Nâng cao nhận thức lý luận và năng lực tư duy trong hoạt động đánh giá chứng cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội giết người theo luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình phước (Trang 69 - 73)

vụ cho hoạt động điều tra công khai làm rõ sự thật vụ án đã xảy ra. Lý luận và thực tiễn điều trạ tội phạm cho thấy, đối với những vụ án giết người xẩy ra mà tội phạm là những những sát nhân máu lạnh hoặc tiến hành theo các băng, ổ nhóm, có sự chuẩn bị về lực lượng, phương tiện, dự kiến các thủ đoạn thực hiện tội phạm và che giấu tội phạm từ trước. Vì vậy, các đối tượng phạm tội giết người luôn tìm mọi cách xóa bỏ mọi dấu vết xảy ra giết người sau khi gây án, hoặc có những hành vi nhằm phi tang xác nạn nhân như: Cắt thân thể nạn nhân thành nhiều mảnh, phi tang các bộ phận cơ thể ở khắp nơi, hoặc đưa nạn nhân đến những nơi xa xôi hẻo lánh để thực hiện hành vi giết người sau đó chôn, lấp xác nạn nhân, vứt xác nạn nhân xuống sông… qua đó nếu ĐTV không có những biện pháp nghiệp vụ điều tra đặc biệt mà chỉ tiến hành các biện pháp điều tra một cách công khai thì sẽ rất khó khăn trong việc thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh của vụ án giết người. Do đó, bên cạnh việc sử dụng các biện pháp công khai theo tố tụng hình sự thì CQĐT phải tiến hành một số biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an để thu thập chứng cứ làm rõ tội phạm và người phạm tội.

- Nâng cao nhận thức lý luận và năng lực tư duy trong hoạt động đánh giá chứng cứ chứng cứ

Trong điều tra vụ án giết người thì vai trò của đánh giá chứng cứ rất quan trọng, nó gắn liền với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thu thập và sử dụng chứng cứ trong việc chứng minh các tình tiết của vụ án. Lý luận và những nội dung quy định của Bộ luật TTHS nước ta về đánh giá chứng cứ trong các vcòn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, còn mang tính nguyên tắc chung cho mọi giai đoạn TTHS. Do đó, phải từng bước nghiên cứu để xây dựng nội dung hướng dẫn hoạt động thực tiễn về đánh giá chứng cứ trong điều tra các vụ án giết người. Quá trình điều tra các vụ án giết người cho thấy, đánh giá chứng cứ được xem như là một bộ phận không thể tách rời của hoạt động điều tra các vụ án giết người. Thông qua hoạt động đánh giá mà ĐTV xác định độ tin cậy về giá trị chứng minh của chứng cứ. Chính nhờ hoạt động đánh giá chứng cứ mà nhận thức của ĐTV về các tình tiết của vụ án giết người được phát triển. Thông qua hoạt động đánh giá, người đánh giá xác

định giá trị chứng minh của từng chứng cứ và đưa vào hồ sơ vụ án, loại bỏ những tài liệu không có giá trị chứng minh và không có liên quan đến vụ án. Đồng thời trong quá trình đánh giá, người đánh giá biết rõ giá trị chứng minh của từng chứng cứ và xác định chứng cứ đó có liên quan đến tình tiết nào của vụ án và mức độ chứng minh đến đâu. Đánh giá chứng cứ diễn ra liên tục trong suốt quá trình điều tra vụ án và chỉ kết thúc khi làm rõ được toàn bộ sự thật của vụ án giết người. Để thực hiện tốt giải pháp này, trong thời gian tới cần thực hiện tốt các nội dung:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá chứng cứ cho lực lượng trực tiếp tiến hành cũng như lực lượng tham gia vào hoạt động đánh giá chứng cứ, mỗi chứng cứ thu thập được đều phải được đánh giá riêng về từng thuộc tính và giá trị chứng minh của nó đồng thời nó cũng phải được đưa vào trong toàn bộ hệ thống chứng cứ của vụ án để đánh giá. Đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án giết người đối với ĐTV và những người tham gia điều tra được tiến hành trên cơ sở những hiểu biết của mình về những tài liệu thu thập được, dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật, ý thức pháp luật, niềm tin nội tâm để xác định độ tin cậy và giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như cả hệ thống chứng cứ trong vụ án. Việc đánh giá chứng cứ luôn luôn gắn liền với quá trình điều tra nhằm làm sáng tỏ toàn bộ sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Thứ hai, phải xem xét tính đúng đắn của chứng cứ, khi đã xác định được tính đúng đắn của chứng cứ, phải đưa ra kết luận về sự kiện được khẳng định hay bác bỏ bởi chứng cứ vừa được đưa ra để đánh giá.

Trong thực tiễn điều tra các vụ án giết người, Công an tỉnh Bình Phước cần phải xem xét tính đúng đắn của các chứng cứ đã thu nhập được từ những nguồn khác nhau, như: Kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lời khai của người làm chứng, lời khai của bị can, kết luận giám định... phải kết luận được chúng có phù hợp với hiện thực hay không, hay chúng được đưa ra bằng biện pháp gian dối có lợi cho phía nạn nhân hoặc thiên về phía đối tượng... Để thực hiện được điều này, cán bộ điều tra phải đánh giá toàn diện, chi tiết các chứng cứ về mặt nội dung thông tin chứa đựng trong từng chứng cứ. Vì vậy, CQĐT phải sử dụng tổng hợp, linh hoạt các

phương pháp sau:

Phương pháp “chi tiết hoá lời khai”. Bản chất của phương pháp này là, khi lấy lời khai cần đưa ra lời khai tỉ mỉ và chi tiết hơn. Nếu lời khai mà gian dối thi hỏi càng chi tiết thì lời khai đó càng bộc lộ mâu thuẫn với logic của thực tế khách quan; phương pháp so sánh, phương pháp này thường được áp dụng để xác định độ tin cậy của chứng cứ đang đánh giá là việc đối chiếu, so sánh chứng cứ này với các chứng cứ khác, như đối chiếu lời khai với dấu vết, vật chứng... Bản chất của phương pháp này là đặt các nguồn chứng cứ thu thập được trong một tổng thể thống nhất và đánh giá từng chứng cứ trong mối liên hệ logic về nội dung phản ánh với các chứng cứ khác. Nếu các chứng cứ đều phản ánh thống nhất một nội dung nào đó của vụ án thì điều đó chứng tỏ vụ án đang được điều tra đứng hướng và củng cố thêm niềm tin nội tâm của ĐTV; phương pháp đánh giá từng chứng cứ. Đây là phương pháp xem xét từng chứng cứ riêng biệt để kết luận về độ tin cậy và giá trị chứng minh của mỗi chứng cứ đó. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động đánh giá chứng cứ cần phải tiến hành đánh giá thận trọng từng chứng cứ, đánh giá các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng của chứng cứ. Đối với lời khai người làm chứng thì cần xem xét tính cụ thể, tính ổn định, tính chính xác, tính không mâu thuẫn giữa các tính tiết trong lời khai đó và sự phù hợp của chúng với các chứng cứ khác. Ngoài ra còn phải chú ý đến vị trí của người làm chứng trong vụ án, có hay không có các yếu tố ảnh hưởng đến sự khai báo đúng đắn, giả dối hay nhầm lẫn của người làm chứng. Đánh giá lời khai của bị can phải chú ý tới có hay không những mâu thuẫn và mối liên hệ của những mâu thuẫn đó với các tài liệu khác của vụ án, động cơ khai báo... để trên cơ sở này mà giả định việc khai báo của bị can là trung thực hay gian dối, các tài liệu khác là đúng hay bị giả mạo... Khi đánh giá từng chứng cứ phải xem xét mối quan hệ nhân quả với đối tượng chứng minh trong vụ án, chứng cứ đó có đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ hay không, nó làm sáng tỏ tình tiết nào của vụ án, nó làm sáng tỏ một phần hay toàn bộ vụ án, có liên quan với các chứng cứ khác hay không… từ đó rút ra giá trị chứng minh của từng chứng cứ; phương pháp đánh giá tổng hợp chứng cứ. Đánh giá tổng hợp chứng cứ là đánh giá tất cả các chứng cứ trong tổng thể hệ thống

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm xác định giá trị chứng minh của chứng cứ đối với việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Để đánh giá tổng hợp được tính chính xác, khách quan của chứng cứ, đòi hỏi cơ quan điều tra phải đặt chứng cứ trong mối liên hệ với hệ thống chứng cứ của vụ án xem chúng có mối liên quan với nhau hay không, quan hệ của chúng với nhau diễn ra như thế nào, sau đó mới phân tích và tổng hợp lại và rút ra sự thật của vụ án trên cơ sở khách quan, vô tư và công tâm của người đánh giá chứng cứ.

Thứ ba, trong các vụ án đòi hỏi phải có nhiều lực lượng cùng tham gia vào quá trình đánh giá chứng cứ ở các khâu, các giai đoạn khác nhau cần phải có sự phối hợp, sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, phải có kế hoạch cụ thể, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng lực lượng trong suốt quá trình chứng minh vụ án. Cần hạn chê việc đánh giá chứng cứ trong các vụ án không thống nhất, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau… dẫn đến hiệu quả chứng minh của chứng cứ trong các vụ án không cao.

Thứ tư, cơ quan điều tra phải tiến hành đánh giá thận trọng từng chứng cứ, đánh giá các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng của chứng cứ.

Đối với lời khai người làm chứng thì cần xem xét tính cụ thể, tính ổn định, tính chính xác, tính không mâu thuẫn giữa các tính tiết trong lời khai đó và sự phù hợp với các chứng cứ khác. Ngoài ra, còn phải chú ý đến vị trí của người làm chứng trong vụ án giết người, có hay không có các yếu tố ảnh hưởng đến sự khai báo đúng đắn, giả dối hay nhầm lẫn của những người làm chứng. Quá trình đánh giá lời khai của bị can phải xem xét tới việc có hay không những mâu thuẫn và những mối liên hệ của những mâu thuẫn đó với các tài liệu khác của vụ án, động cơ khai báo là gì?...

để trên cơ sở này mà đánh giá việc khai báo của bị can là thật sự trung thực hay khai báo gian dối, các tài liệu khác là đúng hay bị giả mạo.

Thứ năm, đánh giá tính chính xác và đúng đắn của các kết luận giám định, phải xuất phát từ trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ của giám định viên (theo nghĩa tri thức chuyên môn của họ), sự trang bị chu đáo và chính xác của các phương tiện khoa học kỹ thuật được áp dụng trong nghiên cứu, giám định; tính chuẩn xác và đầy đủ của các tài liệu mà giám định viên sử dụng để đưa ra kết luận, tính có căn cứ, tính

phù hợp của kết luận giám định với các chứng cứ khác đã thu thập được, tính lôgíc trong lập luận của giám định viên trong quá trình giám định; cần xem xét vật chứng có còn nguyên vẹn hay đã bị xáo trộn, thay đổi, vật chứng có bị giả mạo không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội giết người theo luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình phước (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)