Thực trạng trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về TRẬT tự đô THỊ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 36 - 45)

2.1. Thực trạng trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Quảng Nam

2.1.1. Khái quát về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71km2. Tọa độ từ 15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc. Thành phố có 13 xã, phường (9 phường, 3 xã ở đất liền và 1 xã đảo). Cư dân 3 xã ở đất liền chủ yếu là sản xuất nông-ngư nghiệp, một số xã có nghề thủ công như mộc, tranh tre...Xã đảo Tân Hiệp với diện tích tự nhiên khoảng 15km2, gồm bảy hòn đảo, địa hình trên đảo phần lớn là núi. Hội An còn có 7 km bờ biển, bãi biển Cửa Đại, An Bàng được vinh danh là một trong những bãi biển đẹp nhất châu Á.

Tháng 12 năm 1999, Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; ngày 26/5/2009, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với vị trí nằm trên “Con đường di sản văn hóa miền trung, bao gồm: Huế-Hội An-Mỹ Sơn, tạo cho Hội An có lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế-xã hội, trong đó dịch vụ-du lịch- thương mại được hưởng lợi và phát triển mạnh.

Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông-Tây, một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong-Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi

thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá. Trong lịch sử hình thành và phát triển, Hội An đã được thế giới biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau. Phổ biến nhất là: Faifo, Haisfo, Hoài phố, Ketchem, Cotam. Các di chỉ khảo cổ và các hiện vật, công trình kiến trúc còn lưu lại đã chứng minh Hội An là nơi hội tụ, giao thoa giữa nhiều nền văn hoá: Chăm, Việt, Trung Hoa, Nhật Bản, phương tây...trong đó chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất của văn hoá Việt và Trung.

Đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ...và những con đường hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính trông hư hư, thực thực như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích.

Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản ... làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương.

Với nhiều lợi thế trên, tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hội An trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn 2015-2019 bình quân là 12,4%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “Dịch vụ-Thương mai-Du lịch” giữ vai trò chủ đạo. Tỷ trọng dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp, ngư nghiệp giảm dần, tỷ trọng chỉ chiếm 9,67%. Tốc độ đô thị hóa ở các vùng nông thôn tăng nhanh; trước năm 1990 Hội An có 7 xã, 3 phường, đến nay thành phố có 9 phường, 4 xã, hàng loạt các khu đô thị mới được xây dựng như: Khu đô thị Làng chài -Cẩm An, khu đô thị Casama-Cẩm Thanh, khu đô thị Trảng Kèo- Cẩm Hà, khu đô thị Phước Trạch-Phước Hải, Sơn Phô-Cẩm Châu, khu đô thị Cẩm Phô, Tân Thịnh-Tân Mỹ-Cẩm An, khu đô thị Võng Nhi-Cẩm Thanh. Một số dự án khu dân cư, đô thị mới đã và đang tiến hành triển khai đầu tư như: Khu đô thị Thanh Hà, khu dân cư khối Lâm Sa-Tu Lễ-Xuân Hòa phường Cẩm Phô, khu đô thị Đồng Nà-Cẩm Hà, khu dân cư đường Điện Biên Phủ nối dài.

Quá trình phát triển đô thị nhanh chóng, tốc độ gia tăng dân số cơ học và lượng người đến lao động, học tập, tham quan, lưu trú dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề về quản lý nhà nước, quản lý đô thị nói chung và quản lý trật tự đô thị nới riêng trên địa bàn thành phố Hội An.

2.1.2. Tình hình trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Trong những năm qua cùng với việc phát triển kinh tế-xã hội, có thể nói rằng diện mạo đô thị của thành phố Hội An có sự phát triển thay thay đổi nhanh chóng, từ một thị xã trầm lắng ít người biết đến, nay trở thành một thành phố nhộn nhịp, năng động, với nhiều khu đô thị mới được xây dựng, không gian đô thị mở rộng, phát triển theo hướng đô thị sinh thái; cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiếp tục được đầu tư nâng cấp để đáp ứng với tốc độ phát triển

của thành phố; đi kèm theo đó phát sinh những vấn đề mới về trật tự đô thị, buộc chính quyền thành phố Hội An phải có những quyết sách để tăng cường vai trò quản lý của nhà nước để nó hoạt động, phát triển trong một trật tự nhất định.

Do đó, để thành phố phát triển bền vững theo định hướng “Sinh thái- Văn hóa” trong quá trình quy hoạch kiến trúc đô thị của thành phố Hội An luôn đặc biệt quan tâm yếu tố lịch sử văn hóa của Hội An, đặc biệt là kiến trúc đô thị cổ trên từng góc phố, từng công trình kiến trúc, cũng như các khu đô thị mới hài hòa với tổng quan, không gian kiến trúc của thành phố để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đô thị cổ ở Hội An. Vấn đề đặc ra là phải làm sao bảo tồn và phát huy tốt các di sản văn hóa để phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, mở rộng không gian đô thị ở thành phố Hội An dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp như: Nhu cầu xây dựng các công trình, nhà ở, kinh doanh, buôn bán, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, xây dựng trái phép, các vấn đề về giao thông vận tải, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị chưa được xử lý dứt điểm đã ảnh hưởng chung đến trật tự đô thị của thành phố.

2.1.2.1. Tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Cùng với sự phát triển, mở rộng không gian đô thị của thành phố và nhu cầu nhà ở của nhân dân tăng cao, chất lượng nhà ở được cải thiện rất nhiều so với trước; việc xây dựng, cải tạo nhà ở của cư dân đô thị phát triển khá mạnh mẽ với kiểu thức kiến trúc mới phong phú đặc sắc, đa dạng dẫn đến nguy cơ đáng lo ngại phá vở cảnh quan, không gian kiến trúc đô thị của thành phố, nhất là trong thời gian gần đây do quá trình đô thị hóa, áp lực của phát triển du lịch, cả vấn đề tăng dân số, cư dân ngày một nhanh chóng, nhu cầu nhà ở ngày càng bức thiết, khi kinh tế khá giả nhân dân có tiền lo sửa

chữa, cải tạo, xây mới là một điều đáng mừng nhưng diễn ra với tốc độ quá nhanh, không kiểm soát kịp, một số cá nhân muốn cải tạo để thuận tiện cho việc kinh doanh buôn bán hơn là để ở, các trường hợp vi phạm quy chế xây dựng xãy ra càng nhiều đến báo động, nhất là trong khu phố cổ vi phạm tính lịch sử, làm di tích ngày càng trẻ ra và giảm giá trị. Việc cố tình xây dựng trái phép, không phép, lấn chiếm đất công, lề đường, không gian ở các phường ngày càng nhiều gây khó khăn trong công tác quản lý.

2.1.2.2. Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Trong thời gian qua, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị ở thành phố Hội An đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng mới với 49,1km trong đó: Đường đô thị 33,7km, đường nông thôn 15,4km và nâng cấp trên 30km đường. Đã đưa vào sử dụng cầu Cửa Đại, ĐT 608, cầu Cẩm Kim. Tiếp tục triển khai cầu Thanh Nam, đường ĐT607, đường Võ Chí Công.

Thành phố đầu tư các Trung tâm đón tiếp khách du lịch (TTĐTKDL) như: TTĐTKDL số 332 đường Lý Thường Kiệt, TTĐTKDL phường Thanh Hà, TTĐTKDL phường Cẩm Châu, đưa các tuyến xe buýt điện trung chuyển vào hoạt động thử nghiệm…Sắp xếp trật tự ghe bơi du lịch trên sông Hoài. Công tác quản lý các đầu bến đảm bảo an toàn về người, tài sản. Ban An toàn giao thông Thành phố hàng năm phát động “Năm an toàn giao thông” và phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành phố quản lý tốt Nghiệp đoàn xích lô, Nghiệp đoàn ghe bơi du lịch trên sông Hoài tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về ATGT cho các chủ phương tiện. Công tác vận tải cũng được chú trọng, quan tâm đến lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và tuyến Cù lao Chàm. Công tác quản lý đảm bảo trật tự lòng đường, vỉa hè cũng được tập trung.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, còn nhiều bất cập, trung bình mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt khách du lịch đến tham quan khu phố cổ Hội An, cùng với đó là hàng nghìn phương tiện chuyên chở. Chỉ tính riêng xe chở khách loại 35 chỗ ngồi trở lên có hơn 400 chiếc, cả nghìn xe du lịch từ 7 chỗ ngồi trở xuống đến Hội An, chưa kể lượng xe máy, mô tô các loại… Trong khi, Hội An mới chỉ có 3 bãi đậu xe: Thành Hà, Sông Hoài và Lý Thường Kiệt, mỗi nơi đỗ được 30 đến 40 xe. Đó là chưa kể các điểm tham quan du lịch vùng ven như, khu Cửa Đại, làng rau Trà Quế, rừng dừa Bảy Mẫu, làng gốm Thanh Hà…mỗi ngày cũng có hàng nghìn khách du lịch với hàng trăm phương tiện. Việc kiểm tra đôn đốc các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa được tiến hành thường xuyên. Giao thông đường thủy vẫn còn nhiều mặt hạn chế và chưa được khai thác tốt để phục vụ cho kinh tế du lịch... Với đặc thù là đô thị du lịch có hệ thống sông ngòi bao quanh, Hội An còn có các tuyến giao thông đường thủy cũng phát triển, khu dự trữ sinh quyễn Cù Lao Chàm cách đất liền khoản 10 hải lý phục vụ khách du lịch. Hiện tại, Hội An hiện có 3 bến đón khách gồm: Cửa Đại, Bạch Đằng, Cù Lao Chàm chở khách du lịch đường thủy, số lượng tàu, ca nô chở khách đi Cù lao chàm, thuộc sự kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Quảng Nam và Bộ Công an có 87 chiếc ca nô, 05 tàu gỗ, ngoài ra còn có hơn 2700 tàu thuyền các loại, trong đó có hơn 300 thuyền nhỏ chở khách du lịch đường sông; ngoài ra có hơn 1.000 thúng chai phục vụ tại các điểm du lịch.

Vỉa hè, lòng đường là bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc sở hữu của Nhà nước. Vỉa hè, lòng đường còn bao chứa các công trình cấp thoát nước, chiếu sáng, thông tin, môi trường và các công trình

khác. Vỉa hè phục vụ chủ yếu cho người đi bộ, lòng đường phục vụ chủ yếu cho các phương tiện tham gia giao thông. Khi sử dụng vỉa hè, lòng đường vào các mục đích khác phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc sử dụng vỉa hè, lòng đường phải đảm bảo trật tự ATGT, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.

Tuy nhiên, việc chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn là một trong những nguyên nhân gây cản trở, ùn tắc giao thông và nảy sinh nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông đường bộ còn diễn ra khá phổ biến, nhất là trên các tuyến phố du lịch, tuyến đường gần chợ.

Vỉa hè bị tận dụng thành nơi giữ xe, đặt biển hiệu quảng cáo, để bàn ghế hàng ăn, nước uống, bày bán các loại hàng hóa rau củ, hoa quả, tạp hóa...; lòng đường trở thành điểm kinh doanh của các xe đẩy, hàng rong và thành nơi đậu đỗ xe của người mua hàng, sự tiện lợi của việc mua bán trên vỉa hè, lòng đường khi chỉ cần dừng xe ở lề đường là có thể nhanh chóng lựa chọn và mua sắm ngay những nhu yếu phẩm cần thiết. Vì vậy việc buôn bán, kinh doanh ở vỉa hè, lòng đường, các chợ tự phát dường như trở thành hình ảnh quen thuộc và việc mua bán ở lòng, lề đường cũng dần trở thành một thói quen ăn sâu vào nếp sống sinh hoạt của người dân.

Có thể thấy sự quá tải về cơ sở hạ tầng, thiếu quy hoạch, kết nối đồng bộ giữa đường giao thông, vỉa hè với các khu vực xung quanh; sự thiếu ý thức của cả người mua lẫn người bán; chế tài pháp luật vẫn chưa thực sự đủ để răn đe, tyinh thần trách nhiệm của các lực lượng thực thi công vụ chưa cao…nên tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra thường xuyên, gây đau đầu các cơ quan quản lý đô thị cũng như lực lượng chức năng. Dù

hầu hết người dân đều nhận thức được hành vi lấn chiếm lòng, lề đường là sai quy định nhưng họ vẫn cố tình xem thường pháp luật. Dù biết việc kinh doanh, buôn bán liên quan đến mưu sinh của người dân, nhưng vấn nạn này vẫn cần phải sớm khắc phục để trả lại bộ mặt cảnh quan cho đô thị.

Việc chiếm dụng vỉa hè, lòng đường là một trong những nguyên nhân gây nên sự xuống cấp đường giao thông như gây ảnh hưởng hệ thống thoát nước do rác thải sinh hoạt; sụp, lún vỉa hè… Ngoài ra, việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ còn gây nên ách tắc giao thông, bởi những con đường trong thành phố Hội An đều rất nhỏ lề đường chỉ từ 2 đến 3m, lòng đường chỉ từ 5,5 đến 7,5m. Việc đậu, đỗ xe dưới lòng đường để mua bán kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, dễ xảy ra tai nạn, nhất là trên các đoạn đường gần các điểm chợ tự phát…việc lấn chiếm lòng đường có nguy cơ gây tai nạn giao thông mà việc chiếm dụng hè phố cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm không kém. Không thiếu trường hợp tai nạn xảy ra do tài xế không thể quan sát biển báo, đèn tín hiệu do bị biển hiệu quảng cáo che khuất, hoặc có trường hợp tai nạn xảy ra do phương tiện giao thông mất lái chạy lên hè phố và va chạm với người bán hàng lấn chiếm vỉa hè.

2.1.2.3. Tình hình trật tự kinh doanh, thương mại:

Đối với thành phố Hội An là một thành phố phát triển dựa vào du lịch, dịch vụ, thương mại; do đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng, may mặc, thủ công mỹ nghệ, giày da, dịch vụ ăn uống …với trên một nghìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về TRẬT tự đô THỊ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)