Giải pháp đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về TRẬT tự đô THỊ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 91)

trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Đẩy mạnh rà soát để tăng cường chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực trật tự đô thị

Hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung 1/2000 của thành phố Hội An đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050.

Xây dựng quy hoạch chi tiết 1/500 của thành phố, quy hoạch giao thông, quy hoạch ngầm hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, thành phố Hội An có khu đô thị cổ là một di tích quốc gia đặc biệt, được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa thế giới cần có quy hoạch kiến trúc, không gian đô thị có tính chất đặc thù để quản lý khu phố cổ đạt hiệu quả hơn, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản. Đảm bảo cho công tác quản lý, bảo tồn, tu bổ các di tích lịch sử -văn hóa, các công trình dân dụng khác, công trình hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan khu vực, cây xanh và các yếu tố môi trường trong khu phố cổ.

Thay thế quyết định hành chính số 777/QĐ-UBND, ngày 15/3/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam bằng một văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị của thành phố Hội An cho phù hợp với quy hoạch chung thành phố và thực tiễn đặt ra.

Bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý trật tự đô thị như: Quản lý về buôn bán hàng rong phải quy định rõ ràng về các chế tài áp dụng khi cá nhân vi phạm các quy định đã đề ra và các mức xử phạt, biện pháp, chế tài cưỡng chế hành chính, tịch thu phương tiện buôn bán và đình chỉ hoạt động, không cho buôn bán ...

3.2.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính và đổi mới quản lý theo mô hình đô thị thông minh để đảm bảo hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về trật tự đô thị

3.2.2.1. Về phía cơ quan quản lý

Đối với UBND thành phố Hội An thực hiện quyền thống nhất quản lý nhà nước về trật tự đô thị, chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh và HĐND Thành phố. Phân cấp, phân công quản lý cụ thể cho từng cơ quan, xã, phường quản lý trên từng lĩnh vực.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, cần tập trung xây dựng đề án xây dựng đô thị thông minh nhằm quản lý qua hệ thống phần mềm công nghệ thông tin. Giao cho một cơ quan trực tiếp chủ trì tham mưu quản lý. Với đô thị thông minh thông qua hệ thống camera an ninh, có thể giám sát các hoạt động xã hội, du lịch, kể cả các thủ tục cải cách hành chính…Tuy nhiên, đây là một dự án phức tạp cần trình độ kỹ thuật và nguồn kinh phí lớn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ban, ngành, đơn vị, tổ chức… hành trình xây dựng mô hình đô thị thông minh là con đường dài, nhưng cũng là mục tiêu phải hướng đến. Do đó, thành phố cần bố trí ngân sách thường xuyên, tập trung vào các vấn đề cấp thiết của Hội An như quản lý quy hoạch, quản lý di sản, quản lý du lịch và quản trị hành chính,..cùng với đó sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, người dân nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Hội An trở thành đô thị di sản thông minh trong tương lai.

Thực tế, đô thị thông minh về cơ bản chính là mô hình thành phố ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để quản lý, điều hành; qua đó giúp nâng cao đời sống người dân, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên…Vì vậy, bên cạnh xây dựng cơ sở dữ liệu, thành phố Hội An cần phải đầu tư công nghệ,

thiết bị thiết bị hạ tầng kỹ thuật, camera quan sát quản lý giao thông; nâng cấp hệ thống wifi công cộng; xây dựng thông tin dữ liệu về cơ sở y tế, trường học; thông tin các điểm tham quan, di tích, mua sắm, ăn uống, giải trí; xây dựng dịch vụ quản lý và giám sát an ninh trật tự; quan trắc cảnh báo môi trường…

Để điều hành hoạt động, một mạng lưới cảm biến và thiết bị kiểm soát sẽ cung cấp những thông số liên quan phục vụ cho công tác quản lý, giúp cải thiện khả năng chẩn đoán và ra quyết định. Đặc biệt, phát triển ứng dụng du lịch thông minh hỗ trợ du khách. Du khách có thể tải các dữ liệu thông qua mã QR để tiếp cận những thông tin về điểm tham quan, các khu vui chơi, giải trí, mua sắm… khu vực xung quanh vị trí mình.

Mặc dù hiện vẫn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về cách thức triển khai đô thị thông minh, nhưng một yêu cầu quan trọng của đô thị thông minh là hệ thống hạ tầng phải được khớp nối đồng bộ, áp dụng công nghệ tiên tiến, nhất là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại.

Thực hiện tốt việc xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết của thành phố, đồng thời công khai bản đồ quy hoạch chi tiết tại trụ sở UBND các phường và những nơi công cộng, nơi người dân dễ nhìn thấy làm căn cứ trong quản lý nhà nước về trật tự đô thị.

Hoàn thiện chính sách quy hoạch, phát triển kinh doanh, thương mại đảm bảo sự phát triển hài hòa, giải quyết tốt các vấn đề buôn bán hàng rong, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

Tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá là điều kiện tiên quyết cho việc nâng cao hiệu quả QLNN nói chung trật tự đô thị nói riêng. Cắt giảm các thủ tục rườm rà, phức tạp gây nhiều ách tắc gây trở ngại

khó khăn cho người dân. Nội dung cải cách thủ tục hành chính cần phải các nội dung sau:

Đơn giản hoá các bộ phận trong bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn, thực hiện chế độ hành chính theo nguyên tắc “một cửa”, giảm bớt các thủ tục và các đầu mối trung gian, có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên thông từ trung ương đến địa phương và các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, tránh tình trạng gây sách nhiễu đối với người dân khi giải quyết các thủ tục hành chính. Các thủ tục về hồ sơ đơn giản, quá trình giải quyết đúng quy trình, đúng thời gian quy định; nếu chậm trễ phải thực hiện thư xin lỗi.

Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi ngành như: Phòng quản lý đô thị, Phòng VHTT-TT, Trung tâm quản lý bảo tồn di sản, Đội kiểm tra quy tắc, UBND các xã, phường tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và xây dựng quy chế phối hợp giải quyết các vụ việc phát sinh trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện pháp luật cũng như công tác quản lý của từng cơ quan, đơn vị như:

Đối với Phòng Quản lý đô thị chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND Thành phố về việc thực hiện chức năng tham mưu và các nhiệm vụ quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, giao thông vận tải và kiến trúc được giao. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại phòng Quản lý đô thị thành phố; trang bị, cung cấp các phần mềm quản lý về công tác quản lý theo chức năng nhiệm vụ.

UBND xã, phường thường xuyên tuyên truyền, thực hiện các kế hoạch công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý trật tự đô thị theo kế

hoạch của UBND Thành phố nhằm nâng cao ý thức và tuân thủ theo các quy định công tác quản lý trật tự đô thị.

Phòng văn hóa thông tin-tuyên truyền thực hiện chức năng tham mưu chịu trách nhiệm quản lý trên lĩnh vực văn hóa thông tin, tuyên truyền, biển quảng cáo, văn minh thương mại…

Trung tâm quản lý bảo tồn di sản chịu trách nhiệm tham mưu trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa.

Đội kiểm tra quy tắc thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua việc kiểm tra trật tự văn minh đô thị.

Ban quản lý chợ Hội An thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động chợ đảm bảo trật tự kinh doanh, thương mại trong chợ.

UBND các xã, phường chịu trách nhiệm và thực hiện quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực trong địa giới hành chính mình phụ trách; có trách nhiệm phối hợp chặc chẽ với các cơ quan chức năng của thành phố trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội.

3.2.2.2. Đối với phía cơ quan thực hiện:

Để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, cùng với tốc độ tăng dân số của thành phố, với chức năng là cơ quan tham mưu, giúp việc quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng và kiến trúc, giao thông vận tải. Phòng Quản lý đô thị chịu cần khẩn trương hoàn thành quy hoạch phát triển hạ tầng và quy hoạch chi tiết phục vụ cho việc xây dựng và quản lý đô thị, đặc biệt là quy hoạch các khu đô thị mới và khu dân cư đảm bảo cho việc sử dụng đất đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Song song đó, cần đẩy nhanh việc kết hợp xây dựng đô thị thông minh rà soát lại quy hoạch và thực hiện công tác quản lý nhà nước, công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát triển đô thị. Mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch đô thị là để định hướng phát triển thành phố trong

tương lai, phát triển về mặt không gian, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật của từng khu vực.

Việc xây dựng đô thị, trật tự đô thị trong thời gian tới cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau:

Một là, tập trung giải quyết vấn đề hạn chế, tồn tại trong các khu dân cư về cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh và những vấn đề mới phát sinh trong QLNN về đô thị và trật tự đô thị như: chợ tự phát, tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường, những người bán rong,...

Xây dựng các mô hình quản lý kinh doanh tự quản, có nội quy, quy chế và chế tài mạnh mẽ đảm bảo theo pháp luật, mọi người dân tham gia hoạt động kinh doanh, buôn bán hưởng được quyền lợi cao và thực hiện nghĩa vụ của mình góp phần giữ gìn an ninh trât tự, văn minh thương mại, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm ...Hạn chế được tình trạng cò mồi, buôn bán chèo kéo khách, bán hàng rong vi phạm trật tự vỉa hè, nếp sống văn minh đô thị.

Đầu tư nâng cấp chợ đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, về giao thông, cấp thoát nước, cung cấp điện, phòng cháy chữa cháy và các dịch vụ hỗ trợ, đồng thời phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước. Cần sắp xếp, bố trí chợ theo hướng chuyên doanh theo từng phân khu, từng mặt hàng đảm bảo trật tự, mỹ quan, văn minh.

Chợ phải quy hoạch gần đường giao thông, bến xe, bến tàu, bảo đảm lưu thông hàng hoá tới chợ; đồng thời đảm bảo đầy đủ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong chợ có gắn với khu vực bên ngoài như: giao thông, bãi đổ xe vận chuyển hàng hoá ra vào chợ…giải quyết tốt vệ sinh môi trường trong chợ cũng như khu vực xung quanh.

Hoạt động kinh doanh đối với chợ không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, liên quan tới văn hóa ứng xử của người dân thành phố, ANTT, TTATGT, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và phòng cháy, chữa cháy.

Để góp phần giải quyết tình trạng chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè. Khuyến khích đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa chợ, có các chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho các hộ dân buôn bán ở các “chợ tự phát” vào chợ để kinh doanh, buôn bán. Giải tỏa chợ tự phát lấn chiếm lòng, lề đường là một trong những nội dung quan trọng của việc duy trì trật tự, kỷ cương đô thị và thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước. Áp dụng cơ chế quản lý thông qua đăng ký kinh doanh và các quy định hiện hành, các hộ kinh doanh phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu không có thì cơ quan chức năng sẽ xử lý theo quy định hiện hành. Xử lý các vi phạm của người mua hàng, như dừng xe ở lề đường gây cản trở giao thông.

Hai là, hoàn thiện xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển thành phố và quy hoạch chi tiết, quy hoạch tiểu vùng, đồng thời thực hiện công khai thông tin quy hoạch cho người dân được biết và thực hiện. Có cơ chế hữu hiệu để người dân tham gia giám sát và tích cực thực hiện việc gìn giữ không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị nơi họ sinh sống.

Quy hoạch phải gắn liền với việc dự báo về xu hướng phát triển KT- XH nên phải lồng ghép các mục tiêu KT-XH vào trong các đồ án thay vì chỉ tập trung vào việc tạo dựng hình ảnh bề ngoài của đô thị. Việc không dự báo chính xác xu hướng phát triển KT-XH trong quá trình lập quy hoạch xây dựng đô thị sẽ làm cho việc đầu tư phát triển mang tính chắp vá, làm mất đi cảnh quan đô thị.

Thống nhất cơ quan làm quy hoạch để tránh sự quy hoạch chắp vá, chồng chéo; để làm cho quy hoạch phù hợp với sự phát triển đô thị trước mắt

và lâu dài. Đối với các dự án phát triển khu đô thị mới và dự án nhà ở, các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội của dự án phải phù hợp để kết nối với mạng lưới hạ tầng của thành phố và của khu vực xung quanh.

Quy hoạch phải tính đến đảm các kiến trúc hài hoà tính hiện đại với tính lịch sử văn hóa. Việc phát triển phải tính đến các phương án bảo tồn các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, nghệ thuật của thành phố, Tăng tỷ lệ đất công viên cây xanh, điều kiện môi trường, hướng con người về với thiên nhiên theo hướng xây dựng đô thị sinh thái; đồng thời phải đảm bảo chiến lược trong việc bảo vệ an ninh, quốc phòng.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch, tránh tình trạng xây dựng không theo quy hoạch. Áp dụng các biện pháp xử lý kiên quyết các vi phạm quy hoạch, kiên quyết cưỡng chế, buộc khôi phục lại hiện trạng khi xây dựng sai quy hoạch được duyệt, tránh tình trạng “xin-cho”.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xây dựng, kiến trúc từ thành phố đến các xã, phường đảm bảo đúng định hướng, mục tiêu đặt ra. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội cán bộ chuyên ngành giao thông, xây dựng, kiến trúc. Cán bộ tác nghiệp bắt buộc phải là người có chuyên môn sâu và có phẩm chất tốt; thường xuyên chú trọng bồi dưỡng về chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện công vụ.

Triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, quy định về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc. Công khai các quy hoạch đã được phê duyệt; công bố các quy chế, quy định về quản lý xây dựng, kiến trúc để nhân dân, tổ chức biết.

Thành phố thường xuyên tổng kết thực tiễn, tổ chức các hội thảo chuyên đề sâu về quy hoạch, kiến trúc và quản lý nhà nước về trật tự đô thị để nâng cao nhận thức cho đội ngũ quản lý từ thành phố đến các xã, phường.

Hướng dẫn nhân dân về thẩm mỹ kiến trúc nhằm giữ gìn và làm đẹp thêm cảnh quan đô thị, cảnh quan sinh thái.

Phòng văn hóa thông tin-tuyên truyền thực hiện chức năng tham mưu chịu trách nhiệm quản lý trên lĩnh vực văn hóa thông tin, tuyên truyền, biển quảng cáo… Đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân thực hiện có hiệu quả Đề án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về TRẬT tự đô THỊ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)