Các yếu tố bảo đảm quản lý nhà nước về trật tự đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về TRẬT tự đô THỊ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 29 - 36)

Trật tự đô thị là việc Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội theo đúng quy tắc, quy chuẩn của pháp luật hiện hành. Vì vậy, để bảo đảm quản lý nhà nước về TTĐT cần chú ý đến những yếu tố có thể tác động đến: Nhận thức và ý thức của người dân, liệu người dân có chấp nhận không? Vấn đề chiến lược quy hoạch đô thị? Khả năng của chủ thể quản lý đến đâu? Thực trạng trình độ và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan chuyên trách?.v.v.v… Do vậy, đối với quản lý nhà nước về TTĐT hiện hữu đã và đang chịu sự tác động bởi các yếu tố cụ thể sau đây:

Thứ nhất, hệ thống thể chế.

Theo giáo trình giảng dạy của Học viện Hành chính quốc gia, “Thể chế bao gồm toàn bộ các cơ quan nhà nước với hệ thống quy định do Nhà nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội”.

Hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước là sự tác động của quyền lực Nhà nước đến các chủ thể trong xã hội; tổ chức và công dân;

thể nhân hay pháp nhân, công pháp hay tư pháp, mang đặc trưng cưỡng bức kết hợp với thuyết phục, giáo dục. Thể chế hành chính Nhà nước với một hệ thống pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành là cơ sở pháp lý cho các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp thực hiện, bảo đảm thống nhất QLNN trên phạm vi quốc gia.

Theo định nghĩa phổ quát Pháp luật là "Toàn bộ các quy tắc xử sự do Nhà nước đại diện xã hội đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của Nhà nước, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự có lợi cho Nhà nước và xã hội". Vì xã hội là “tổng hòa các mối quan hệ giữa người và người" do đó, nội dung và phạm vi điều chỉnh của pháp luật cũng hết sức rộng và phức tạp, được phân chia thành các bộ phận pháp luật khác nhau, tương xứng với các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Pháp luật về trật tự đô thị là một bộ phận trong pháp luật đó.

Hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện sẽ là tiền đề, điều kiện để chủ thể và khánh thể quan hệ pháp luật về trật tự đô thị căn cứ thi hành. Vì vậy, pháp luật càng rõ ràng, thống nhất là cở sở để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng.

Trong thực tế hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật QLNN về trật tự đô thị chưa được hợp nhất thành các bộ luật bao trùm nội dung này. Vì vậy, các cơ quan phải áp dụng nhiều cơ sở pháp lý nằm ở nhiều văn bản khác nhau để thực hiện. Từ đó, cần phải nhanh chóng xây dựng hệ thống văn bản QPPL thống nhất chung liên quan đến các hoạt động xã hội đô thị gắn liền với yêu cầu an toàn và an ninh đô thị. Những thể chế quy định cần phản ánh đúng, chính xác các yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn, cơ chế bảo đảm điều kiện cho an ninh và an toàn các sinh hoạt dân sự của đô thị [2, tr. 213].

Thứ hai, năng lực thực hiện pháp luật của bộ máy quản lý Nhà nước về trật tự đô thị.

Năng lực thực hiện pháp luật của bộ máy quản lý Nhà nước là yếu tố quyết định bảo đảm QLNN bằng pháp luật về trật tự đô thị với những lý do sau đây:

Pháp luật là cơ sở của quản lý, nhưng nếu không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không kịp thời thì "pháp luật có cũng như không". Vì vậy, thực hiện pháp luật đầy đủ, chính xác, kịp thời là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả QLNN, cho dù quản lý lĩnh vực nào, do cơ quan Nhà nước nào tiến hành. Những điều đó, suy cho cùng là nó phụ thuộc vào năng lực thực hiện pháp luật của bộ máy quản lý.

Yếu tố có tính quyết định tạo thành năng lực thực hiện pháp luật của bộ máy quản lý chính là tính hợp lý của bộ máy chính chính quyền. Một bộ máy mạnh là bộ máy luôn thích ứng với mọi biến đổi của xã hội. Vì vậy, phải luôn tìm tòi, kiến tạo sao cho bộ máy quản lý thường xuyên được đổi mới, cải cách, đáp ứng được tối đa nhu cầu của quản lý xã hội, quản lý trật tự đô thị, nhất là trong điều kiện phát triển đô thị nhanh chóng thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.

Năng lực quản lý về trật tự đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý trật tự đô thị; năng lực quản lý thể hiện ở việc hoạch định, đưa ra các chính sách, quyết định phù hợp với thực tiễn địa phương. Đồng thời, nói lên khả năng am hiểu, áp dụng các chủ trương, chính sách, có tài thuyết phục, tuyên truyền người dân tự chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước về trật tự đô thị. Mặt khác, có biện pháp, giải pháp và chủ động trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sai phạm xảy ra; từ đó, sẽ tạo được uy tín, niềm tin trong nhân dân đối với cán bộ, công chức nhà nước.

Thứ ba, phẩm chất, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý trật tự đô thị.

Trong quá trình phát triển xã hội, bên cạnh những mặt tích cực có những mặt trái của cơ chế thị trường đòi hỏi người cán bộ, công chức quản lý trật tự đô thị phải có phẩm chất và trình độ nhất định. Như chúng ta biết, trong các lĩnh vực QLNN thì QLNN về trật tự đô thị là lĩnh vực rất nhạy cảm, dễ sa vào tiêu cực trước những cám dỗ của xã hội, hối lộ của các đối tượng vi phạm nhằm giảm nhẹ hình thức vi phạm.

Vì vậy, người cán bộ, công chức phải luôn rèn luyện, trao dồi, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, trung thực, có tinh thần thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý và bất bình trong nhân dân. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý trật tự đô thị, cần phải trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có khả năng nhận định đúng tình hình, hệ quả các hành vi, khả năng áp dụng pháp luật thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Thứ tư, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động QLNN về trật tự đô thị

Đây là những phương tiện, công cụ cơ bản để đảm bảo cho hoạt động quản lý, như trong quá trình quản lý trật tự vỉa hè, quản lý buôn bán hàng rong đòi hỏi Đội quản lý trật tự đô thị phải có công cụ hỗ trợ, xe công vụ để thực thi nhiệm vụ, kiểm tra xử lý và tạm giữ tang vật vi phạm; cũng như trong quá trình chữa cháy mà không có xe chữa cháy, bình chữa cháy và một số phương tiện khác thì rất khó khăn trong thực thi nhiệm vụ. Vì vậy, việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động QLNN về trật tự đô thị là rất cần thiết và đảm bảo cho công tác này được thực thi hiệu quả.

Thứ năm, sự tham gia của nhân dân vào hoạt động QLNN về trật tự đô thị.

Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách và các hoạt động QLNN đều đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý trật tự đô thị ngày càng tinh giảm nhưng nhiệm vụ đặc ra ngày càng phức tạp. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ cán bộ quản lý trật tự đô thị cần phải biết tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò của Nhân dân trong thực hiện phong trào tự quản, có sự tham gia tích cực của lực lượng nòng cốt, những người có uy tín trong cộng đồng, để làm tai mắt, giúp đỡ cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Trong thực tiễn cũng đã chứng minh, ở nơi nào nhân dân tích cực, đồng thuận cao với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng, tận tình giúp đỡ cán bộ, công chức, thì ở nơi đó trật tự đô thị được đảm bảo và an toàn.

Xây dựng ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, nếp sống văn minh đô thị để người dân có ý thức giữ gìn cảnh quan đô thị, tự giác chấp hành các quy định về trật tư đô thị, đây là giải pháp căn cơ và quan trọng, nhưng lâu dài cần hướng đến.

Mạnh dạn giao cho người dân quản lý cây xanh trước nhà, khuyến khích trồng hoa, cây cảnh đẹp tại các bồn hoa, quét dọn trước nhà.

Tăng cường trách nhiệm của Khối trưởng các khối phố và tinh thần tự quản của người dân đối với các công trình công cộng nơi người dân cư trú. Phối hợp với cơ quan Nhà nước trong việc quản lý, bảo tồn giá trị di sản văn hóa; giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và môi trường.

Thường xuyên tham vấn, tranh thủ ý kiến người dân khi thực hiện chức năng QLNN đối với trật tự đô thị.

Có cơ chế chính sách bảo vệ và đãi ngộ đặc biệt với những người có tình thần trách nhiệm, mạnh dạn phản ảnh, đấu tranh với những hành vi vi

phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân về trật tự đô thị nhờ đó mà cơ quan QLNN kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả.

Tiểu kết chương 1

Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh đã làm rõ một số khái niệm về đô thị, trật tự đô thị, các tiêu chí để xác định, phân loại đô thị đã xác định được các tiêu chuẩn quan trọng để xác định đô thị. Đồng thời, từ việc tìm hiểu các quan niệm về đô thị, quản lý đô thị, những đặc điểm của QLNN nói chung, trên cơ sở đó đã rút ra khái niệm và đặc điểm QLNN về trật tự đô thị; Qua đó, khái quát, làm rõ các bộ phận cấu thành QLNN về trật tự đô thị.

QLNN về trật tự đô thị là hoạt động quan trọng của Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhất là, trong quá trình quản lý đô thị như hiện nay, đây là lĩnh vực cần được chú trọng, quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội này đi vào nề nếp, theo một khuôn khổ nhất định đúng với quy định của pháp luật.

QLNN nói chung, QLNN về trật tự đô thị nói riêng phải gắn liền với pháp luật, là một hình thức áp dụng áp luật trong thực tế và phản ảnh sự phù hợp hay chưa phù hợp của pháp luật đối với sự phát triển của xã hội. QLNN về trật tự đô thị có rất nhiều lĩnh vực cần phải điều chỉnh. Công cụ quan trọng để thực hiện việc quản lý là pháp luật. Pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động xã hội và là công cụ có tính bắt buộc thực hiện các quy định để đảm bảo trật tự đô thị. Đồng thời, cũng là cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm xảy ra. Nội dung chủ yếu của pháp luật QLNN về trật tự đô thị cũng đã được đề cập đến một cách tổng quát.

Qua việc nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, vai trò của QLNN về trật tự đô thị từ đó đưa ra nội dung của QLNN về trật tự đô thị và cuối cùng là những yếu tố đảm bảo cho QLNN về trật tự đô thị sẽ là cơ sở để triển khai

tiếp nội dung nghiên cứu thực trạng QLNN về trật tự đô thị từ thực tiễn tại thành phố Hội An, Quảng Nam tại chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về TRẬT tự đô THỊ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)