Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về THU NGÂN SÁCH TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức TỈNH QUẢNG NAM (Trang 95 - 132)

3.4.1. Đối với UBND tỉnh và Sở Tài chính

chưa phù hợp của các chính sách thuế, phí, lệ phí để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu NSNN.

Thứ hai, cần sớm ban hành các văn bản quy định hướng dẫn thi hành Luật NSNN mới để thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. Cần nghiên cứu đề xuất đổi mới phương pháp lập dự toán thu NSNN sát thực và hiệu quả hơn.

Thứ ba, cần nghiên cứu đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách chế tài hợp lý để răn đe các trường hợp vi phạm quản lý thu NSNN.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế: Kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý những khiếu nại về thuế.

Thứ năm, tăng cường các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững; khai thác tốt những thị trường hiện có; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường tiềm năng;

3.4.2. Đối với Huyện ủy, HĐND và UBND Huyện Hiệp Đức

Thứ nhất, để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế Hiệp Đức phát triển mạnh mẽ và vững chắc và sớm ban hành Nghị quyết phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Hiệp Đức trong thời gian đến

Thứ hai, chỉ đạo rà soát lại các cơ chế chính sách, nhất là lĩnh vực thu thuế, phí, lệ phí trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đảm bảo tất cả các chính sách thu NSNN được công khai, minh bạch nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, UBND Huyện sớm trình HĐND Huyện ban hành Nghị quyết phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi Ngân sách địa phương giai đoạn 2020 - 2025.

Thứ tư, quan tâm hơn nữa trong việc chỉ đạo sơ kết, tổng kết, đánh giá các chính sách thu NSNN và tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chống thất thu và nợ đọng kéo dài. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về lĩnh vực thất thu ngân sách.

Thứ năm, UBND Huyện sớm trình HĐND phê duyệt điều chỉnh mức thu đối với một số khoản phí, lệ phí ban hành đến nay không còn phù hợp, cũng như xem xét ban hành thêm một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND huyện

để tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ sáu, quan tâm tạo việc làm cho các DN đóng trên địa bàn để phát triển kinh tế và hoàn thành nợ thuế (nếu có); chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng một số cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các DN phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho NSNN trên địa bàn. Phê duyệt quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện quản lý thu NSNN, đôn đốc kịp thời đầy đủ, chính xác nguồn thu vào ngân sách Nhà nước.

Thứ bảy, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và huy động nguồn lực từ tài sản công cho mục tiêu phát triển; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, đấu giá công khai tài sản nhà nước; quản lý chặt chẽ nhằm huy động đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN.

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở phân tích kỹ thực trạng công tác quản lý Nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Đồng thời căn cứ vào những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về thu ngân sách huyện và theo mục tiêu đặt ra đối với công tác quản lý Nhà nước về thu ngân sách huyên, tác giả đã đề xuất 11 giải pháp trên hai nhóm giải pháp quản lý thuế và thu phí, lệ phí nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về thu ngân sách huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoàn thiện hơn trong công tác quản lý Nhà nước về thu ngân sách.

KẾT LUẬN

Như vậy, để đảm bảo nguồn thu cho NSNN và khống chế bội chi cần quan tâm đến các nhân tố có ảnh hưởng, tác động đến thu NSNN cũng như cần có giải pháp chiến lược về cải cách thuế. Thực hiện chính sách tiền tệ, kiểm soát chặt chẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu công, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu, tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật Nhà nước về giá… Đồng thời thực hiện các giải pháp tăng thu NSNN, cụ thể như: Khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, nhà nước cần phải dành kinh phí thỏa đáng để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt; chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho NSNN, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư; chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt NSNN phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân; dùng NSNN đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới; nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư… Việc khai thác, huy động nguồn thu vào NSNN một cách hiệu quả là bộ phận không thể tách rời đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần lý giải trên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của huyện và kinh nghiệm của một số huyện khác trong tỉnh và huyện lân cận khác tỉnh, luận văn nêu ra mục tiêu và quan điểm về vấn đề quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Hiệp Đức và đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Hiệp Đức trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách vững chắc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2004), Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về tài chính, Hà Nội.

3. Cục Thống kê Huyện Hiệp Đức(2018) Niên giám thống kê năm 2018 của Cục Thống kê Huyện Hiệp Đức.

4. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình quản lý thu NSNN.

5. Huyện ủy Hiệp Đức (2015) Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020.

6. Trịnh Thị Thu Nga (2014) Giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế,Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

7. Nguyễn Đắc Thảo (2013) Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

8. UBND huyện Hiệp Đức (2016) Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 2016 huyện Hiệp Đức.

9. UBND huyện Hiệp Đức (2017) Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 2017 huyện Hiệp Đức.

10. UBND huyện Hiệp Đức (2018) Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 2018 huyện Hiệp Đức.

11. UBND huyện Hiệp Đức (2016) Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện Hiệp Đức.

12. UBND huyện Hiệp Đức (2017) Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện Hiệp Đức.

13. UBND huyện Hiệp Đức (2018) Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện Hiệp Đức.

14. UBND huyện Hiệp Đức (2018), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020.

15. UBND huyện Hiệp Đức (2016) Báo cáo tình hình thực hiện công tác thu thuế của UBND huyện Hiệp Đức.

16. UBND huyện Hiệp Đức (2017) Báo cáo tình hình thực hiện công tác thu thuế của UBND huyện Hiệp Đức.

17. UBND huyện Hiệp Đức (2018) Báo cáo tình hình thực hiện công tác thu thuế của UBND huyện Hiệp Đức.

18. UBND huyện Hiệp Đức (2018) Báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý ngân sách, chống thất thu và thu hồi nợ đọng thuế của UBND huyện Hiệp Đức.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP Phần 1. Thông tin chung doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: ... Năm thành lập ... Giá trị vốn điều lệ: ... Giá trị vốn thực tế thời điểm 31/12/2018... Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:... Loại hình doanh nghiệp:

DN nhà nước  DN ngoài nhà nước 

DN có vốn đầu tư nước ngoài Nợ thuế: ……… Nợ phí và lệ phí:……… Nguyên nhân: ……… ………

Phần 2. Ý kiến của doanh nghiệp về một số nội dung liên quan đến chính sách thuế và tình hình quản lý thuế.

2.1. Chính sách quản lý thuế của Nhà nước hiện nay có phù hợp với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp hay không?

Rất phù hợp 

Phù hợp 

Không phù hợp

Nếu không phù hợp xin ông/bà trả lời tiếp câu 2.

2.2. Không phù hợp ở khâu nào?

Chính sách thuế 

Thủ tục thuế 

Công chức thực hiện

2.3. Ý kiến của doanh nghiệp ông/bà về công tác quản lý thuế hiện nay?

(Xin hãy đánh dấu vào ô phù hợp)

Các nội dung quản lý Rất Tốt Bình Không

tốt thường tốt

Công tác tiếp nhận và cấp mã số thuế của cơ

quan thuế hiện nay thế nào?    

Các nội dung quản lý Rất Tốt Bình Không

tốt thường tốt

Công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế     tại cơ quan thuế thế nào?

Công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn,     giảm thuế tại cơ quan thuế thế nào?

Công tác xử lý nợ thuế (nếu có) của cơ quan thuế     hiện nay thế nào?

Công tác thu, nộp tiền thuế khi doanh nghiệp đi     nộp thuế của cơ quan thuế hiện nay thế nào?

Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại về     thuế tại cơ quan thuế thế nào?

2.4. Xin ông/bà cho biết Chi cục thuếquản lý thuế đã đảm bảo công bằng chưa?

1/Rất công bằng 

2/Công bằng 

3/Tạm được 

4/Chưa công bằng

Nếu chọn 4, xin nói rõ lý do ...

2.5. Xin ông/bà cho biết Chi cục thuế quản lý thuế đã đảm bảo công khai minh bạch chưa?

 1/Rất công khai  2/Công khai  3/Tạm được  4/Chưa công khai

Nếu chọn 4, xin nói rõ lý do ...

2.6. Xin ông/bà cho biết Chi cục thuế quản lý thuế đã đảm bảo quản lý hết nguồn thu trên địa bàn chưa ?

 Đã quản lý hết nguồn thu  Chưa quản lý hết nguồn thu

PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ

Nguyên tắc điền phiếu

- Đánh dấu (x) vào các ô

theo câu trả lời thích hợp nhất.

- Đối với những câu hỏi/mục ghi thông tin, số liệu, đề nghị ghi đúng vào dòng tương ứng.

Phần 1: Thông tin chung của hộ

1. Tên hộ kinh doanh: ………

2. Mã số thuế (nếu có): ……….

3. Ông/bà đã có Giấy phép đăng ký kinh doanh chƣa?

Đã có  Chưa có

4. Ngành nghề kinh doanh

 Sản xuất  Thương nghiệp  Vận tải

 Dịch vụ  Ăn uống  Khác

5. Số lượng lao động: ... người

6. Mức thuế môn bài ông/bà đã nộp trong năm

 1.000.000đ/năm  300.000đ/năm

 750.000đ/năm  100.000đ/năm

 500.000đ/năm  50.000đ/năm

7. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bình quân 1 tháng: ……....…. đồng

8. Mức thuế đang thực hiện nộp khoán hàng tháng: ………... đồng

9. Diện tích mặt bằng kinh doanh... m2

10 Sự thuận lợi trong kinh doanh của hộ (có thể chọn nhiều mục)

 Gần chợ, trung tâm thương mại (trong khoảng <200m)

 Mặt đường chính (>5m)

 Có thể đỗ ôtô trước cửa hàng, địa điểm kinh doanh

Phần 2. Đánh giá của hộ về quản lý thuế các khoản thuế phải nộp 1. Ông/bà có hiểu rõ về cách tính thuế đang áp dụng đối với hộ ông/bà không?

Có  Không rõ lắm  Không biết

2. Ông/bà có thường xuyên nộp thuế đúng thời hạn quy định không?

 Có  Không

Lý do không đúng hạn ...

3. Các khoản thuế, phí của hộ ông/bà 3 năm qua thay đổi thế nào?

(đánh dấu vào nội dung thích hợp)

 1/ Tăng dần 

2/ Giảm dần 

3/ Không đổi 

4/ Có năm tăng, năm giảm

(Nếu chọn 1 thì chuyển qua câu hỏi 4; Nếu chọn 2 thì chuyển qua câu hỏi 5)

4. Lý do tăng? (có thể chọn nhiều mục)

Doanh thu tăng 

Có thêm ngành kinh doanh mới  Khác (nêu cụ thể)

5. Lý do giảm? (có thể chọn nhiều mục)

 Doanh thu giảm 

Giảm bớt ngành kinh doanh 

Khác (nêu cụ thể)

6. Xin ông/bà cho biết ngành thuế quản lý thuế đã đảm bảo công bằng

chưa?

1/Rất công bằng  2/Công bằng  3/Tạm được  4/Chưa công bằng

Nếu chọn 4, xin nói rõ lý do ...

7. Ý kiến của ông/bà về các khoản thuế đối với hộ trong điều kiện suy thoái

kinh tế hiện hành?(có thể chọn nhiều mục)

 Thuế thu quá cao so với khả năng đóng của hộ

 Thuế thu không bám sát với thay đổi ngành nghề kinh doanh của hộ

 Thuế thu không bám sát với thay đổi mức doanh thu của hộ

 Thuế thu không bám sát với thay đổi theo thời điểm (tháng) KD của hộ

 Thu thuế không quan tâm đến điều kiện thuận lợi trong kinh doanh của hộ

 Thu thuế không quan tâm đến mức vay ngân hàng của hộ

 Thu thuế không quan tâm đến mức nợ quá hạn ngân hàng của hộ

 Không biết

PHỤ LỤC 3

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ NGÀNH THUẾ VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ

Nguyên tắc điền phiếu

Đối với những câu hỏi/mục ghi thông tin, số liệu, đề nghị anh(chị)ghi đúng vào

dòng tương ứng.

Phần 1: Thông tin chung

Họ và tên: ... Chức vụ:... Cơ quan: ...

Phần 2. Đánh giá của cán bộ ngành thuế về quản lý thuế:

1. Ông/bà chính sách quản lý thuế có gì bất cập?

………... ……… ……… 2. Điểm nào cần điều chỉnh, bổ sung? Cụ thể?

... ... ... ... 3. Công tác thực thi (tổ chức thực hiện)có điểm nào làm không tốt? nguyên nhân ?

... ...

PHỤ LỤC 4

PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH

Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Hiệp Đức xin anh (chị) vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X

vào ô vuông tương ứng câu trả lời phù hợp với ý kiến của anh (chị).

Thông tin cá nhân:

Họ và tên:... Nghề nghiệp: ... Chuyên ngành đào tạo:... Chức vụ:... Đơn vị công tác:...

Câu 1: Theo anh (chị) quy định về phân cấp nguồn thu ngân sách địa phương

năm 2016 và các năm tiếp theo tại Nghị quyết số 181/NQ-HĐND ngày 13/7/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Hiệp Đức.

 Rất phù hợp

 Phù hợp

 Chưa phù hợp

Câu 2: Theo anh (chị) chất lượng công tác xây dựng dự toán thu ngân sách trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về THU NGÂN SÁCH TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức TỈNH QUẢNG NAM (Trang 95 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)