Nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc và thực hiện có hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ trong điều tra vụ án giết ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội giết người theo luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình phước (Trang 65 - 69)

thập chứng cứ trong điều tra vụ án giết người

Hoạt động thu thập chứng cứ là hoạt động khó khăn và phức tạp nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình chứng minh làm rõ sự thật của vụ án hình sự nói chung và vụ án giết người nói riêng. Nó được coi là yếu tố quyết định cho việc có chứng minh được hành vi giết người hay không? Tính hiệu quả của hoạt động thu thập chứng cứ phụ thuộc trước hết vào sự nhận thức, lựa chọn và tiến hành hợp lý các phương pháp, biện pháp, phương tiện và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong việc phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ. Để có được đầy đủ chứng cứ đối với việc làm sáng tỏ các tình tiết của một vụ án giết người cụ thể thì cần phải có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về hoạt động thu thập và phương pháp thu thập chứng cứ

phù hợp với các quy định của pháp luật và phù hợp với các đặc thù của vụ án đang tiến hành điều tra. Điều 88 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định phương pháp để thu thập chứng cứ là thông qua các hoạt động điều tra theo tố tụng và hoạt động tố tụng khác. Như vậy, để nhận thức đầy đủ, sâu sắc và thực hiện có hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ trong điều tra vụ án giết người trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Bình Phước cần chú ý thực hiện tốt các nội dung sau:

Nâng cao nhận thức về hoạt động thu thập chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự cho lực lượng ĐTV, cán bộ điều tra. Theo quy định của pháp luật TTHS, phương pháp thu thập chứng cứ đóng vai trò rất quan trọng nhưng hiệu quả lại phụ thuộc rất lớn vào việc tiến hành các phương pháp, biện pháp và phương tiện phát hiện ghi nhận chứng cứ. Các biện pháp tố tụng để thu thập chứng cứ gồm: Các biện pháp thu thập chứng cứ thông qua các hoạt động điều tra theo tố tụng và các biện pháp tố tụng khác (yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. Những chủ thể tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án). Tất cả các hoạt động tố tụng này đều được coi là phương pháp thu thập chứng cứ và được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Như vậy, phương pháp thu thập chứng cứ trong điều tra vụ án giết người là một nhóm rộng rãi các hoạt động điều tra theo tố tụng hình sự và các hoạt động tố tụng khác mà tổng hợp các hoạt động đó cho phép CQĐT làm rõ được sự thật của vụ án giết người.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phát hiện, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm giết người theo pháp luật tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trước hết lực lượng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội công án tỉnh BÌnh Phước phải nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác này trong điều tra vụ án giết người. Khi tiến hành tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm cán bộ tiếp nhận phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ như phải ghi vào sổ trực ban hoặc sổ tiếp nhận tin báo, tố giác. Về mặt nội dung, cần phải ghi rõ: Ngày, giờ tiếp nhận, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của người báo tin, nội dung diễn biến sự việc xảy ra, sơ lược về các biện pháp đã

xử lý áp dụng. Ngay sau đó, cán bộ trực ban phải nhanh chóng báo cáo lên lãnh đạo cấp trên trực tiếp để chỉ đạo, hướng dẫn xử lý, phân công ĐTV thụ lý, tránh trường hợp quên báo cáo hoặc xử lý chậm ảnh hưởng đến quá trình điều tra. Trong quá trình tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, cán bộ chiến sỹ phải phát huy tinh thần trách nhiệm, có tác phong đúng mực, thể hiện thái độ tôn trọng quần chúng nhân dân, người đại diện cơ quan, tổ chức đến báo tin, tố giác. Cần tăng cường các biện pháp phát hiện thông tin, đặc biệt chú ý tới các biện pháp trinh sát như cộng tác viên bí mật có chất lượng, đủ về số lượng để đảm bảo hoạt động thu thập thông tin, tài liệu về tội phạm giết người.

Lực lượng cảnh sát điều tra cần tăng cường hoạt động phối hợp trong khám nghiệm hiện trường. Khi đến hiện trường vụ án Điều tra viên và cán bộ điều tra phối hợp nhịp nhàng với các lực lượng bảo vệ hiện trường, lực lượng kỹ thuật hình sự tiến hành khoanh vùng, thu thập bảo quản chứng cứ; Công an tỉnh Bình Phước phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác bảo vệ và khám nghiệm hiện trường, yêu cầu các lực lượng khi đến hiện trường vụ giết người thì phải khoanh vùng, bảo vệ hiện trường không được tự ý xê dịch đồ đạc, các dấu vết để lại hiện trường… đối với những vụ án phạm tội quả tang cần quán triệt cán bộ chiến sỹ làm công tác khám nghiệm hiện trường phải nghiêm túc bảo vệ hiện trường, thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình để thu thập chứng cứ tránh trường hợp bị cáo phản cung khi đưa vụ án ra xét xử.

Đối với hoạt động khám nghiệm tử thi đòi hỏi ĐTV, bác sỹ pháp y phải chú ý, thận trọng, khách quan, chi tiết, tỉ mỉ, mô tả đầy đủ các dấu vết trên tử thi, kể cả những dấu vết mà thấy chưa có sự liên quan đến hành vi phạm tội, tất cả các hoạt động này đều phải được ĐTV ghi nhận đầy đủ, chính xác và khoa học vào trong các biên bản khám nghiệm.

Đối với hoạt động lấy lời khai người làm chứng, người bị hại còn sống thì Điều tra viên và cán bộ điều tra phải luôn động viên, trấn an tinh thần đối với họ, phải có phương pháp gợi nhớ cụ thể đối với từng phần, từng chi tiết, từng hoạt động có nghi ngờ có liên quan đến vụ án giết người, những câu hỏi ĐTV đặt ra phải ngắn gọn, dễ

hiểu. Khi tiến hành lấy sinh cung của người bị hại trong các vụ án giết người nên sử dụng máy ghi âm, ghi hình và mời cán bộ y tế trực tiếp điều trị tham dự, nếu người bị hại không thể nói được có thể cho họ viết lời khai ra giấy, có thể cho họ nhận dạng qua ảnh khi có ảnh của đối tượng nghi vấn.

Trước khi hỏi cung bị can trong các vụ án giết người ĐTV cần chú ý cẩn thận, nghiêm túc nghiên cứu nắm vững nội dung vụ án, hồ sơ, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, kể cả những tài liệu trinh sát cũng như các đặc điểm nhân thân của bị can, bị hại từ đó nhằm vạch ra để xác định, lựa chọn phương pháp, chiến thuật hỏi cung cho phù hợp.

Trong hoạt động khám xét trong các vụ án giết người phải tuyệt đối nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật và phải đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ là bí mật, bất ngờ. Trước khi khám xét phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm của đối tượng khám xét, nơi khám xét, lập kế hoạch khám xét cụ thể trong đó phải xác định được mục đích, yêu cầu cuộc khám xét, dự kiến thành phần, lực lượng tiến hành và tham gia khám xét, thời gian tiến hành khám xét, dự kiến nội dung, quá trình khám xét và những tình huống phức tạp có thể xảy ra trong quá trình khám xét và các biện pháp giải quyết nếu xảy ra tình huống bất ngờ. Trong mọi trường hợp việc khám xét đều phải lập thành biên bản chi tiết theo đúng trình tự quy định của pháp luật.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập chứng cứ, ngoài việc nhận thức sâu sắc và phân định rõ phương pháp thu thập chứng cứ được quy định trong luật Bộ luật TTHS và các biện pháp thực tiễn áp dụng nhằm hỗ trợ hoạt động tố tụng trong thu thập chứng cứ, thì ĐTV phải đánh giá đúng vai trò của các biện pháp trinh sát trong việc hỗ trợ các hoạt động thu thập chứng cứ. Một trong những đặc điểm của tội phạm giết người là sau khi gây án, người phạm tội tìm cách che giấu hành vi phạm tội, trốn tránh pháp luật, trốn tránh người thân nhất là những vụ mà thông tin chúng để lại nơi người bị hại hoàn toàn là những thông tin giả dối. Tội phạm giết người có thể thực hiện hành vi che giấu tội phạm giết người của mình bằng việc giả tạo hiện trường giả, di chuyển nạn nhân đến một hiện trường khác nơi xảy ra hành động giết người, cố tình che giấu, xóa sạch các dấu vết nghi ngờ trên hiện trường gây án... Điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội giết người theo luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình phước (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)