Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong hoạt động thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 61 - 68)

- Tù có thời hạn

NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘ

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong hoạt động thực tiễn

tiễn

* Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tịa gia đình và người chưa thành niên

Theo quy định tại Điều 415 của BLTTHS năm 2015 và Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của TANDTC thì việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tịa gia đình và người chưa thành niên; đối với các Tòa án chưa tổ chức được Tịa gia đình và NCTN thì việc xét xử các vụ án này do Thẩm phán chuyên trách thực hiện, là người có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.

Mặc dù Tịa án đã thành lập được Tịa gia đình và NCTN tại các Tịa án địa phương (chủ yếu là ở cấp tỉnh); tuy nhiên, trong giai đoạn đang tinh giản biên chế hiện nay thì số lượng Thẩm phán khơng tăng, nhưng số lượng các loại vụ án ngày càng tăng với tính chất ngày càng phức tạp. Cho nên, việc phân cơng các vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi cho một Thẩm phán chuyên trách đảm nhận là rất khó thực hiện, thực tế tại Tòa án nhân dân huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định giao đều cho tất cả Thẩm phán trong đơn vị giải quyết. Trong số các Thẩm phán này và có Thẩm phán chưa có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi và đều chưa được đào tạo về tâm lý người dưới 18 tuổi. Thực tế hiện nay trong hệ thống Tòa án chưa đào tạo riêng về tâm lý NCTN phạm tội nên việc đánh giá ý thức phạm tội của NCTN của mỗi Thẩm phán, Hội đồng xét xử là khác nhau.

cán bộ xét xử đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng thông qua việc đề ra các tiêu chuẩn cao đối với chức danh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là quan trọng và cần thiết.

* Nâng cao chất lượng Thẩm phán trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Quyết định hình phạt cũng là một hoạt động áp dụng pháp luật vốn phụ thuộc chặt chẽ vào ý thức chủ quan của người áp dụng. Muốn quyết định hình phạt được chính xác địi hỏi cán bộ xét xử khơng chỉ có nhận thức sâu sắc các quy định pháp luật hình sự, năng lực phân tích, đánh giá tồn diện, chính xác các tình tiết của vụ án mà cịn phải có sự tận tụy, mẫn cán, tinh thần trung thực, kiên quyết bảo vệ pháp luật. Do đó, việc kiện tồn đội ngũ Thẩm phán để nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt là hết sức cần thiết.

* Tuyển chọn, ban hành án lệ về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 ghi rõ: “Lựa

chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tịa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;”

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, TANDTC đã tiến hành nhiều Hội thảo khoa học về các nội dung liên quan đến án lệ, đến nay đã ban hành 37 án lệ trên tất cả các lĩnh vực để Tịa án trong tồn hệ thống nghiên cứu, áp dụng.

Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn thiết lập ra một tiền lệ để giải quyết những vụ án tương tự sau này, do đó, sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Án lệ là khuôn thước mẫu mực để các Thẩm phán tuân theo vì được

đúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp. Khi ấy Thẩm phán chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu. Từ đó tránh được chuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét xử của tịa án là khơng bình đẳng.

*Chú trọng tổng kết thực tiễn quyết định hình phạt đối với người dưới

18 tuổi phạm tội

Việc xét xử các vụ án có án có người dưới 18 tuổi phạm tội không phải là dễ, không phổ biến như vụ án người thành niên phạm tội nên kinh nghiệm ứng xử của Hội đồng xét xử nói chung và Thẩm phán nói riêng khi giải quyết các loại vụ án này cịn hạn chế. Ngồi ra, do đặc điểm tâm - sinh lý và nhiều yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng hiệu quả quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Tiểu kết Chương 3

Trong thời gian qua, hoạt động quyết định hình phạt của Tịa án đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại những vướng mắc, hạn chế cần phải khắc phục. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên, bao gồm nhóm nguyên nhân liên quan đến những bất cập tại trong quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng như nhóm nguyên nhân liên quan đến những bất cập trong hoạt động quyết định hình phạt của Tịa án ở địa phương.

Trên cơ sở xác định được những bất cập đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bao gồm 03 nhóm giải pháp chính: Giải pháp hồn thiện pháp luật; giải pháp giải thích pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong hoạt động thực tiễn góp phần hồn thiện pháp luật hình sự,

bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi, nâng cao hiệu quả trong việc đấu tranh và phòng chống tội phạm do NCTN gây ra.

KẾT LUẬN

Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài : “Quyết định hình phạt đối với người

dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định” làm Luận văn thạc sĩ luật học, tác giả rút ra những kết luận sau đây:

Một là: Quyết định hình phạt đối với dưới 18 tuổi phạm tội được đặt ra

như là một khía cạnh đặc biệt của hoạt động quyết định hình phạt trên cả phương diện nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự bởi đối tượng áp dụng của nó là người dưới 18 tuổi phạm tội, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Hai là: Bộ luật hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa chính sách hình sự

riêng của Đảng và Nhà nước ta đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Tuy nhiên, kết quả thi hành Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 cho thấy đã nảy sinh nhiều hạn chế, vướng mắc đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện như một yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng hình phạt và quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Ba là: Trên địa bàn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định, trong những năm

gần đây mặc dù các cơ quan tiến hành tố tụng đã địa phương đã triển khai và tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp phịng ngừa, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm; cơng tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đảm bảo đúng quy định pháp luật, không xảy ra oan sai, lọt tội phạm. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương cịn nhiều khó khăn; tình hình tội phạm chưa có chiều hướng giảm, các tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh tế, hành chính tiếp tục gia tăng và ngày càng phức tạp, trong đó có tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội.

Xét riêng đối tượng bị cáo là người dưới 18 tuổi bị Tòa án đưa ra xét xử trong giai đoạn 05 năm (từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2020) là 62 bị cáo, chiếm 15,12% tổng số bị cáo đã xét xử. Ngoài ra, qn triệt chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước ta đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tòa án ở địa phương đã quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội về cơ bản chính xác, khách quan, cơng bằng và đúng pháp luật, luôn chú trọng các mục tiêu giáo dục, cải tạo, hướng thiện, phòng ngừa.

Bốn là: Tuy nhiên, nhìn vào số liệu thống kê cho thấy loại hình phạt

phổ biến nhất áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là hình phạt tù có thời hạn dưới 3 năm, chiếm 79,03% số người dưới 18 tuổi bị áp dụng hình phạt, địi hỏi khi quyết định hình phạt đối với dưới 18 tuổi phạm tội khơng chỉ địi hỏi đưa ra biện pháp xử lý tương xứng đối với hành vi phạm tội mà cịn phải thể hiện được chính sách nhân đạo, hướng thiện và mang lại hiệu quả cao trong cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội.

Năm là: Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản

và yêu cầu đặt ra phải có một hệ thống quy định pháp luật hồn chỉnh để điều chỉnh vấn đề này là hết sức cần thiết, cũng như đề xuất những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS bao gồm cả việc hoàn thiện các nguyên tắc xử lý, hình phạt, biện pháp tư pháp, cũng như quy định về quyết định hình phạt để bảo đảm tính chỉnh thể và hệ thống. Bên cạnh đó, đồng thời với việc hồn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần tiến hành một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy định đó trong thực tiễn quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội để làm sao thực hiện tốt chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta luôn coi NCTN là đối tượng cần bảo vệ, chăm sóc và quan tâm đặc

biệt với cả hai trường hợp - khi họ là chủ thể của tội phạm hoặc là đối tượng tác động của tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)