Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí cho hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 78 - 83)

HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí cho hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp

động tố tụng của các cơ quan tư pháp

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm cho các cơ quan tư pháp có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, có chế độ chính sách hợp lý đối với cán bộ tư pháp. Tăng đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hoá các cơ quan tư pháp. Phấn đấu xây dựng, cải tạo, sửa chữa các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Để nâng cao chất lượng của các cơ quan tư pháp thì việc bảo đảm đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị, kỹ thuật cần thiết phục vụ hoạt động điều tra, truy tố và xét xử là một nhu cầu cấp thiết, nhất là trong tình hình hiện nay với điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tình hình tội phạm ở trong nước và quốc tế có xu hướng gia tăng về quy mô và phạm vi hoạt động, tính chất cũng phức tạp hơn, người phạm tội đã sử dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào việc thực hiện tội phạm thì yếu tố này càng có ý nghĩa quan trọng. Do đó, căn cứ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm VAHS, địa bàn hoạt động và điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất của CQĐT, VKS, Tòa án gồm có đất đai, trụ sở, công trình; trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác, nhất là đối với CQĐT phải được trang bị đầy đủ vũ khí, công cụ hỗ trợ đáp ứng yêu cầu chiến đấu trong thực tiễn.

Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm VAHS. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước. Các cơ quan tư pháp phải dành một khoản kinh phí độc lập với tổng mức kinh phí khoán chi hằng năm, có mức đáng kể, đủ để trả chi phí cho các hoạt động tố

tụng như kinh phí trả cho người bào chữa trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa, kinh phí phục vụ hoạt động giám định tư pháp, kinh phí cho xét xử lưu động các VAHS…

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở khái quát một số yêu cầu đối với nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hiện hành về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm VAHS gồm: yêu cầu thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực TTHS; yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh PCTP trong tình hình mới; yêu cầu về nâng cao hiệu quả hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan có thẩm quyền THTT, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hiện hành về thời hạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định thời gian tới.

KẾT LUẬN

Trong TTHS, thời hạn là một chế định rất quan trọng. Quy định thời hạn một cách hợp lý sẽ bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài sản và công sức của Nhà nước và những người tham gia tố tụng khác, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thời hạn TTHS là một nội dung quan trọng của pháp luật TTHS có ý nghĩa trên cả hai phương diện là bảo đảm quyền con người, quyền công dân và đấu tranh PCTP và vi phạm pháp luật. Việc quy định thời hạn TTHS hợp lý, khoa học là cơ sở quan trọng để bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ này, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các cơ quan THTT, người THTT trong việc phát hiện và xử lý tội phạm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động TTHS.

Các Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng đề ra các yêu cầu đối với cải cách tư pháp hình sự nói chung và thời hạn giải quyết VAHS nói riêng như: tăng cường trách nhiệm của các chủ thể THTT trong hoạt động tư pháp hình sự; hoạt động TTHS phải bảo đảm nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, chính xác, tiết kiệm; xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định; tôn trọng và bảo vệ QCN. Hiến pháp năm 2013 có nhiều quy định tiến bộ nhằm tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả đấu tranh PCTP, đồng thời, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS vì lĩnh vực TTHS rất nhạy cảm với khả năng xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các

VAHS. Liên quan đến thời hạn TTHS, khoản 2 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định "Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định". Những yêu cầu đặt ra có liên quan đến thời hạn TTHS trong các Nghị quyết của Đảng và trong Hiến pháp nêu trên đòi hỏi phải được nghiên cứu thấu đáo, toàn diện.

Thực tiễn áp dụng các quy định về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm VAHS tại địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định thời gian qua cho thấy các quy định trong BLTTHS năm 2015 về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm VAHS đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy các cơ quan THTT nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết các VAHS. Từ đó góp phần hạn chế tới mức thấp nhất việc vi phạm, kéo dài, gia hạn thời hạn không cần thiết, đem lại hiệu quả cao trong TTHS, nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTP trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn xảy ra tình trạng giải quyết một số vụ án chậm chạp, kéo dài, không đáp ứng yêu cầu kịp thời đấu tranh PCTP, xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động áp dụng các quy định về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm VAHS tại địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, tác giả luận văn đã phân tích những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó. Đồng thời, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm VAHS tại địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định thời gian tới. Nội dung nghiên cứu của đề tài là một vấn đề phức tạp, lý luận về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm VAHS và thực tiễn áp dụng các quy định về thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm VAHS tại địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định theo pháp luật TTHS có nhiều khó khăn, vì vậy trong thời gian tới các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về hoạt động này và vận dụng có hiệu quả các quy định của BLTTHS về thời hạn tố tụng trong thực tiễn đấu tranh PCTP.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã có nhiều cố gắng, kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm. Kính mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn, quý thầy cô và những người quan tâm để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời hạn trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)