Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 63)

3.2.1. Hồn thiện thể chế, chính sách pháp luật về BTXH.

Việc ban hành các văn bản về BTXH của tỉnh cịn ít chưa bám sát được nhu cầu thực tế, chưa kịp thời dẫn đến khó khăn trong việc người dân tiếp cận được với chính sách. Qua đó cần bám sát văn bản cấp trên kịp thời ban hành các văn bản một cách đầy đủ, kịp thời nhằm triển khai thực hiện hoạt động bảo trợ xã hội phù hợp với thực tiễn cụ thể:

- Tập trung xây dựng các chương trình, kế hoạch mang tính dài hạn, hằng năm cụ thể hóa nội dung kế hoạch vào chương trình phát triển KT- XH của địa phương để thực hiện tốt công tác BTXH trong hệ thống ASXH của tỉnh.

- Tiến hành rà soát sửa đổi bổ sung hồn thiện cơ chế, chính sách hiện có trên cơ sở kế thừa và phát triển theo hướng ngày càng mở rộng, nghiên cứu các chính sách hỗ trợ người nghèo theo hướng đa chiều; nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp tình hình thực tế. Ban hành các chính sách khuyến khích về đất đai, thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm nhằm vận động xã hội hố các tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp các đối tượng BTXH. Nghiên cứu hồn thiện chính sách BTXH nhằm tạo mơi trường pháp lý hành chính, xã hội cho các đối tượng BTXH tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hoà nhập. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi giám sát đánh giá tình hình thực hiện chính sách BTXH.

3.2.2. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về BTXH

a. Cơ quan quản lý nhà nước về BTXH

- Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về BTXH theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của Ngành và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất.

- Xây dựng tiêu chuẩn người cán bộ phù hợp với từng lĩnh vực với các tiêu chí cụ thể như đạo đức, trình độ chun mơn, độ tuổi… Đảm bảo tạo được một đội ngũ cán bộ chuyên sau theo từng chức năng của ngành để có căn cứ đánh giá, phân loại và bồi dưỡng cán bộ.

- Rà soát, xây dựng lại định mức biên chế; đồng thời định kỳ tổ chức đánh giá năng lực từng cán bộ để có kế hoạch bố trí, ln chuyển cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường công tác.

b. Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động BTXH

Để hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động BTXH đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ triển khai thực hiện chính sách, pháp luật BTXH trong thời gian tới, việc hoàn thiện bộ máy tổ chức chính sách BTXH cần chú trọng thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động – Thương binh và xã hội cấp huyện.

Nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ cơ quan; tăng cường cơng tác phê bình và tự phê bình, xây dựng khối đồn kết nội bộ với quyết tâm chính trị cao để đồng tâm, đồng sức hồn thành nhiệm vụ được giao, góp phần hồn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Thứ hai, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách BTXH.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện cần phải tham mưu UBND huyện bố trí đầy đủ biên chế theo quy định và luân chuyển cán bộ, cơng chức thực hiện BTXH vào vị trí làm việc phù hợp với chuyên môn, năng lực để phát huy được sức mạnh của từng người. Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính là người trực tiếp làm việc với đối tượng, giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực hiện vì vậy cần những cán bộ, cơng chức có kiến thức tổng quát, có tinh thần trách nhiệm, có tính cách mềm mỏng, nhiệt tình.

BTXH là lĩnh vực xã hội, tuy nhiên đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chế độ BTXH tại các cấp đa phần là học chuyên ngành khác chưa qua đào tạo nghiệp vụ về BTXH; hơn nữa các chính sách pháp luật về BTXH được sửa đổi, bổ sung liên tục địi hỏi người cán bộ, cơng chức cần phải cập nhật kịp thời để giải quyết đúng, đủ đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng.

Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, cơng chức thực hiện chính sách BTXH cần phải có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến xã, thị trấn.

Cần chú trọng bồi dưỡng về chính trị và tư tưởng, đạo đức, nghề nghiệp, nghiệp vụ xã hội, ngoại ngữ, tin học, pháp luật. Quan tâm thỏa đáng đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cơng chức kế cận có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sang, năng lực chuyên môn sâu, có tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình, phục vụ hết mình vì đối tượng.

Cần quan tâm đến nguyện vọng của cán bộ, cơng chức, khích lệ tinh thần, tạo mối trường làm việc thoải mái, năng động, trang bị những trang thiết bị cần thiết cho cán bộ, công chức làm việc, tạo động lực cho cán bộ cống hiến, sang tạo trong công việc.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BTXH theo hướng chuyên nghiệp nâng cao về năng lực và trình độ chun mơn.

Hồn thiện cơ chế xác định đối tượng BTXH khơng gây khó khăn, phiền hà trong nhân dân.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để các đối tượng dễ dàng tiếp cận hơn với các chính sách trợ giúp BTXH

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đối tượng BTXH và chi trả trợ cấp.

Thứ tư, chủ động thực hiện chế độ chính sách về BTXH cho nhân dân, khơng bị động, chờ đợi khi người dân có yêu cầu mới thực hiện.

Thứ năm, rà sốt, cũng cố lại tồn bộ hệ thống BTXH từ huyện đến xã thị trấn, kịp thời phát hiện, thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế taị địa phương.

c. Mạng lưới hoạt động BTXH

Cũng cố lại mạng lưới cơ sở BTXH tại huyện ít nhất đến năm 2025 phải có 01 cơ sở BTXH tổng hơp nhằm trợ giúp cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt không tự lo liệu cuộc sống, không nơi nương tựa vào nuôi dưỡng tập trung, đồng thời xây dựng và nhân rộng mơ hình hộ gia đình nhận chăm sóc ni dưỡng tại cộng đồng.

Duy trì, củng cố và nâng cao vai trò của các cộng tác viên tại thôn, thường xuyên định kỳ hằng tháng, quý tổng kết báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện nắm bắt kịp thời và có hướng chỉ đạo. Thành lập các Văn phòng tư vấn nhằm trợ giúp các vấn đề liên quan đến xã hội.

Cần xây dựng hoàn thiện mạng lưới người làm công tác xã hội ngoài cộng đồng, mạng lưới cung cấp dịch vụ bao gồm các cơ quan ban ngành có liên quan từ cấp huyện đến cấp xã như phòng Lao động - Thương binh&xã hội; phòng giáo dục và đào tạo, Trung tâm y tế, trạm y tế, Hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên, công

an, tư pháp...phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác, để tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình đối tượng BTXH được tiếp cận và kết nối các dịch vụ CTXH kịp thời, giảm bớt thủ tục và thời gian chờ đợi khi tiếp nhận đối tượng và hòa nhập cộng động và đáp ứng nhu cầu cần thiết của công tác BTXH khi được tiếp cận dịch vụ.

3.2.3. Tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách về BTXH.

a. Đối với hệ thống chính trị

Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền nâng cao nhận thức các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách trợ giúp xã hội như Luật người khuyết tật, Luật Người cao tuổi, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, thông qua các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho lãnh đạo và cán bộ phụ trách lĩnh vực bảo trợ xã hội của các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn; cộng tác viên công tác xã hội; lãnh đạo, viên chức và nhân viên các cơ sở bảo trợ xã hội cơng lập và ngồi cơng lập trên địa bàn tỉnh.

Ứng dụng công nghệ thơng tin trong cơng tác quản lý chính sách, phê duyệt đối tượng, chi trả trợ cấp, trợ giúp xã hội; xây dựng cơ sở dữ liệu về trợ giúp xã hội của địa phương thống nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia.

Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực tham mưu, thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị cho cán bộ phụ trách bảo trợ xã hội cấp huyện, cấp xã; nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội cơng lập và ngồi công lập, đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội tại xã, phường, thị trấn.

Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan truyền thông, UBND các cấp tăng cường thời lượng phát sóng về chế độ, chính sách của nhà nước về chế độ BTXH và kết quả thực hiện của chính quyền địa phương.

Quán triệt rõ ràng, nhiệm vụ cán bộ, công chức, đội ngủ công tác xã hội, mỗi người là một người đưa thơng tin, tun truyền viên.

Phịng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện tăng cường phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức, triển khai các hội nghị, tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về BTXH cho cán bộ phụ trách thực hiện chế độ BTXH và người

thụ hưởng được biết.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền các chính sách của Nhà nước về bảo trợ xã hội; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã; thường xuyên tổ chức thẩm định, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội tại các xã, thị trấn, thông qua kiểm tra phát hiện những sai sót, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để khắc phục và xử lý kịp thời.

Đổi mới nội dung tuyên truyền: BTXH là một trong ba trụ cột lớn trong hệ thống ASXH ở nước ta cũng như ở bất cứ quốc gia nào đều phải bắt buộc thực hiện chính sách này nhằm đảm bảo cân bằng trong xã hội tạo niềm tin của nhân dân đối với chế độ qua đó đảm bảo an ninh, chính trị quốc gia. Vì vậy BTXH có một vai trị vơ cùng lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị của mổi quốc gia. Qua đó cơng tác tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách cũng phải được ưu tiên, quan tâm đặc biệt. Nội dung tuyên truyền chế độ, chính sách BTXH phải cụ thể, rõ ràng tránh tình trạng chung chung, tạo mọi điều kiện để người dân tiếp cận được với chế độ BTXH tại địa phương, người cán bộ, công chức phụ trách cơng tác BTXH phải có kế hoạch tuyên truyền một cách cụ thể và thường xuyên, qua đó tiếp thu những ý kiến, kiến nghị trong nhân dân để kịp thời giải đáp, trả lời ý kiến của nhân dân một cách nhanh, gọn rõ ràng.

Hình thành chuyên mục “Bảo trợ xã hội” Cổng thông tin điện tử của tỉnh; trên trang Website của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội - đây sẽ là địa chỉ tin cậy để làm đầu mối kết nối các tấm lòng hảo tâm, các tổ chức từ thiện và tất cả cộng đồng xã hội cùng hướng đến lý tưởng cao đẹp “Vì người nghèo”. Chuyên trang còn giúp phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phổ biến các kiến thức cần thiết để những người khó khăn có điều kiện vươn lên hoặc tiếp cận được với sự trợ giúp của xã hội; là nơi để tơn vinh các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho cơng tác xã hội. Đặc biệt, chú ý việc tiếp tục tuyên truyền về tính nhân văn của chính sách BTXH nhằm tạo lập sự đồng thuận rất cao của người trên địa bàn tỉnh trong việc chung tay xây dựng tỉnh ngày càng đoàn kết và phát triển.

b. Đối với xã hội

Giải quyết vấn đề BTXH trong điều kiện đất nước, tỉnh cịn khó khăn, nếu chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước sẽ không thể nào đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, Tỉnh cần phát huy sức mạnh tổng hợp dựa trên sự đồng thuận cao của nhân dân trên địa bàn là điều cần thiết. Để làm cho việc thực hiện các chương trình này thật sự là phong trào sâu rộng của quần chúng nhân dân, cần chú ý các biện pháp sau:

Tập trung phổ biến quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động BTXH trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và hành động. Đẩy mạnh tuyên truyền thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng trực quan, panơ, áp phích, tờ rơi, hội nghị, hội thảo chuyên đề. Tổ chức trợ giúp tư vấn, tham vấn, kết nối thân chủ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp bao gồm các cơ sở trong và ngoài công lập.

Phát huy truyền thống, tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc. Xây dựng các mơ hình đồn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng thôn, khối phố về trợ giúp các đối tượng BTXH

3.2.4. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Đẩy mạnh công tác đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội các cấp.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH theo hướng gắn kết giữa bảo trợ xã hội do Nhà nước thành lập với các cơ sở bảo trợ xã hội do các tổ chức, cá nhân thành lập; giữa Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH với cơ sở bảo trợ xã hội. Nhân rộng thêm các mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH tại các huyện, thị xã, thành phố, trường đại học, trường cao đẳng nghề để cung cấp dịch vụ CTXH cho cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có vấn đề xã hội. Đồng thời, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH theo hướng tăng số lượng cán bộ làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước từ tỉnh đến huyện, xã, các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ CTXH, trường đại học có đào tạo CTXH và cán bộ nhân viên CTXH hoạt động độc lập.

Để thực hiện vai trị tổ chức của các cấp chính quyền, cần nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết về pháp luật, về chủ trương, đường lối thực hành BTXH,

năng lực quản lý, tổ chức và vận động của cán bộ chính quyền cơ sở, các cán bộ dân vận, giúp cho các đối tượng này có đủ khả năng để tuyên truyền, vận động và giải thích, tư vấn cho người dân. Để làm điều này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cấp chính quyền cần có kế hoạch, chương trình cụ thể, đào tạo bài bản cho số cán bộ làm công tác dân vận, công tác mặt trận và các đoàn thể về các kiến thức vận động quần chúng, kiến thức khơi dậy và phát động phong trào trong quần chúng trong việc chung tay thực hiện chính sách BTXH.

3.2.5. Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong q trình thực hiện chính sách BTXH.

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BTXH là một trong những khâu quan trọng trong thực hiện chính sách BTXH. Cơng tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Việc thanh tra, kiểm tra chỉ thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm hoặc thực hiện theo sự chỉ đạo thực hiện của cấp trên, chưa có kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm. Trong thời gian tới, công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)