Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về TRẬT tự đô THỊ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 45 - 60)

thành phố Hội An

2.2.1. Thực trạng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự đô thị của chính quyền thành phố Hội An

Quản lý trật tự đô thị là một hoạt động trong quản lý Nhà nước nói chung, bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành quản lý; do vậy, để thực hiện tốt công tác QLNN về trật tự đô thị đòi hỏi các cơ quan Nhà nước phải ban hành nhiều VBQPPHÁP LUậT cũng như văn bản hành chính và phân công, phân cấp để thực hiện chức năng quản lý của mình nhằm đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, trong việc việc ban hành VBQPPHÁP LUậT về lĩnh vực này cũng có nhiều bất cập, chồng chéo. Có thể nói trong một lĩnh vực quản lý cũng đã có hàng chục văn bản quy định, hướng dẫn thi hành. Riêng lĩnh vực quy hoạch, xây dựng đô thị có Luật Quy hoạch đô thị, Luật xây dựng, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật giao thông đường bộ, Luật thương mại…dưới Luật có hàng chục Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành như:

Nghị định 42/2009/NĐ-CP, ngày 07/5/2009 về phân loại đô thị. Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng. Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018, Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích- lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà

ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Nghị định 21/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Nghị định số 109/2017/NĐ -CP ngày 21 tháng 9 năm 2017, Quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Nghị định 81/2013/NĐ-CP, ngày 19/7/2013, Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nghị định 97/2020/NĐ-CP, ngày 18/8/2017, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.Nghị định 121/2013/NĐ-CP, ngày 10 tháng 10 năm 2013, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà ở công sở. Nghị định 97/2020/NĐ-CP, ngày 18/8/2017, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính… và các Thông tư số 02/2014/TT-BXD Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng. Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng. Thông tư 02/2017/TT-BXD hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn. Thông tư 03/2018/TT-BXD Quy định chi tiết một số điều Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Thông tư 14/2019/TT-BXD về hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng. Thông tư 22/2019/TT-BXD về

Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019, Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, phục hồi di tích,...

Công tác quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Với những quy định của Luật và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện. Quá nhiều văn bản QPPHÁP LUậT chưa kể đến các văn bản của cơ quan hành chính ở địa phương để quản lý, cần có sự hợp nhất các VBQPPHÁP LUậT có tính tương đồng và phân công, phân cấp quản lý để đạt hiệu quả hơn, tránh chồng chéo.

Trong QLNN về quản lý trật tự xây dựng chủ yếu là việc thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn đã được cấp phép xây dựng chủ đầu tư có thực hiện đúng theo giấy phép xây dựng hay không, kịp thời phát hiện các trường hợp xây dựng sai phép, không phép và có biện pháp xử lý theo luật đã định. Quản lý trật tự xây dựng dựa trên căn cứ chủ yếu là GPXD và các tiêu chuẩn đã được duyệt. Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực.

Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng, Nghị định 180/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Vẫn cho phép những công trình xây dựng không phép được xem xét cấp phép xây dựng, nếu đảm bảo một trong các điều kiện: Xây trên đất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp qui hoạch xây dựng; công trình xây dựng có đủ điều kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Khi phát hiện, cơ quan chức năng lập biên bản ngừng thi công, yêu cầu chủ đầu tư lập thủ tục xin cấp GPXD. Đây là một lỗ hổng pháp luật, tạo cơ

hội cho một số chủ đầu tư lách luật, sinh ra cơ chế xin cho, dễ dẫn đến phát sinh tiêu cực trong quản lý.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi có quyết định đình chỉ thi công, nếu chủ đầu tư không hoàn thành việc xin cấp phép xây dựng và xuất trình GPXD thì công trình sẽ bị cưỡng chế phá dỡ. Sau khi được cấp GPXD, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung giấy phép thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung giấy phép được cấp, mới được tiếp tục thi công. Nếu không chấp hành thì phải bị cưỡng chế tháo dỡ công trình, đồng thời chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế công trình vi phạm.

Bên cạnh đó, tùy theo mức độ vi phạm mà chủ đầu tư, đơn vị thi công bị xử phạt tiền, tuy nhiên mức phạt còn quá thấp, chưa đủ tính ren đe dẫn đến tình trạng cố ý vi phạm để được tồn tại.

Các Nghị định xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh, thương mại như Nghị định 39/2007/NĐ-CP, ngày 16/3/2007 của Chính Phủ về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Nghị định quy định về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng này. Tuy nhiên, việc kinh doanh buôn bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, kinh doanh trước các di tích,…làm mất mỹ quan đô thị nhưng khó xử lý dứt điểm vi phạm, bởi có nhiều vấn đề đặt ra đó là chế tài xử lý chưa nghiêm, phần đông những người buôn bán hàng rong này đa số là những người nghèo khó ở các vùng nông thôn đến buôn bán không có nơi kinh doanh cố định.

Trên cơ sở quy định mang tính bắt buộc, định hướng của Luật, Pháp lệnh và các văn bản QPPHÁP LUậT khác của Quốc Hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, ngành có thẩm

quyền quy định cụ thể QLNN về trật tự đô thị trong từng lĩnh vực cụ thể, đồng thời phân cấp, phân quyền cho các cấp chịu trách nhiệm quản lý và phải chịu trách nhiệm với cấp trên về những quyết định của mình.

UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 777/QĐ-UBND, ngày 15/3/2011 về việc ban hành Quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Qua 10 năm triển khai thực hiện đã đạt được một số thành quả nhất định, góp phần vào công tác quản lý trật tự đô thị của thành phố trên các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, giữ gìn cảnh quan đô thị có tính chất đặc thù ở Hội An. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đô thị, về xây dựng nhìn chung vẫn còn nhiều mặt tồn tại, bất cập. Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị còn nhiều bất cập nhưng chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với thực tế và định hướng phát triển của thành phố để làm cơ sở cho việc quản lý định hướng xây dựng Thành phố Sinh thái-Văn hóa-Du lịch.

Đề án bố trí buôn bán hàng rong, vỉa hè thành phố Hội An ban hành kèm theo Quyết định số 2858/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2016 của UBND thành phố Hội An và các văn bản hướng dẫn thực hiện được triển khai thực hiện từ đầu năm 2017 đến nay bước đầu đã phát huy hiệu quả; tình trạng người dân ở Hội An, ở các huyện khác thậm chí ở các tỉnh khác đến sinh sống buôn bán hàng rong trên địa bàn thành phố dần đi vào nề nếp, tình trạng bu bám, chèo kéo, nâng giá, có lời lẽ thiếu văn hóa với du khách giảm dần. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Đề án vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế trước hết đây là một văn bản hành chính của cơ quan hành chính phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực buôn bán hàng rong, vỉa hè thành phố, trong quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều bất cấp nhưng chưa được điều chỉnh bổ sung kịp thời.

2.2.2. Thực trạng tổ chức thực thi văn bản quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hội An

2.2.2.1. Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng

Thực hiện Quyết định số 777/QĐ-UBND, ngày 15/3/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. UBND thành phố đã chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý quy hoạch nói chung, quản lý trật tự xây dựng nói riêng trong thời gian qua đạt được một số kết quả nhất định.

Thành phố đã cấp 10.119 giấy phép xây dựng với tổng diện tích 3.469.621m2, tăng diện tích bình quân hàng năm 16%. Chất lượng nhà ở được cải thiện rất nhiều so với trước, với kiểu thức kiến trúc mới phong phú đặc sắc, đa dạng nhưng rất đặc trưng Hội An.

Công tác quản lý nhà ở có nhiều tiến bộ, chặt chẽ hơn theo quy định; do vậy, những ngôi nhà trong khu phố cổ được bảo tồn nguyên vẹn; khắc phục và chấn chỉnh tình trạng sử dụng nhà không đúng mục đích. Thu hồi nhà thuộc sở hữu nhà nước của các cá nhân, tổ chức thuê sử dụng không đúng mục đích để đấu giá cho thuê như: 33-35 đường Phan Bội Châu, 45 đường Lê Lợi, 22-24 đường Bạch Đằng…Qua đó, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách. Hoàn thành phương án bán nhà cho đối tượng đang thuê theo Nghị định 61/CP của CP nhằm tạo điều kiện cho nhân dân ổn định cuộc sống. Tổ chức đấu giá, gia hạn hợp đồng cho thuê nhà thuộc nhà nước quản lý cho tổ chức, cá nhân thuê nhà theo quy định.

Tuy nhiên, công tác QLNN về trật tự đô thị trên các lĩnh vực này nhìn chung vẫn còn nhiều mặt tồn tại. Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị còn nhiều bất cập nhưng chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Việc lập quy hoạch tổng thể 1/2000 của thành phố vẫn còn nhiều nơi chưa phù hợp và chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 của từng đơn vị xã, phường trong thành phố;

do đó dễ dẫn đến phá vỡ Quy hoạch tổng thể của thành phố khi quản lý lỏng lẽo. Công tác quản lý trật tự xây dựng, quản lý nhà ở vẫn còn xảy ra tình trạng nhiều trường hợp xây dựng không phép, sai phép, cơi nới, lấn chiếm đất công; công tác tham mưu, cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở vẫn còn chậm trễ.

2.2.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý trật tự an toàn giao thông

Theo báo cáo của Công an thành phố Hội An và Trung tâm văn hóa thể thao-Truyền thanh truyền hình thành phố Hội An, trung bình mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt khách du lịch đến Hội An, cùng với đó là hàng nghìn phương tiện chuyên chở từ ôtô 4 chổ ngồi đến các loại xe 45 chổ ngồi. Ngoài ra còn có hàng nghìn mô tô, xe máy của khách du lịch đến Hội An, chưa kể các phương tiện đi lại của người dân thành phố.

Vì thế, chỉ riêng việc đảm bảo TTATGT, hướng dẫn phân luồng, tuyến cho các phương tiện, lực lượng CSGT đã gặp nhiều khó khăn. Ngay từ đầu năm 2019, Công an TP Hội An đã kiến nghị UBND TP Hội An và ngành chức năng cần nâng cấp, mở rộng, mở thêm các điểm đậu đỗ xe cho khách du lịch, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai đượcĐể đảm bảo TTATGT, Công an TP Hội An tham mưu cho Ban ATGT triển khai việc đậu đỗ xe theo giờ, quy định từ 16h đến 21h hàng ngày, các xe chở khách du lịch không được vào khu vực nội thị, nhưng một số doanh nghiệp phản đối, vì gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh, nên đành phải rút ngắn thời gian xuống từ 16h đến 19h hàng ngày, mục đích để giảm mật độ lưu lượng phương tiện giao thông vào các giờ cao điểm.

Cùng với việc tìm các biện pháp để điều hòa, giảm thiểu cường độ, lưu lượng phương tiện giao thông, lực lượng CSGT tăng cường các công tác tuần tra xử lý vi phạm, triển khai hình thức “phạt nguội”, dán giấy lên xe vi phạm

đậu đỗ không đúng quy định, trích xuất camera giao thông xử lý các trường hợp vi phạm.

Đồng thời, triển khai các chuyên đề như, xử lý người nước ngoài vi phạm luật giao thông, không đội mũ bảo hiểm, không giấy phép lái xe; xử lý xe du lịch chạy không đúng tuyến, đậu đỗ trái phép; người tham gia giao thông uống rượu, bia…

Với đặc thù là đô thị du lịch có hệ thống sông ngòi bao quanh, Hội An còn có các tuyến giao thông đường thủy cũng phát triển phục vụ khách du lịch. Hiện tại, Hội An hiện có 3 bến đón khách gồm: Cửa Đại, Bạch Đằng, Cù Lao Chàm chở khách du lịch đường thủy với số lượng tàu thuyền lớn.

Tuy nhiên, số lượng tàu đạt chuẩn đủ điều kiện lưu thông trên biển theo quy định chỉ có 03 chiếc ca nô, 05 tàu gỗ, số còn lại không đạt chuẩn vẫn đang hoạt động, chưa giải quyết dứt điểm; việc tuyên truyền pháp luật về đảm bảo TTATGT vẫn chưa đạt hiệu quả cao, việc xử lý vi phạm chưa nghiêm dẫn đến người dân, các doanh nghiệp còn xem nhẹ; nguy cơ tiềm tàng mất an toàn giao thông đang hiện hữu.

Về quản lý vỉa hè, lòng đường, theo quy chế của thành phố thì việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường và vỉa hè vào các mục đích khác ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về TRẬT tự đô THỊ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)