Yêu cầu bảo đảm tính tranh tụng trong hoạt động tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGƯỜI bào CHỮA từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ tây NINH, TỈNH tây NINH (Trang 66 - 68)

- Nghĩa vụ của người bào chữa:

3.1.2. Yêu cầu bảo đảm tính tranh tụng trong hoạt động tố tụng hình sự

Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử. Quy định này là nền tảng pháp lý cơ bản để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà và đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo được thực thi trên thực tế. Trên nền tảng nguyên tắc Hiến định, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung

nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”. Đây là quy định mới, căn cứ pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội. Mặc dù tên gọi của nguyên tắc là “Tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”, nhưng có thể nói mức độ và phạm vi những vấn đề tranh tụng đã mở rộng ngay từ khi vụ án được khởi tố chứ không chỉ diễn ra tại phiên tồ xét xử cơng khai. Nội dung nguyên tắc này quy định “Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều

tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án”. Với việc quy định nội dung cụ thể về cách thức

và phạm vi mà NTHTT và người tham gia tố tụng được bình đẳng trong việc đưa ra và đánh giá chứng cứ, quyền đưa ra yêu cầu, BLTTHS năm 2015 đã phân định rõ các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử, đã quy định rõ mối quan hệ, vị trí giữa những NTHTT và những người tham gia tố tụng. Đây là tiền đề quan trọng để các chủ thể thực hiện hoạt động tranh tụng bảo vệ quan điểm, quyền lợi của mình khi tham gia tố tụng. Chỉ trên cơ sở bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ thì hoạt động tranh tụng mới đảm bảo chất lượng, hiệu quả và thực thi, đảm bảo được quyền bào chữa.

Xét về mặt lý luận cũng như trên thực tế, việc đảm bảo nguyên tắc tranh tụng được áp dụng hiệu quả trên thực tế sẽ nâng tầm vị thế và địa vị pháp lý giữa các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và chức năng gỡ tội trong việc thu thập và đưa ra chứng cứ. Vấn đề này làm nền tảng cho việc quy định một trong những quyền rất quan trọng của NBC là quyền thu thập chứng cứ, quyền đánh giá chứng cứ do CQTHTT thu thập và quyền yêu cầu Toà án thu thập, bổ sung chứng cứ nếu đã yêu cầu ở giai đoạn điều tra, truy tố mà không được chấp nhận. Điều này là sự đảm bảo cho quá trình tranh tụng được bình đẳng và hiệu quả hơn.

Một trong những nội dung đảm bảo nguyên tắc tranh tụng được cụ thể hố đó là:

Thứ nhất, quy định đầy đủ các quyền và cơ chế đảm bảo các quyền của người bị buộc tội, nhất là quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Thứ hai, quy định đầy đủ các quyền và cơ chế đảm bảo các quyền của NBC, tạo sự bình đẳng và các điều kiện thuận lợi cho NBC tham gia các hoạt động TTHS, trong đó bổ sung cho NBC quyền thu thập chứng cứ, đồng thời quy định NBC có quyền kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền THTT kiểm tra, đánh giá chứng cứ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGƯỜI bào CHỮA từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ tây NINH, TỈNH tây NINH (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)