- Tù có thời hạn
6 tháng đầu năm 2020 Hình phạt
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Tịa án nhân dân huyện Hồi Ân, tỉnh Bình
người dưới 18 tuổi phạm tội tại Tịa án nhân dân huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định và nguyên nhân
2.2.2.1. Những vướng mắc, hạn chế
Kết quả quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn huyện trong những năm qua về cơ bản đã được tiến hành chính xác, khách quan, công bằng và đạt được những thành quả nhất định trong mục tiêu giáo dục, phòng ngừa đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng trên thực tế là vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong một số trường hợp, việc quyết định hình phạt của TAND huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là quá nhẹ so với quy định tại khung hình phạt của điều luật. Với mức án mà Tòa án tuyên đối với bị cáo là thể hiện chính sách khoan hồng, hướng thiện của Nhà nước nhưng việc quyết định mức hình phạt như trường hợp sau đây
là khơng đúng với quy định của Bộ luật Hình sự:
- Bị cáo Bùi Quốc Huy (đủ 16 tuổi) phạm tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 168 BLHS (khung hình phạt từ ba năm đến mười năm tù), bị TAND huyện Hoài Ân áp dụng khoản 1 Điều 168; điểm b, s khoản 1 Điều 51, Điều 91, Điều 101 của BLHS tuyên phạt 02 năm tù mà không áp dụng Điều 54 BLHS (Bản án hình sự sơ thẩm 25/2019/HS-ST ngày 27/6/2019 của TAND huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định). Như vậy, Tịa án đã thực hiện việc quyết định hình phạt tù theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của BLHS năm 2015, quyết định hình phạt dành cho bị cáo Huy bằng ba phần tư mức hình phạt đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Trong trường hợp này, Tòa án đã quyết định hình phạt nhẹ hơn chế tài (dưới mức tối thiểu là ba năm tù theo quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS) mà không áp dụng Điều 54 BLHS. Tuy nhiên, Điều 101 chỉ khống chế mức tối đa của hình phạt tù được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội mà không quy định mức tối thiểu được áp dụng là bao nhiêu. Do đó, khi quyết định hình phạt, Tịa án phải xác định mức thấp nhất của hình phạt được áp dụng theo các quy định chung, vì quy định riêng dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội không quy định về giới hạn tối thiểu nên muốn quyết định hình phạt nhẹ hơn khung hình phạt của điều luật thì cần thỏa mãn quy định tại Điều 54 của BLHS. Nếu Tòa án khơng áp dụng Điều 54 của BLHS thì Tịa án chỉ có thể quyết định hình phạt thấp nhất là 3 năm tù, mức thấp nhất quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS.
Thứ hai, căn cứ kết quả xét xử mà TAND huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định thống kê về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, có thể thấy được một thực tế hiện nay là những hình phạt khơng mang tính tước tự do được áp dụng quá ít so với việc áp dụng hình phạt mang tính tước tự do. Điều 98 BLHS quy định về bốn loại hình phạt chính có thể áp dụng
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG và tù có thời hạn. Trong những loại hình phạt này thì chỉ có hình phạt tù có thời hạn là tước tự do, cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội, cịn các loại hình phạt cịn lại thì người phạm tội khơng bị hạn chế tự do. Trong khi đó, có đến 53 trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (85,49%). Tuy trong những trường hợp đó, có 14 bị cáo được cho hưởng án treo là có sự chênh lệch lớn trong việc áp dụng các loại hình phạt này. Hai loại hình phạt là hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền tuy được quy định trong pháp luật hình sự nhưng đến nay Tịa án lại khơng áp dụng trong thực tiễn quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
Ví dụ: Huỳnh Đức Lương (sinh năm 1975) là người đã thành niên đã, hứa hẹn với Nguyễn Công Hiệp, sinh ngày 16/4/2000 ở xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân đi trộm cắp tài sản là đồ thờ cúng của người khác, khi nào trộm được Lương sẽ mua. Ngày 03/9/2016, Hiệp vào nhà ông Trần Xuân Phụng trộm bộ đèn đồng (04 cây đèn, 02 lư hương, 02 đài), bán cho Lương với giá 800.000 đồng. Kết quả định giá tài sản, 02 bộ đèn đồng (04 cây đèn, 02 lư hương, 02 đài) có giá trị là: 6.300.000 đồng. Xét thấy, bị cáo Nguyễn Công Hiệp có nhân thân tốt, khi phạm tội bị cáo mới 16 năm 24 ngày tuổi, hiện đang là học sinh, thành khẩn khai báo, gia đình bị cáo đã bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra cho người bị hại, nên việc áp dụng hình phạt CTKGG (được quy định tại khoản 1 Điều 138 của BLHS năm 1999 về tội trộm cắp tài sản) đối với Hiệp là có căn cứ và đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên tại Bản án số 16/2017/HS-ST ngày 12/4/2017 của TAND huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã xử phạt Huỳnh Đức Lương với mức án 6 tháng tù, Nguyễn Công Hiệp với mức án 6 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo.
không giam giữ đối với NCTN phạm tội nêu trên là có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật nhưng Hội đồng xét xử khơng lựa chọn hình phạt này.
Thứ ba: Quy định về miễn TNHS, các biện pháp tư pháp áp dụng riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội hầu như khơng được Tịa án áp dụng thực tế.
Nghiên cứu thực tiễn xét xử tại TAND huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định trong 05 năm (2016 - 2020) cho thấy khơng có trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội nào trên địa bàn được miễn TNHS và áp dụng biện pháp tư pháp.
2.2.2.2. Nguyên nhân của những vướng mắc
Như vậy, những vướng mắc, hạn chế nêu trên trong thực tiễn quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã làm làm cho hoạt động quyết định hình phạt của Tịa án thiếu chính xác, cơng bằng, làm cho chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phạm tội của Đảng và Nhà nước không được thi hành một cách hiệu quả, làm cho mục tiêu giáo dục, cải tạo, phịng ngừa khó đạt được. Ngun nhân của vướng mắc, hạn chế này là do:
Một là, nguyên nhân bất cập từ quy định của BLHS hiện hành: Việc quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS trong trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS là khơng cơng bằng về chính sách hình sự, khơng bảo đảm tính khoa học, cùng thực hiện một loại tội phạm nhưng đối với tội này thì phải chịu TNHS, cịn tội khác lại khơng phải chịu TNHS, trong khi đó, tội phạm khác ấy có thể nghiêm trọng, nguy hiểm hơn và không phù hợp với thực tế tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật do người dưới 18 tuổi thực hiện. Việc quy định như vậy, sẽ tạo ra kẽ hở cho các đối tượng phạm tội sử dụng người dưới 18 tuổi vào việc thực hiện tội phạm.
Hai là, chính sách hình sự của Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội yêu cầu thúc đẩy việc giáo dục và tái hịa nhập chứ khơng phải chỉ trừng phạt. Tuy nhiên, vẫn còn những quy định gây bất lợi cho người dưới 18 tuổi phạm tội; cụ thể, trong hệ thống hình phạt trọng BLHS hiện nay thì giữa hình phạt tù có thời hạn và cải tạo không giam giữ là có sự chênh lệch khá lớnvề mức độ nghiêm khắc. Có trường hợp khi quyết định hình phạt tù có thời hạn thì Tịa án q nghiêm khắc đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, cịn khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì chưa đủ để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
Ba là, xuất phát từ bất cập về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ áp dụng pháp luật: Mặc dù hiện nay, hệ thống Tòa án đã thành lập các Tịa gia đình và người chưa thành niên để xét xử với các phòng xét xử thân thiện.Việc xét xử người chưa thành niên phạm tội khơng chỉ địi hỏi cán bộ Tịa án có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt mà còn phải am hiểu tâm lý người chưa thành niên, vì người chưa thành niên là người chưa phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, tâm lý của họ chưa ổn định, dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng, bất chấp nên việc xác định thái độ chủ quan của người chưa thành niên phạm tội là hết sức khó khăn. Ngồi ra, việc quy định về thành phần của hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ mang ý nghĩa hình thức mà ít có ý nghĩa thực tiễn về mặt tâm lý trong việc xét xử bị cáo là NCTN phạm tội.
Bốn là, do diễn biến tình hình tội phạm và tình trạng thiếu thốn về nhân lực, đội ngũ xét xử của ngành Tịa án: Diễn biến của tình hình tội phạm trong những năm gần đây liên tục xảy ra theo chiều hướng gia tăng và phức tạp; ngoài việc giải quyết các vụ án hình sự, TAND huyện Hồi Ân cịn phải giải quyết các loại vụ án Dân sự, hành chính... dẫn đến nhiệm vụ của Tịa án là hết sức nặng nề, cộng với tình trạng thiếu thốn về nhân lực của đội ngũ cán bộ
làm công tác xét xử đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới tính chính xác, hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt. Ngồi ra, sự thiếu thốn cán bộ xét xử dẫn đến không thể đáp ứng địi hỏi đặc thù của vụ án có người chưa thành niên phạm tội là cán bộ xét xử phải am hiểu tâm lý NCTN...
Tiểu kết Chương 2
Qua những số liệu đã thể hiện những đặc điểm của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định trong thời gian qua, có thể xác định: Diễn biến của tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện ngày càng phức tạp khi số lượng người dưới 18 tuổi phạm tội đang gia tăng. Tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện ở địa phương có xu hướng phức tạp và nguy hiểm với các tội phạm như cướp tài sản, cố ý gây thương tích ln chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, người dưới 18 tuổi phạm tội đa số ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi và còn đang đi học.
Trong thực tiễn quyết định hình phạt do TAND huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định thực hiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong thời gian qua cho thấy khi việc quyết định hình phạt của Tịa án nhìn chung là đúng quy định của pháp luật và hầu như khơng có sai sót nào nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, theo quy định của BLHS cần hạn chế áp dụng hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, chỉ áp dụng hình phạt tù như biện pháp cuối cùng nhưng trên thực tế việc quyết định hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định vẫn cịn rất cao.
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI