quyền bào chữa là một trong những hình thức đầu tiên và cơ bản nhất để đảm bảo thực hiện quyền con người. Thực hiện nghĩa vụ nội luật hoá các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết nhằm đảm bảo quyền con người. Hiến pháp 2013, lần đầu tiên quyền bào chữa được sắp xếp trong nhóm các quyền cơ bản của công dân, quyền con người. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là bảo đảm Hiến pháp. Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định “Người bị

bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Quyền bào chữa là nguyên tắc cơ bản

được ghi nhận ở Điều 16 BLTTHS năm 2015 “Người bị buộc tội có quyền tự

bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thơng báo, giải thích và đảm bảo cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”. Ngoài ra, quyền này

cịn được cụ thể hố trong nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền bào chữa như: Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2014, Luật tạm giam năm 2015, Luật luật sư, Luật trợ giúp pháp lý năm 2017,…và nhiều văn bản dưới luật khác. Đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam bao gồm 3 nội dung: Quyền có NBC là quyền cơ bản của người bị buộc tội, NBC được tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội trong các giai đoạn tố tụng và CQTHTT có nghĩa vụ bảo đảm cho người bị buộc tội và NBC của họ thực hiện quyền bào chữa.

Như vậy, Hiến pháp đã xác định rõ quyền bào chữa là quyền con người, quyền công dân; Pháp luật TTHS quy định quyền bào chữa là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội không phải chỉ là việc ghi nhận cho họ có các quyền trong việc tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa mà cịn phải bao gồm cả việc tơn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để họ thực hiện các quyền đó, để cho các quyền đó được thực hiện trong thực tế. Các CQTHTT phải đảm bảo cho người bị buộc tội vừa có thể đồng thời tự bào chữa vừa có thể nhờ người khác bào chữa; việc nhờ người khác bào chữa không làm mất đi quyền tự bào chữa của họ; đảm bảo mọi hành vi cản trở người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa phải bị phát hiện kịp thời và bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGƯỜI bào CHỮA từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ tây NINH, TỈNH tây NINH (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)