Nâng cao nhận thức về lý luận và năng lực sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội giết người theo luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình phước (Trang 73 - 78)

vụ án giết người

Thực tiễn điều tra vụ án giết người cho thấy, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người là dùng chứng cứ vào mục đích phát hiện, thu thập chứng cứ mới, kiểm tra, đánh giá chứng cứ mới thu được và ngược lại, đặt ra các giả thuyết điều tra và ra các quyết định tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cán bộ điều tra và ĐTV nhận thức chưa được đúng và đầy đủ về ý nghĩa quan trọng của hoạt động này, do đó chưa khai thác hết được các thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập. Việc sử dụng chứng cứ để chứng minh tội phạm và người phạm tội trong nhiều vụ án giết người đôi khi còn thiếu khách quan, trung thực chưa tuân thủ theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người trên thực tế, cần quán triệt thực hiện một số nội dung sau:

Từ những chứng cứ đã thu thập được, ĐTV sử dụng những chứng cứ này để phát hiện, thu thập chứng cứ mới và sử dụng ngay những chứng cứ mới để kiểm tra việc sử dụng những chứng cứ đã có. Chẳng hạn, Điều tra viên sử dụng lời khai của người bị hại, người làm chứng để trên cơ sở đó tiến hành những biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ thông qua biện pháp khám xét hay sử dụng kết quả giám định… để đấu tranh với đối tượng tình nghi, thu thập chứng cứ thông qua bản cung, lời khai của đối tượng và ngược lại.

Dựa trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ đã có, ĐTV xây dựng các giả thuyết điều tra. Khi có vụ án giết người xảy ra trên thực tế, đặc biệt là các vụ án mà những thông tin về tài liệu, chứng cứ đối tượng để lại chưa rõ, còn mờ nhạt, không đủ giá trị để chứng minh các tình tiết có liên quan của vụ án, thì việc sử dụng những chứng cứ đã thu thập được như những cơ sở khoa học để xây dựng luận cứ khoa học của giả thuyết điều tra giúp điều tra viên điều tra vụ án, thu thập thêm những chứng cứ mới.

Sử dụng chứng cứ để ra các quyết định tố tụng. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách, kịp thời, hiệu quả của quá trình chứng minh vụ án hình sự, áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm phục vụ cho việc khắc phục hậu quả, truy tố và xét xử đối tượng phạm tội. Khi kết thúc điều tra vụ án hình sự, Điều tra viên tổng hợp tất cả các chứng cứ đã thu thập, đánh giá để sử dụng trong quá trình chứng minh các tình tiết hiện có của vụ án hình sự và đưa ra kết luận điều tra. “Trong bản kết luận điều tra cần trình bày chính xác và đầy đủ diễn biến hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ để chứng minh tội phạm, những ý kiến đề xuất để giải quyết vụ án một cách đúng đắn trên cơ sở có nêu rõ lý do và căn cứ”.

Trong quá trình sử dụng chứng cứ, ĐTV cần chú ý: Đối với những tài liệu, chứng cứ chưa qua kiểm tra, xác minh, đánh giá thì tuyệt đối không sử dụng để kiểm tra các chứng cứ khác, đặc biệt là để ra các quyết định tố tụng mà chúng chỉ có thể dùng để tham khảo khi xây dựng các giả thuyết điều tra; không được thiên lệch trong sử dụng chứng cứ, chỉ coi trọng sử dụng chứng cứ trực tiếp mà coi nhẹ chứng cứ gián tiếp, sử dụng chứng cứ buộc tội còn phải sử dụng đúng đắn chứng cứ gỡ tội và ngược lại; không được phép sử dụng chứng cứ theo suy đoán chủ quan ngoài khả năng chứng minh của chứng cứ; phải sử dụng hết giá trị chứng minh của những chứng cứ đã có thể kết luận đầy đủ và chính xác về vụ án giết người, không bỏ lọt đối tượng, bỏ lọt tội danh, đặc biệt là những vụ giết người có tổ chức, vì hành vi đê hèn, man rợ hoặc đối tượng gây ra các vụ giết người hàng loạt, số lượng nạn nhân chết và thương vong lớn...; khi sử dụng vật chứng phải đảm bảo không được làm mất mát, hư hỏng, thất lạc vật chứng. Vì vật chứng không thể sử dụng một lần trong giai đoạn điều tra, mà còn phải sử dụng trong các giai đoạn tố tụng khác, đặc biệt là ở giai đoạn xét xử vụ án, hơn nữa vật chứng không thể thay thế được; khi sử dụng chứng cứ cần chú ý vào đặc điểm loại của chứng cứ, nhất là những chứng cứ từ lời khai và chứng cứ gián tiếp.

3.2.3. Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, nâng cao trình độ, năng lực công tác cho đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước trong điều tra tội phạm giết người

Con người là nhân tố quyết định mọi hoạt động, do đó, hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Bình Phước thì đội ngũ ĐTV và cán bộ điều tra là nhân tố then chốt quyết định chất lượng, hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, đội ngũ ĐTV có trình độ chuyên môn chưa cao, chủ yếu là ĐTV sơ cấp và trung cấp, năng lực, kinh nghiệm công tác chưa nhiều, nhất là trong điều tra các vụ án giết người. Trong thời gian tới để hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao trình độ, năng lực công tác của đội ngũ ĐTV, Cán bộ điều tra, trinh sát, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật nhằm thực hiện có hiệu quả một số nội dung sau:

Bố trí, phân công trong cán bộ điều tra và ĐTV chuyên trách, chuyên tiến hành điều tra tội phạm giết người trau dồi năng lực thực tiễn và kinh nghiệm trong hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong điều tra vụ án giết người.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát của Thủ Trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT các cấp trong điều tra các vụ án hình sự nói chung, điều tra các vụ án giết người nói riêng, trong đó có hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những vi phạm và có định hướng giải quyết những tình huống xảy ra trong hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ chứng cứ, tránh để xảy ra vi phạm thủ tục tố tụng, không tìm được thủ phạm hoặc chứng minh được hành vi phạm tội của bị can.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ĐTV, cán bộ điều tra và trinh sát trong việc tiến hành các biện pháp điều tra để thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ, làm việc đúng pháp luật, có trách nhiệm cao, nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra các vụ án giết người. Đẩy mạnh hoạt động rèn luyện, giáo dục chính trị, tư tưởng cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ. Phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, lối sống của cán bộ, chiến sỹ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của công tác chuyên môn, làm tốt công tác này sẽ hạn chế đáng kể những sai lầm thiếu sót trong hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng

chứng cứ chứng cứ trong điều tra vụ án giết người, hạn chế tỷ lệ oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

Tổng kết thực tiễn hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ chứng cứ trong điều tra vụ án giết người nhằm hướng dẫn đội ngũ cán bộ điều tra, ĐTV nâng cao trình độ nghiệp vụ. Để nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước phải thường xuyên tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả công tác điều tra vụ án giết người nói chung và hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người nói riêng. Trên cơ sở đó các cơ quan có thẩm quyền rút ra được những bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất các giải pháp kịp thời, nhanh chóng, chủ động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người một cách hợp lý, hiệu quả hơn. Đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, nhiều đối tượng, nhiều tội danh, đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp của nhiều lực lượng, nhiều cấp, nhiều ngành thì việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả công tác điều tra vụ án nói chung và kết quả hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ nói chung là có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hoạt động này sẽ giúp cho các Cơ quan tiến hành tố tụng rút ra những kinh nghiệm quý giá, những khó khăn hạn chế và nguyên nhân của những khó khăn hạn chế đó, đồng thời thống nhất những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng.

Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật trong phát hiện, thu thập dấu vết của các vụ án giết người để hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ khách quan, khoa học, nhất là các phương tiện thu thập, giám định… đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để kiểm tra, xác minh chứng cứ. Tăng cường kinh phí để nâng cao chất lượng hoạt động thông tin liên lạc trong điều tra vụ án giết người, tăng tiền công tác phí, án phí, mật phí phục vụ trực tiếp công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người nói riêng, đồng thời cần có chế độ khen thưởng, đãi ngộ hợp lý, kịp thời đối với những cán bộ chiến sỹ làm công tác điều tra vụ án giết người trong

lực lượng Cảnh sát hình sự khi họ lập được những chiến công nhằm động viên kịp thời và tạo tâm lý yên tâm vững vàng, công tác đối với họ. Tăng cường trang bị cho lực lượng Cảnh sát hình sự một số phương tiện như: Máy chụp ảnh đời mới, máy ghi âm các loại, máy quay phim, ống nhòm hồng ngoại có khả năng nhìn ban đêm, bộ đàm các loại siêu nhỏ, con chíp xác định vị trí… phục vụ có hiệu quả cho các hoạt động của lực lượng trinh sát và hoạt động điều tra theo pháp luật tố tụng nhằm thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ đạt hiệu quả cao nhất phục vụ kịp thời quá trình chứng minh vụ án. Xây dựng mới, củng cố và mở rộng thêm các kho bảo quản vật chứng ở công an các quận, huyện để bảo đảm sự nguyên vẹn của vật chứng trong quá trình thu giữ, bảo quản sau khi thu thập góp phần đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ trong suốt quá trình tố tụng.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Phước tội giết người đang có những diễn biến phức tạp, tính chất mức độ thực hiện tội phạm ngày càng đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả, tác hại cho xã hội lớn, gây dư luận bất bình trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội của tỉnh. Vì vậy, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người là một yêu cầu cấp bách được đặt ra, trong đó có hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra các vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Đề tài đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về chứng cứ, thuộc tính, nguồn và phân loại chứng, những vấn đề cần chứng minh trong điều tra vụ án giết người; xác định cơ sở pháp lý, nội dụng và chủ thể tiến hành hoạt động hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người để làm cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua.

Đề tài đã phân tích, trình bày kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2014 đến năm 2018. Trên cơ sở đó, rút ra những ưu điểm, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế làm cơ sở để nâng cao hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra các vụ án giết người trong thời gian tới.

Từ thực tiễn nghiên cứu, đề tài đã đưa ra những dự báo khoa học về tình hình có liên quan đến hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra các vụ án giết người trong thời gian tới xác định các yêu cầu và phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra các vụ án giết người làm cơ sở đề xuất 4 giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới. Đây là những giải pháp có cơ sở khoa học, thực tiễn và phù hợp với địa bàn tỉnh Bình Phước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội giết người theo luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình phước (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)