điều tra vụ án giết người tại Bình Phước
2.2.1. Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2014 đến năm 2018
Cùng với sự quyết liệt của các cấp có thẩm quyền, trong những năm qua, Công an tỉnh Bình Phước đã mở nhiều đợt tấn công trấn áp các loại tội phạm, không ngừng tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm nhưng hiệu quả chưa cao. Tình hình phạm pháp hình sự nói chung trên địa bàn toàn tỉnh có chiếu hướng diễn biến phức tạp cả về số vụ phạm tội lẫn tính chất, mức độ phạm tội (bảng 2.1 – Phần phụ lục). Đặc biệt một số loại tội phạm như giết người, giết người cướp tài sản, giết người hiếp dâm, trộm cắp… ngày càng có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn, nghiêm trọng nhất vẫn là tội giết người.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước từ năm 2014 đến năm 2018 TAND tỉnh xét xử 126 vụ án giết người với 226 bị cáo trong tổng số 5001 vụ với 9605 bị cáo chiếm tỷ lệ 2,5 % số vụ và 2,4 % số bị cáo mà Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã xét xử [Bảng 2.2 – Phần phụ lục]. Điều đó cho thấy sự diễn biến phức tạp của loại tội phạm này.
Đặc biệt, số vụ án giết người do đối tượng là người ở địa phương khác tới tạm trú, làm ăn sinh sống thực hiện ngày càng cao và có dấu hiệu gia tăng cả về số vụ và số bị cáo. Mặc dù tỷ lệ tội giết người so với các loại tội khác không nhiều nhưng thiệt hại gây ra cho xã hội lại rất nghiêm trọng. Phân tích số liệu của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước cho thấy như sau:
Năm 2014 xét xử 27 vụ án giết người với 36 bị cáo
Năm 2015 xét xử 21 vụ án giết người với 64 bị cáo, giảm 6 vụ (=22,2), tăng 28 bị cáo (= 77,8%) so với năm 2014;
Năm 2016 xét xử 33 vụ án giết người với 54 bị cáo, tăng 12 vụ (=57,1%), giảm 10 bị cáo (=15,6%); so với năm 2015;
Năm 2017 xét xử 26 vụ án giết người với 36 bị cáo, tăng 07 vụ (=21,2%), giảm 18 bị cáo (=33,3%); so với năm 2016;
Năm 2018 xét xử 19 vụ án giết người với 24 bị cáo, giảm 7 vụ (=26,9%), giảm 12 bị cáo (=33,3%) so với năm 2011;
[Xem bảng 2.1–Phần Phụ lục]
Qua phân tích số liệu trên của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước cho thấy: trong những năm qua số vụ án giết người trên địa bàn tỉnh được đưa ra xét xử có năm tăng, có năm giảm nhưng sự tăng giảm lại không đều nhau cả về số vụ và số bị cáo cho thấy sự phức tạp của loại tội phạm này. Đặc biệt, trong các vụ án giết người trên địa bàn tình có sự xuất hiện của nhiều phương thức, thủ đoạn gây án tinh vi, táo báo, trắng trợn và gây ra hậu quả đặc biệ lớn cho xã hội cũng như gia đình các nạn nhân… Qua đó cũng cho thấy nếu có những biện pháp phòng ngừa, biện pháp điều tra hiệu quả đối với tội phạm này sẽ góp phần lớn vào việc làm giảm tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
2.2.2. Thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người tại Bình Phước giai đoạn 2014 – 2018
2.2.2.1. Tình hình, kết quả thu thập chứng cứ trong điều tra vụ án giết người tại Bình Phước giai đoạn 2014 – 2018
phải chứng minh tội phạm và người phạm tội giết người. Điều tra viên không phải là những người trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội xảy ra nhưng họ là những người có trách nhiệm phải chứng minh và tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Giai đoạn điều tra có vai trò rất quan trọng trong việc thu thập chứng cứ và chứng minh trong các vụ án giết người. Trong giai đoạn này, CQĐT có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố.
Là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng hình sự, quá trình điều tra vụ án giết người được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự. Để chứng minh vụ án giết người, các cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể nhất là cơ quan điều tra cần phải áp dụng những biện pháp, phương pháp được pháp luật quy định, để phát hiện, mô tả và thu lượm những thông tin, đồ vật, tài liệu hay nói cách khác là để thu thập chứng cứ… theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ đã được Bộ luật TTHS đã quy định, từ đó có những căn cứ chắc chắn để chứng minh làm rõ sự thật của vụ án giết người.
Quá trình thu thập chứng cứ trong điều tra vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Bình Phước được lực lượng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước tiến hành thông qua các bước sau đây:
-Thu thập chứng cứ thông qua thông qua phát hiện, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm giết người
Từ thực tiễn điều tra tội giết người trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho thấy, hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm được tiến hành tương đối đầy đủ, cơ bản đảm bảo tuân thủ các quy định về thủ tục, quy trình theo Bộ luật TTHS và Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02 tháng 8 năm 2013 của BCA, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật TTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Quyết định 1319/QĐ-BCA-C41 ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công an ban hành Quy trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Công an nhân dân; Thông tư số 28/2014/TT-BCA ngày 07/07/2014 của Bộ
Công an quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân và hiện nay là Thông tư liên tịch số 01/BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Qua nghiên cứu hồ sơ 85 vụ trong tổng số 126 vụ án giết người đã được Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử từ năm 2014 đến 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho thấy, thông tin tố giác, tin báo về tội phạm giết người chủ yếu từ các nguồn sau: Thông qua tố giác, tố cáo của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chiếm số lượng lớn, chiếm 72/85 vụ (= 84,7%). Tuy nhiên, qua quá trình trực tiếp, nghiên cứu và trao đổi với một số lãnh đạo, chỉ huy cũng như cán bộ trực tiếp điều tra cho thấy, công tác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của lực lượng Công an vẫn còn một số tồn tại như: Khi tiếp nhận tin báo, một số cán bộ trực ban không vào sổ sách theo đúng quy định hoặc còn chậm trễ trong việc báo cáo lãnh đạo chỉ huy để phân công cán bộ điều tra xác minh, giải quyết tin báo; có nhiều trường hợp cán bộ điều tra vì nhiều lý do khác nhau nên quá trình tiếp nhận tố giác, tin báo còn lúng túng và mang tính hình thức, qua loa, đại khái, dẫn tới tình trạng chưa ghi nhận được những thông tin cơ bản, quan trọng về vụ án giết người... dẫn đến nhiều khó khăn cho việc thu thập các chứng cứ trong giai đoạn tố tụng tiếp theo.
- Thu thập chứng cứ thông qua hoạt động khám nghiệm hiện trường vụ án giết người
Cơ sở thực tiễn của hoạt động thu thập chứng cứ thông qua hoạt động khám nghiệm hiện trường vụ án giết người là việc tổ chức, phân công, phối kết hợp giữa các lực lượng có liên quan đến công tác điều tra án giết người trong quá trình thực hiện việc phát hiện, thu thập và khai thác dấu vết hình sự khi khám nghiệm hiện trường, mà cụ thể là sự phân công phối hợp giữa các lực lượng khi tham gia công tác khám nghiệm hiện trường và trong việc giám định chứng cứ thu được thông qua quá trình khám nghiệm.
Khi khám nghiệm hiện trường vụ án giết người, lực lượng khám nghiệm hiện trường Công an tỉnh Bình Phước tiến hành khám nghiệm theo sự chủ trì của Điều tra
viên được phân công của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Phước và có sự giám sát của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước. Tất cả những dấu vết, vật chứng được phát hiện ở hiện trường thì lực lượng khám nghiệm hiện trường tiến hành chụp ảnh, đo đạc, thu giữ, niêm phong rồi giao lại cho Điều tra viên chủ trì. Riêng biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường và bản ảnh hiện trường không được thông qua ngay sau khi kết thúc khám nghiệm mà phải chờ lực lượng khám nghiệm hoàn thành và bổ sung sau.
Kết quả thực tế nghiên cứu hồ sơ 85 vụ án giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2014 đến năm 2018 cho thấy, 100% các vụ án giết người đều được tiến hành khám nghiệm hiện trường. Các loại hiện trường như hiện trường nơi vụ án xảy ra, hiện trường nơi phát hiện xác nạn nhân… đều được khám nghiệm một cách đầy đủ. ĐTV của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội chủ trì khám nghiệm hiện trường, phân công ĐTV cấp quận, huyện và cán bộ điều tra được phân công đi cùng lấy lời khai người bị hại, nhân chứng và những người có liên quan (nếu có), thu thập thông tin từ các dấu vết, vật chứng của vụ án, phối hợp với lực lượng kỹ thuật hình sự trong việc thu thập các dấu vết, tài liệu thu được ở hiện trường vụ án. Lực lượng Kỹ thuật hình sự cùng với ĐTV tiến hành khám nghiệm hiện trường phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản và đánh giá các dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường, chụp ảnh, vẽ sơ đồ hiện trường, viết biên bản khám nghiệm hiện trường, tiến hành giải phẫu tử thi (do bác sỹ pháp y tiến hành), viết biên bản khám nghiệm tử thi.
Thực tiễn trao đổi với một số ĐTV là những người đã từng trực tiếp chủ trì khám nghiệm hiện trường các vụ án giết người và các ĐTV cùng tham gia cho thấy công tác thu thập chứng cứ thông qua hoạt động khám nghiệm hiện trường của lực lượng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước còn những tồn tại như: Lực lượng ĐTV, kỹ thuật hình sự có mặt tại hiện trường chậm nên không thu thập được hết các thông tin cần thiết cho việc xác định thủ phạm; sự phối hợp giữa ĐTV, cán bộ khám nghiệm hiện trường còn chưa chặt chẽ, nhất là trong việc trao đổi thông tin, kiểm tra, xác minh nhanh các chứng cứ (chủ yếu là dấu vết, đồ vật, tài liệu…) thu được tại hiện trường giá trị chứng minh nhanh thủ phạm không, hướng truy bắt thủ phạm…; một
số vụ án giết người đã rõ thủ phạm, việc khám nghiệm hiện trường còn tiến hành sơ sài, không mở rộng phạm vi khám nghiệm, nhất là những vụ tử thi thối rữa, tử thi trong các vụ cháy nổ… do đó thiếu các chứng cứ, làm cho các đánh giá, sử dụng chứng cứ cũng hạn chế, do không tìm ra hay xác định được mối liên hệ giữa các chứng cứ với nhau; năng lực chủ trì khám nghiệm của một số ĐTV và năng lực tiến hành khám nghiệm của một số cán bộ kỹ thuật hình sự còn hạn chế, nên dẫn đến việc phán đoán, thu thập nhanh các chứng cứ ở hiện trường còn bị động, có nhiều vụ án thu giữ nhiều vật chứng không liên quan đến vụ án hoặc giá trị chứng minh của những chứng cứ ấy không có… làm mất thời gian và tiến hành khám nghiệm lại, làm cho các dấu vết bị thay đổi. Mặt khác, nhiều trường hợp lực lượng Công an xã, phường, thị trấn (là lực lượng có mặt đầu tiên ở hiện trường) xác định không chính xác phạm
vi hiện trường để bảo vệ nên gây khó khăn cho hoạt động khám nghiệm sau này. Nghiên cứu cho thấy có 86,32% vụ án khi lực lượng khám nghiệm đến thì hiện trường
đã bị xáo trộn, không còn nguyên vẹn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của hoạt động thu thập chứng cứ từ công tác khám nghiệm hiện trường.
Điển hình như vụ án: Bùi Thanh Sang và bà Trần Thị Mai Hoa, sinh năm 1967 là vợ chồng, đăng ký kết hôn từ năm 1989 và chung sống tại thôn Phú Thành, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Đến năm 2017, hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn vì bà Hoa có quan hệ tình cảm với ông Nguyễn Văn Bình đã bị ông Sang cảnh cáo vì có nhiều tin nhắn điện thoại tình cảm.
Khoảng 01 giờ ngày 12/11/2017, hai người phát sinh mâu thuẫn vì Sang nghi ngờ bà Hoa còn quan hệ tình cảm với ông Bình nhưng bà Hoa không thừa nhận, thấy vậy Sang dùng tay trái cầm búa đánh 01 cái vào vùng đầu bà Hoa làm bà Hoa gục mặt xuống, Sang ngồi xuống đối diện với bà Hoa thì bị bà Hoa dùng tay cào vào mặt và tay chảy máu, Sang tiếp tục dùng tay trái cầm búa đập nhiều nhát vào đầu bà Hoa làm bà ngã ngửa xuống nền nhà, thấy bà Hoa không cử động, hai tay buông lỏng biết bà Hoa đã chết nên Sang bỏ tay ra, đứng dậy cất búa vào vị trí cũ. Do tức giận việc bà Hoa có quan hệ tình cảm với người khác, Sang cởi hết tất cả quần áo trên người bà Hoa ra khỏi người, quấn chiếu, quấn áo mưa quanh người bà Hoa. Sau đó, Sang
đặt xác bà Hoa lên xe mô tô BKS 93H-3329 và điều khiển xe chở xác bà Hoa đến khu vực nghĩa trang nhân dân xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng và vứt tại đó.
Sau khi vứt xác bà Hoa, khoảng 2 giờ cùng ngày, Sang mua 04 lít xăng rồi quay lại đổ hết xăng lên xác bà Hoa, rồi dùng hộp quẹt ga châm lửa đốt xác bà Hoa. Khi lửa cháy lớn thì Sang đi về nhà dọn dẹp nhà cửa, lau chùi vết máu. Đến khoảng 04 giờ 30 phút cùng ngày, Sang điều khiển xe đi mua xăng để chạy máy phát cỏ, khi đi đến ngã tư Phú Riềng, Sang thấy ông Phan Văn Bảy đang ngồi uống cà phê trong quán ông Thông thì Sang ghé vào quán nói chuyện với ông Bảy, Sang nói bà Hoa đã bỏ đi đâu từ đêm không thấy về. Sau đó, Sang tiếp tục đi mua xăng, trên đường đi Sang ghé nhà chị Bùi Mai Nhi (con gái ruột Sang) thì gặp bà Huỳnh Thị Diệu Xuân (mẹ chồng chị Nhi), Sang cũng nói bà Hoa đi đâu từ đêm không thấy về rồi tiếp tục điều khiển xe đến Trạm xăng dầu 293 thuộc Công ty xăng dầu quân đội mua 04 lít xăng đựng trong can nhựa rồi điều khiển xe quay về nhà. Trên đường quay về nhà, Sang ghé nhà bà Nguyễn Thị Vân và nói với bà Vân về việc bà Hoa đi đâu từ đêm không thấy về thì bà Vân gọi vào số bà Hoa nhưng không liên lạc được.
(Bản án số39/2018/HS-ST ngày 27/9/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước).
Nghiên cứu hồ sơ vụ án trên, ban đầu khi người dân phát hiện xác bị đốt, từ những thông tin ban đầu cơ quan điều tra tỉnh Bình Phước thu thập được từ gia đình và bạn bè cho thấy có thể đây là vụ án giết người vì mâu thuẫn tình ái hoặc tiền bạc vì tại địa phương bà Hoa là người giàu có chuyên cho vay lãi, đồng thời cũng là người phụ nữ có quan hệ tình cảm phức tạp. Tuy nhiên, quá trình khám nghiệm hiện trường nơi đốt xác cho thấy nạn nhân bị quấn bởi chiếc chiếu cũ và chiếc áo mưa cũ