Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về THU NGÂN SÁCH TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức TỈNH QUẢNG NAM (Trang 34 - 36)

1.5.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Về kinh tế: Tuy nhân tố kinh tế quyết định một cách chủ yếu đối với mọi nguồn lực tài chính; song nguồn lực tài chính có tác động mạnh mẽ đến quá trình

đầu tư và phát triển, thiết lập và tác động chuyển dịch hợp lý về cơ cấu kinh tế trong tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế. Một khi ổn định, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững sẽ tạo lập cơ sở vững chắc để đảm bảo an ninh tài chính, mà ở đó NSNN là một nội dung trung tâm, có vai trò huyết mạch về việc phân phối, phân bổ nguồn lực tài chính quốc gia. Phát triển kinh tế càng bền vững thì nền tài chính đương nhiên càng ổn định và phát triển bền vững, theo đó gia tăng vai trò của nguồn thu NSNN bằng những chính sách tài khóa để thực thi phân bổ những nguồn lực phục vụ tốt cho sự phát triển ổn định kinh tế và xã hội.

- Ở khía cạnh xã hội: Môi trường ổn định xã hội vốn dĩ là nhờ chế độ chính trị thiết lập ổn định. Môi trường ổn định chính trị - xã hội là cơ sở điều kiện tiên quyết để động viên các nguồn lực và tài nguyên của quốc gia dành cho sự phát triển, thu hút hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư cả trong nước và quốc tế để tăng cường tối đa các nguồn lực tài chính nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, môi trường ổn định chính trị - xã hội ở nước ta là nhân tố vàng đã và đang tác động tích cực mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu

1.5.2. Chính sách và thể chế kinh tế

Thể chế và chính sách về kinh tế - xã hội phù hợp với xu thế phát triển, nó mang ý nghĩa quyết định cốt lõi để mở đường khai thông mọi nguồn lực, lợi thế và tiềm năng của quốc gia cũng như góp phần lớn vào việc thu hút các nguồn ngoại lực. Thời gian qua ở nước ta, cùng với các thể chế chính sách đổi mới trong kinh tế, chính sách nhất quán phát triển kinh tế nhiều thành phần, Nhà nước ta đã không ngừng đẩy mạnh việc thực hiện nhiều chính sách kinh tế mở cửa theo phương châm “Đa phương hóa, đa dạng hóa” gắn liền với việc từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế và các chính sách điều hành vĩ mô kinh tế, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển nền kinh tế đất nước khởi sắc, tạo nên thành tựu của hơn 30 năm đổi mới, đã đưa kinh tế Việt Nam thăng hạng thuộc nhóm nước đạt mức thu nhập trung bình trên thế giới.

1.5.3. Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước

Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN, mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu - chi giữa các cấp ngân sách, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tự quyết của NS cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống NS quốc gia. Trong hơn 20 năm qua, việc liên tục đổi mới cơ chế quản lý NS, đã đem lại những chuyển biến tích cực và hiệu quả trong quản lý hệ thống NS quốc gia. Nhờ đó nguồn thu NS không ngừng tăng lên, đầu tư công ngày càng có vị thế, NSNN từng bước đi vào thế cân đối tích cực, trong quá trình phát triển kinh tế theo

xu thế hội nhập.

1.5.4. Nhóm nhân tố ảnh hưởng khác

- Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN trên địa bàn địa phương và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương.

- Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy thu NSNN, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý,

có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý thu NSNN ở địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính công ở trung ương cũng như địa phương.

- Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi NSNN ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả thu NSNN.

- Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý thu NSNN ở địa phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về THU NGÂN SÁCH TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức TỈNH QUẢNG NAM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)