Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 33)

của tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Điều kiện và đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền Trung, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có diện tích tự nhiên hơn 10,408 ngàn km2. Quảng Nam có 80% diện tích đồi núi, núi cao và dốc với 3 vùng sinh thái: vùng miền núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển. - Tài nguyên thiên nhiên.

+ Tài nguyên rừng:Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh có khoảng 389.600 ha với trữ lượng gỗ khoảng 30 triệu m3 và 50 triệu cây tre nứa, trong đó rừng giàu khoảng 10.000 ha, phân bổ chủ yếu là đỉnh núi cao. Rừng trồng khoảng 60.000 ha. Ngồi gỗ, rừng Quảng Nam cịn nhiều lâm sản khác, như tre nứa, song, mây,… sản lượng khai thác hàng năm là gỗ 91.721 m3 ; củi 524.993 m3 ; song mây 185 tấn; tre luồng 5.100 cây [6, tr.5]. Có thể nói, nguồn tài nguyên rừng đã và đang góp phần cân bằng sinh thái môi trường, vừa là nơi cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề trên địa bàn như: nghề mộc, nghề tre đan, làm hương, chế biến gỗ…

+ Tài ngun khống sản.Quảng Nam có nhiều tài ngun khống sản trong lịng đất, đã phát hiện và đánh giá được hơn 200 điểm quặng và mỏ với hơn 35 chủng loại khống sản. Khống sản kim loại có sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, thiếc, titan, vàng, …, khống sản phi kim loại như đá vơi xi măng, đất sét, đá xây dựng, cát xây dựng, than bùn, cát thủy tinh, đất sét, cao lanh làm gốm sứ. Có thể nói Quảng Nam là một trong những tỉnh có nhiều vàng nhất của Việt Nam; tỉnh duy nhất ở ngồi miền Bắc có than đá kèm theo hàng chục tỉ m3 khí mêtan. Tỉnh có từ 1300- 1500 triệu m3 cát trắng có chất lượng rất tốt (SiO2 chiếm trên 99%, Fe2O3 chỉ chiếm dưới 0,05%; thành phần hạt Thạch Anh đạt trên 99%); có 20 mỏ nước khống trong đó có những mỏ nước khống có chất lượng tốt như Phú Ninh, Tây Viên. Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nên Quảng Nam có tiềm năng

phát triển một số ngành cơng nghiệp có thế mạnh như khai khoáng và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng,…

+ Nguồn lợi thủy sản. Quảng Nam có diện tích ngư trường rộng trên 40.000 km2 , có trữ lượng gần 90.000 tấn hải sản các loại, khả năng cho phép khai thác hàng năm 42- 45 ngàn tấn với 30% sản lượng có thể đưa vào chế biến xuất khẩu. Có nhiều loại hải sản quý như hải sâm, bào ngư, tơm hùm, đặc biệt có yến sào ở Cù lao chàm. Trên đất liền có khoảng 30.000 ha mặt nước (cả 3 loại: nước lợ, nước ngọt, nước mặn), trong đó có gần 10.000 ha bãi triều, hàng chục ngàn ha eo biển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản.

2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Quảng Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 khá cao, trung bình đạt 12,5% cho cả giai đoạn. Năm 2016, tăng trưởng GDP của Quảng Nam đạt 14,73% cao nhất trong vòng 10 năm gần đây. GDP bình quân đầu người hơn 53 triệu đồng năm 2016, tăng 6,7 triệu đồng/người so với năm 2015.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng khu vực nơng-lâm-ngư nghiệp chỉ cịn 11,9%, khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tới 88,1%.

Trong những năm qua, tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 41,53% năm 2000 xuống 31,02% năm 2005, còn 22,44% năm 2010 và 12,5% năm 2016. Tỷ trọng khu vực CN-XD tăng từ 25,31% năm 2000 lên 33,97% năm 2005, đạt 39,39% năm 2010 và 40,15% năm 2016. Tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 33,16 năm 2000 lên 35,01% năm 2005, đạt 38,17% năm 2010 và 42,1% vào năm 2015 63 [15]. Chuyển dịch cơ cấu đã theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn.

- Kết cấu hạ tầng giao thơng: Tồn tỉnh hiện có trên 10.000 km đường bộ bao gồm các cấp đường từ đường Quốc lộ đến thơn xóm. Tuy nhiên, tỷ lệ đường đất cịn cao, nhiều tuyến chưa thơng suốt. Vùng Đơng có hệ thống giao thơng đường bộ khá thuận tiện thì vùng núi phía Tây do đặc điểm địa hình đồi núi dốc nên mạng lưới đường bộ đến khu vực này còn nhiều hạn chế; Về đường thủy:Trên địa bản tỉnh có

hệ thống sơng ngịi khá dày đặc có tổng chiều dài 941 km. Khai thác đường thủy chủ yếu trên 2 sơng chính là Thu Bồn và Trường Giang, đổ ra biển theo 3 cửa: sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà 64 cho các phương tiện có tải trọng nhỏ 5 - 10 tấn, trên cự ly ngắn 20 - 50 km. Vận tải đường sông chiếm khoảng 25 - 30% tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển của tỉnh và 5 - 8% khối lượng hàng hoá luân chuyển. Về đường biển: Quảng Nam có cảng biển Kỳ Hà, huyện Núi Thành, cách sân bay Chu Lai 5 km và và cách KCN lọc hoá dầu Dung Quất 15 km, gồm 3 cụm cảng, có vai trị quan trọng trong khu KTM Chu Lai, đã được đầu tư mở rộng và cải tạo. Cảng Kỳ Hà là một tiền đề tốt cho Quảng Nam kết nối đường biển với cả nước và quốc tế về lâu dài nếu được tiếp tục nâng cấp.

Đường sắt: Đường sắt quốc gia - tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam cũng chạy qua tỉnh Quảng Nam. Hiện nay nhìn chung chất lượng đảm bảo an toàn cho chạy tàu nhưng cơ sở vật chất các ga còn chưa hiện đại, tiện nghi. Đây cũng là tình trạng chung của ngành đường sắt Việt Nam. Đường hàng khơng: Quảng Nam có sân bay Chu Lai, Núi Thành, vốn là sân bay quân sự, nay được khai thác cho mục đích dân sự. Vị trí sân bay khá thuận lợi, cách Tam Kỳ 20 km và thuộc khu vực KTM Chu lai và Dung Quất, tiếp giáp Quốc lộ IA, đường sắt Bắc - Nam, cụm cảng biên Kỳ Hà. Hiện sân bay đang khai thác tuyến bay HCM-CL-HCM, HN-CL-HN với tần suất thưa. Về lâu dài sân bay Chu Lai phát triển sẽ góp phần quan trọng trong sự phát triển của khu KTM Chu Lai, khu KT Dung Quất là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH Quảng Nam và cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo qui hoạch của ngành hàng không, sân bay Chu Lai sẽ là một trong những sân bay lớn ở Việt Nam vào 2020.

- Dân số và lao động. Năm 2018 dân số toàn tỉnh là 1.472.114 người, trong đó 18,94% dân cư sống ở khu vực đô thị (các thị xã và thị trấn), 81,06% dân số sống ở nông thôn. Số người trong độ tuổi lao động tăng lên hàng năm đặt ra áp lực đối với công tác giải quyết việc làm mà mục tiêu là giảm tỉ lệ 65 thất nghiệp, tăng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2016 là 4,8%. Cơ cấu lao động của tỉnh đã có sự chuyển đổi theo hướng tích cực: Lao động qua đào tạo có xu hướng tăng nhanh, lao động trong các ngành công

nghiệp và dịch vụ tăng đều, lao động trong khu vực nông nghiệp giảm tương ứng.Tỷ lệ lao động nông lâm ngư nghiệp giảm từ 71% năm 2005 xuống 59,2% năm 2010 và 52,6% năm 2016; lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 12% năm 2005 lên 19,3% năm 2010 và 22,5% năm 2016; lao động ngành dịch vụ từ 17% năm 2005 lên 21,4% năm 2010 và 24,9% năm 2016. Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 25% (giai đoạn 2001-2005 tăng 21,5%; giai đoạn 2006-2010 tăng 22,4). Năm 2010, thu nội địa đạt 2.270 tỷ đồng, năm 2016, con số này là 5.600 tỷ đồng. Cũng trong năm 2016, thu ngân sách đạt con số 8.230 tỷ đồng [20].

Về đối tương bảo trợ xã hội: Hiện nay, toàn tỉnh 20.182 người hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; trong đó có 10.074 khẩu thuộc diện gia đình hộ nghèo.

2.2. Kết quả hoạt động quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam thời gian qua

2.2.1. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội.

a. Ban hành văn bản về bảo trợ xã hội

Trong những năm qua, công tác BTXH đã được tỉnh Quảng Nam quan tâm chỉ đạo thực hiện đã đưa vào Nghị quyết hành động của tỉnh; các cơ quan chuyên môn cũng đã chủ động tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện từ tỉnh đến các huyện và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo ASXH trên địa bàn tỉnh. Trong 04 năm từ 2016 - 2019 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, chủ trương, kế hoạch hành động, như: Nghị quyết 49/2018/NQ-HĐND ngày 6/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về ban hành Chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho một số đối tượng thuộc hộ nghèo đang hưởng chính sách người có cơng cách mạng và bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định 2338/QĐ-UBND ngày 3/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt Đề án xây dựng mơ hình Phịng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 143/QĐ- UBND ngày 16/01/2019 của UBND tỉnh về ban hành Đề án thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính cơng qua dịch vụ bưu chính cơng ích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định 3182/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án chi trả trợ

cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thông qua hệ thống Bưu điện trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 1526/KH-UBND về việc thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 - 2025 và tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Kế hoạch số 1591/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 – 2020....

Trong Nghị quyết HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 – 2016 đã nhấn mạnh mạnh củng cố, phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đi đôi với đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại cho các cơ sở y tế ở các tuyến. Chú trọng thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em và các trường hợp chính sách xã hội khác.

Tăng cường giáo dục truyền thông, tư vấn về sức khỏe sinh sản, lây nhiễm HIV/AIDS,…Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nhân dân mua bảo hiểm y tế, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế đối với người có cơng và bảo trợ xã hội. Chú trọng đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao chất lượng các hoạt động về thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thực hiện đồng bộ, tồn diện và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách về trợ giúp đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến công, khuyến nông - Lâm - Ngư nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Tập trung hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách BTXH tại các xã thị trấn, tránh tình trạng làm sai chế độ, nhũng nhiễu, gây phiền hà trong nhân dân. Rà soát lại các đối tượng đang hưởng chính sách BTXH, kiểm tra xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, trục lợi chính sách BTXH.

Trên cơ sở Nghị quyết đã đề ra cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội đã tham mưu trình UBND cùng cấp ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách BTXH.

Trên cơ sở các văn bản đã ban hành thì trong 03 năm từ 2016 đến 2019, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các văn bản kịp thời và cơ bản đầy đủ các hướng dẫn thực hiện chính sách BTXH trên địa

bàn tỉnh đảm bảo hồn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về BTXH trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế như các văn bản thanh tra, kiểm tra không thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể trong công tác thông tin, tuyên truyền hằng năm, chưa có kế hoạch vận động tăng nguồn thu BTXH.

b. Công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội

- Một trong những nhiệm vụ quan trọng đưa chính sách BTXH đến gần hơn với người dân là công tác tuyên truyền. Công tác tuyên truyền là một trong những khâu then chốt bảo đảm triển khai công tác Bảo trợ xã hội.

- Trong những năm qua, công tác tuyên truyền về bảo trợ xã hội được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, hằng năm UBND tỉnh ln chỉ đạo Sở LĐTB&XH bám sát nhiệm vụ được giao lên kế hoạch thực hiện tuyên truyền, cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của tỉnh về việc triển khai thực hiện chế độ bảo trợ xã hội.

- Trong 04 năm qua Phòng Lao động – Thương binh và xã hội đã thực hiện 2.800 tin, bài, phóng sự, chuyên mục, chuyên đề được đăng tải trên sóng truyền hình địa phương, đài truyền thanh về chính sách bảo trợ xã hội.

- Phối hợp với các ban, ngành liên quan, đài truyền thanh thực hiện trên 6.000 lượt tuyên truyền về các chính sách BTXH cho người dân trên địa bàn được biết qua đó các chính sách về Bảo trợ xã hội đều đến với nhân dân một cách nhanh nhất, kịp thời nhất.

- Tổ chức nhiều Hội nghị tập huấn triển khai xác định dạng tật, mức độ khuyết

tật cho các xã, thị trấn và triển khai các Nghị định có liên quan đến chế độ bảo trợ xã hội, để cán bộ, công chức quản lý nắm rõ quy trình, hồ sơ xét duyệt nhằm thực hiện nhanh, đúng, đầy đủ khơng bỏ sót hay xét khơng đúng đối tượng.

Qua những kết quả đã đạt được trong 04 năm từ 2016 đến 2019 công tác tuyên truyền đã góp phần làm thay đổi và nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cấp Ủy, chính quyền, hội đồn thể các cấp và mọi người dân trong việc thực thi chấp hành các quy định của luật BTXH; những bức xúc, phàn nàn, khiếu nại, tố cáo giảm dần. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế như công tác thông tin,

tuyên truyền chỉ mang tình cục bộ, chưa tạo được điểm nhấn và sự lan tỏa cao. Việc tiếp nhận thông tin về chế độ BTXH của đối tượng hầu như chỉ thơng qua chính quyền địa phương và cán bộ thực hiện (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1. Tổng hợp sự tiếp nhận thơng tin về chính sách BTXH

của người thụ hưởng

Phương án trả lời số lượt chọn Tỷ lệ (%)

Chính Quyền địa phương 147 32,7

Người thân trong gia đình 50 11,1

Qua tivi, báo đài 169 37,5

Tổ chức từ thiện 84 18,7

Tổng 450 100

Kết quả điều tra của tác giả

Qua bảng 1 cho thấy hầu hết đối tượng thụ hưởng BTXH đều tiếp cận thông tin, chính sách, chế độ BTXH qua kênh thơng tin từ ti vi, báo, đài; chính quyền địa phương với 169 phiếu đạt được, chiếm tỷ lệ 37,5 %, qua chính quyền địa phương 147 phiếu, chiếm 32,7%; còn lại là 50 lượt chọn cho người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ 11,1 % và 84 lượt chọn thông qua tổ chức từ thiện chiếm tỷ lệ 18,7. Qua kết quả ta thấy chính quyền địa phương làm khá tốt cơng tác tuyên truyền nhưng số lượng cán bộ, cơng chức thực hiện chính sách BTXH tại địa phương còn mỏng nên mức độ lan tỏa chưa cao nên địa phương cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền thông qua báo, đài, qua kênh truyền hình địa phương để đối tượng thụ hưởng BTXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)